Những Quy Tắc Chung Về đạo đức Hành Nghề Công Chứng ?
Có thể bạn quan tâm
Công chứng là một nghề cao quý, bởi hoạt động công chứng bảo đảm tính an toàn pháp lý, ngăn ngừa tranh chấp, giảm thiểu rủi ro cho các hợp đồng, giao dịch, qua đó bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng quy định các chuẩn mực đạo đức, hành vi ứng xử của công chứng viên trong hành nghề công chứng, là cơ sở để công chứng viên tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức trong hành nghề và trong đời sống xã hội nhằm nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, nâng cao uy tín của công chứng viên, góp phần tôn vinh nghề công chứng trong xã hội.
Về đạo đức hành nghề công chứng pháp luật ban hành các quy tắc chung sau đây:
Bảo vệ quyền, lợi ích Nhà nước, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
Theo Điều 1 của Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng được Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2012/TT-BTP ngày 30/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, quy định quy tắc đầu tiên trong đạo đức hành nghề công chứng là bảo vệ quyền, lợi ích Nhà nước, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Cụ thể: Công chứng viên có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, vì lợi ích của nhân dân, bằng hoạt động nghề nghiệp của mình góp phần bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Nguyên tắc hành nghề công chứng
Theo Điều 2 của Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng được Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2012/TT-BTP ngày 30/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, quy tắc thứ 2 của đạo đức hành nghề công chứng là công chứng viên phải hành nghề theo các nguyên tắc riêng của nghề công chứng. Cụ thể Công chứng viên phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, không trái đạo đức xã hội: Cũng như các ngành nghề liên quan đến pháp luật khác thì công chứng viên là ngành nghề đặc biệt cần đến sự tuân thủ pháp luật và đặc biệt về đạo đức xã hội. Bảo vệ quyền, lợi ích Nhà nước, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
2. Khách quan, trung thực khi thực hiện công chứng, không vì bất kỳ lý do nào mà làm ảnh hưởng đến chất lượng việc công chứng cũng như phân biệt đối xử với người yêu cầu công chứng: Do đây là công việc công chứng, chứng thực các văn bản, tài liệu nên công chứng viên phải là người khách quan, trung thực khi thực hiện công chứng, tránh các hành vi gian dối làm ảnh hưởng đến tính chính xác của các văn bản, dẫn đến thực hiện sai các quy trình, sai phạm pháp luật, công chứng viên phải là người có bản lĩnh pháp luật, không vì bất kỳ lý do nào mà làm ảnh hưởng đến chất lượng việc công chứng cũng như phân biệt đối xử với người yêu cầu công chứng.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng, bồi thường thiệt hại do lỗi của mình trong trường hợp việc công chứng dẫn đến thiệt hại cho người yêu cầu công chứng: Khi đảm nhiệm công việc công chứng, công chứng viên phải đảm bảo chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng, việc đảm bảo này nhằm mục đích bảo đảm cho các văn bản được công chứng chứng thực đúng và chính xác, tránh các hành vi vi phạm pháp luật. Trong quá trình thực hiện công việc, công chứng viên nếu do lỗi của mình mà gây ra các thiệt hại thì sẽ phải bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp việc công chứng dẫn đến thiệt hại cho người yêu cầu công chứng.
4. Tuân thủ các quy định của Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng này và các quy định của tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng.
Tôn trọng, bảo vệ uy tín, thanh danh nghề nghiệp
Theo Điều 3 của Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng được Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2012/TT-BTP ngày 30/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, quy tắc thứ 3 của đạo đức hành nghề công chứng là công chứng viên phải tôn trọng, bảo vệ uy tín, thanh danh nghề nghiệp. Cụ thể:
+ Công chứng viên có trách nhiệm coi trọng, giữ gìn uy tín nghề nghiệp, không được có hành vi làm tổn hại đến danh dự, uy tín cá nhân, thanh danh nghề nghiệp.
+ Công chứng viên cần phải ứng xử văn minh, lịch sự trong hành nghề; lành mạnh trong lối sống để nhận được sự yêu quý, tôn trọng, tin cậy và vinh danh của đồng nghiệp, người yêu cầu công chứng và toàn thể xã hội.
Rèn luyện, tu dưỡng bản thân
Theo Điều 4 của Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng được Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2012/TT-BTP ngày 30/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, quy tắc thứ 4 của đạo đức hành nghề công chứng là công chứng viên phải biết rèn luyện, tu dưỡng bản thân. Cũng như Công chứng viên phải không ngừng trau dồi đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và nỗ lực tìm tòi để nâng cao chất lượng công việc và phục vụ người yêu cầu công chứng.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày về các quy tắc chung đạo đức hành nghề công chứng.
Luật Hoàng Anh
Từ khóa » Phần Tích Quy Tắc đạo đức Hành Nghề Công Chứng
-
Quy Tắc đạo đức Hành Nghề Công Chứng Như Thế Nào Trong Quan Hệ ...
-
HIỂU VÀ THỰC HIỆN QUY TẮC ĐẠO ĐỨC HÀNH NGHỀ CÔNG ...
-
Quy Tắc đạo đức Hành Nghề Công Chứng Và Hướng đề Xuất, Hoàn ...
-
Các Nguyên Tắc Và Quy Tắc đạo đức Hành Nghề Công Chứng
-
Quy Tắc đạo đức Hành Nghề Công Chứng - Tư Vấn Pháp Luật Hà Nội
-
Nguyên Tắc Hành Nghề Công Chứng Theo Quy định Của Pháp Luật
-
Công Chứng Viên Trên địa Bàn Tỉnh Cần Hiểu Và Thực Hiện đúng Quy ...
-
Nguyên Tắc Hành Nghề Công Chứng - Bộ Tư Pháp
-
Quy Tắc đạo đức Hành Nghề Công Chứng
-
Thông Tư 11/2012/TT-BTP Quy Tắc đạo đức Hành Nghề Công Chứng
-
Đôi điều Về Năng Lực Và đạo đức Nghề Nghiệp Của Công Chứng Viên
-
Công Chứng Viên Với đạo đức Hành Nghề - Sở Tư Pháp
-
Nguyên Tắc Hành Nghề Công Chứng
-
Quy Tắc đạo đức Hành Nghề Công Chứng - Trần Gia Hưng