Cách Cúi Chào Của Người Nhật - Reeracoen Vietnam
Có thể bạn quan tâm
Cách cúi chào như thể nào là đúng?
Tư thế cúi chào đẹp nhất là đứng chụm hai chân lại, mình cúi về phía trước , phần eo và chân giữ thẳng. Nên chú ý khoảng cách với dối phương, bởi người Nhật vốn không thích tiếp xúc quá gần, đặc biệt là lần đầu gặp mặt. - Cách cúi chào đối với Nam: Hai bàn tay duỗi thẳng, các ngón tay khép lại, hai cánh tay sát bên sườn thật tự nhiên và cúi xuống. - Cách cúi chào đối với Nữ: Hay bàn tay duỗi thẳng, tay phải đặt lên tay trái tạo thành hình chữ V. Các ngón tay duỗi thẳng và cúi chào.
Người Nhật có 3 kiểu chào cơ bản:
1, Eshaku: Kiểu khẽ chào
Đây là kiểu chào dùng để chào hỏi những người cùng độ tuổi, cùng tầng lớp và địa vị xã hội, thể hiện sự thân mật, nhẹ nhàng. Ở kiểu này, thân và mình chỉ hơi cúi khoảng 15 độ trong vòng từ một đến hai giây, hai tay có thể để bên hông. Eshaku cũng là điệu chào đơn giản nhất và được dùng nhiều nhất trong ngày của người Nhật vì họ chỉ chào đúng theo lễ trong lần gặp đầu tiên trong ngày, từ những lần gặp sau họ thưởng chỉ khẽ cúi chào.
2, Futsurei/ Keirei: Kiểu chào "tôn trọng"
Khi bạn giao tiếp với người có địa vị cao hơn hoặc quyền lực hơn mình, kiểu như sếp hay bố mẹ vợ/chồng chẳng hạn, bạn sẽ thực hiện futsuurei (phổ thông lễ) hoặc keirei (kính lễ). Đây là kiểu chào thể hiện thái độ tôn trọng trong hầu hết các tình huống.
Trong trường hợp bạn đang ngồi trên sàn đất mà muốn thực hiện động tác chào này thì hai tai phải úp xuống mặt đất và tạo với nhau hình tam giác, khoảng cách từ đầu tới sàn khi cúi nên ở mức 30 cm.
3, Saikeirei: Kiểu chào "trang trọng"
Kiểu chào này thể hiện sự tôn trọng cao nhất tới đối phương. Người Nhật thường dùng Saikeirei để thể hiện lòng biết ơn, niềm kính trọng tới các đấng tối cao và thiêng liêng như Thần, Phật, Chúa Trời, quốc kỳ…., hoặc đối với các bậc sinh thành như ông bà, cha mẹ…Kiểu chào này cũng thay cho lời xin lỗi, thể hiện thành ý của người Nhật Bản.
Cúi gập người 70° về phía trước, giữ nguyên trong khoảng 2,5 giây. Cũng tại thời điểm đó, với cùng một tốc độ tương đương, hạ bàn tay thấp xuống phía đầu gối. Khi tay chạm đến phần trên của đầu gối thì dừng lại. Nhìn vào một điểm phía trước, cách bạn khoảng 80cm. Giữ nguyên tư thế này trong 3 giây. Trở về tư thế seiritsu trong khoảng 4 giây.
Nguồn ảnh: tofugu.com
Dịch: LN - Reeracoen
Từ khóa » Cúi Chào Là Gì
-
CÚI CHÀO OJIGI – NÉT VĂN HÓA CHÀO HỎI ĐẸP XỨ PHÙ TANG
-
Cách Cúi Chào Của Người Nhật Bản | Du Học Nhật Bản [GoToJapan]
-
Ý Nghĩa Và Nguồn Gốc Của Văn Hóa Cúi Chào Của Người Nhật
-
Tìm Hiểu Về Văn Hóa Trong Cách Cúi Chào Của Người Nhật Khi Giao Tiếp
-
Ojigi: Nghệ Thuật Cúi Chào Của Người Nhật Bản | Báo Dân Trí
-
5 Cách Cúi Chào Của Người Nhật Trong Văn Hóa Chào Hỏi Ojigi
-
Phong Tục Và Nguồn Gốc Chào Hỏi Của Người Nhật. Những Lời Chào ...
-
Cách Cúi Đầu Chào Đúng Cách Tại Nhật Bản
-
Ý Nghĩa Cách Cúi Chào Của Người Nhật
-
Cúi Chào Trong Tiếng Anh, Dịch, Câu Ví Dụ | Glosbe
-
CÚI CHÀO Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Du Học Nhật Bản: Cúi đầu Chào Là Phòng Tục Có ý Nghĩa Như Thế Nào
-
Cúi Chào Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky