Du Học Nhật Bản: Cúi đầu Chào Là Phòng Tục Có ý Nghĩa Như Thế Nào

Nội Dung Bài Viết

Toggle
  • Kiểu chào phổ biến
  • Chắp hai tay vào nhau (Gassho)
  • Chào tạm biệt

Trong văn hóa cúi chào ở Nhật Bản, người cúi chào sẽ thể hiện sự cảm kích và kính trọng của mình đối với người được chào bằng cách cúi người từ phần eo trở lên về phía trước. Đây là hành động vô cùng phổ biến và song song với nó, người ta cũng đồng thời nói những câu chào như “Ohayo gozaimasu” (chào buổi sáng), “Konnichi wa” (chào buổi trưa) hay những câu nói thể hiện sự biết ơn hoặc tạ lỗi. Dựa vào độ thấp của cái cúi chào mà người ta chia làm 3 kiểu cúi chào chính.

Kiểu chào phổ biến

Kiểu “Eshaku” là cúi chào gật đầu là kiểu chào phổ biến nhất. Ở kiểu này, người ta cúi đầu và mình xuống khoảng 15 độ. Người ta thường khẽ cúi đầu và chào kiểu “Eshaku” khi tình cờ gặp nhau hoặc khi gặp cấp trên. Dĩ nhiên là trong một số trường hợp chỉ cần dùng lời nói là đủ, nhưng nếu bạn kết hợp thêm cúi chào kiểu “Eshaku” khi nói “Arigatou” (cám ơn) đối với người đã giúp đỡ bạn, thì bạn sẽ thể hiện được sự biết ơn của mình rõ hơn và lời cảm ơn của bạn sẽ chân thành hơn rất nhiều. Kiểu chào được sử dụng trong các buổi hội họp quan trọng kinh doanh, làm ăn là kiểu chào “Keirei”. Ở kiểu “Keirei” thì người ta sẽ cúi người thấp hơn xuống khoảng 30 độ. Kiểu chào này hay được sử dụng khi bước vào hay rời khỏi phòng họp hoặc khi gặp gỡ khách hàng.Kiểu chào “Saikeirei” là kiểu chào trang trọng nhất khi người chào cuối gập người 45 độ. Cách chào này thường được dùng để thể hiện sự cảm kích hoặc biết lỗi sâu sắc.

Chắp hai tay vào nhau (Gassho)

Hành động áp sát hai lòng bàn tay lại với nhau và đặt trước ngực gọi là “Gassho”. Đây là phong tục bắt nguồn từ đạo Phật, nhưng ngày nay ở Nhật Bản nó được dùng thường xuyên trong nghi thức trước và sau bữa ăn. Trước khi ăn, người ta có một tục lệ để bắt đầu bữa ăn là làm hành động “Gassho” này đồng thời nói “Itadakimasu”. “Itadakimasu” là một kính ngữ có nghĩa là “được” hay “nhận (quà hoặc vật nào đó)”, và nó bày tỏ lòng biết ơn đối với món ăn và người đã chuẩn bị bữa ăn để họ được ăn mon ăn đó.

Chào tạm biệt

Trong tiếng Nhật có từ “Sayonara” có nghĩa là chào tạm biệt, nhưng người ta cũng thường nói “bye-bye”. “Bye-bye” mang sắc thái ít trang trọng hơn và thường được sử dụng giữa bạn bè với nhau hoặc khi nói với trẻ em. Ở các nước phương Tây, người ta thường có phong tục đưa tay lên và hướng lòng bàn tay ra ngoài, sau đó liên tục đóng mở lòng bàn tay, nhưng ở Nhật Bản thì hơi khác một chút. Người Nhật sẽ vẫy lòng bàn tay qua trái và phải. Khi vẫy chào người ở xa, người ta đưa cánh tay lên cao và vẫy mạnh sang trái và phải để người được chào dễ thấy. Tuy nhiên, kiểu chào Eshaku vẫn phổ biến hơn khi dùng để chào tạm biệt.

Comments

Từ khóa » Cúi Chào Là Gì