CÁCH PHÂN BIỆT MUỐI DIÊM (KCL) VÀ KALI TRẮNG (K2SO4 ...

Chat hỗ trợ Chat ngay Home Uncategorized CÁCH PHÂN BIỆT MUỐI DIÊM (KCL) VÀ KALI TRẮNG (K2SO4, KNO3) Uncategorized CÁCH PHÂN BIỆT MUỐI DIÊM (KCL) VÀ KALI TRẮNG (K2SO4, KNO3)

Posted On Tháng Ba 17, 2018 at 11:28 chiều by lovetadmin / Chức năng bình luận bị tắt ở CÁCH PHÂN BIỆT MUỐI DIÊM (KCL) VÀ KALI TRẮNG (K2SO4, KNO3)

Share on Facebook Share Share on TwitterTweet Share on Pinterest Share Print Print Lượt Xem: 927

Phân kali (phân chứa K): Hàm lượng kali trong phân được tính dưới dạng K2O.

Kali là một trong 3 nguyên tố đa lượng thiết yếu nhất đối với cây trồng, ngoài Đạm (N) và Lân (P). Kali giúp tăng cường quá trình quang hợp, hoạt hóa enzyme, hoạt hóa hoạt động của khí khổng, tổng hợp protein,…

Kali có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cây trồng trong giai đoạn ra trái, giúp trái lớn hơn, hàm lượng đường tăng (chỉ số brix cao), màu sắc tươi bóng, hàm lượng chất khô cao.

Ngoài ra, một tác dụng khác của Kali mà ít người biết, trong điều kiện thời tiết khô hạn, cây trồng thiếu nước, bón Kali giúp giảm quá trình thoát hơi nước của cây qua bề mặt lá qua cơ chế đóng lỗ khí, giúp cây tránh rơi vào tình trạng kiệt nước.

Có các loại thông dụng dưới đây.

1/ Kali clorua (KCl)

Phân KCl chứa 50 – 60% K2O, dạng bột màu hồng như muối ớt, có dạng màu trắng như muối bọt, dễ hút ẩm, vón cục. Là loại phân chua sinh lý, KCl bón cho nhiều loại cây trên nhiều loại đất, thích hợp với cây dừa (vì dừa ưa chất Clo). KCl không bón cho đất mặn và cây không ưa Clo (như các cây có củ, thuốc lá, cây cà phê, cây sầu riêng vì Clo ảnh hưởng đến hương vị).

Phân KCL hay gọi là Kali đỏ, tuy nhiên thực tế mỏ Kali Clorua còn có dạng màu trắng, ví dụ nguồn Kali ở Lào, Canada,.. KCl là loại duy nhất có thể được khai thác từ mỏ trong các loại phân bón Kali… Đây cũng là loại phân bón Kali ưu dùng nhất của bà con nông dân vì giá thành rẻ. Trong thành phần KCl có chứa 50% K và 46% Cl.

Điều đáng lưu ý ở đây là Cl không phải là nguyên tố dinh dưỡng có ích cho cây, ngược lại bón phân bón có chứa Cl trong thời gian dài làm đất bị mặn, ảnh hưởng nhanh nhất ở các vùng đất cát. Chắc các bạn đều rõ nếu đất mặn thì cây trồng không thể hấp thụ được dinh dưỡng, lâu dần giảm năng suất và khi đất nhiễm mặn quá cao, các bạn không thể trồng được bất kỳ cây gì nữa.

Ở một số nước có nền nông nghiệp phát triển, như Tây Ban Nha, Hà Lan,… nông dân gần như không bao giờ sử dụng KCl để bón cho cây. Nên đừng ham rẻ mà lợi bất cập hại nhé các bạn.

Kali Clorua loại màu trắng

Phân bón Kali Clorua loại màu trắng

2/ Kali sunfat (K2SO4)

Phân K2SO4 chứa 45 – 50% K2O và 18% S, dạng tinh thể mịn, màu trắng, ít vón cục. Là loại phân chua sinh lý, dùng nhiều năm làm tăng độ chua của đất. Kali sunfat thích hợp với nhiều loại cây trồng như cây có dầu, cải, thuốc lá, chè, cà phê…

Nhìn thấy những bất lợi và tác hại của KCl đối với cây trồng, các nhà khoa học đã tìm cách tách chiết gốc Cl- và thay thế bằng gốc SO42- và tạo thành phân bón K2SO4. Ngoài thành phần là 41% K, K2SO4 còn có chứa 18% S là một nguyên tố trung lượng, đóng vai trò trong quá trình định hình chất diệp lục và là thành phần của protein của cây trồng.

Đây là loại phân bón Kali được xem là hiệu quả nhất để tăng năng suất cho cây so với các loại phân bón khác. Lượng Cl luôn được kiểm soát tối thiểu, không gây hại cho đất và cây trồng. Nếu so sánh với KNO3, K2SO4 sử dụng hiệu quả hơn về mặt chi phí (giá thành thấp hơn KNO3 từ 10.000 – 20.000đ/kg) và mang lại hiệu quả cao hơn trong giai đoạn cây trồng ra hoa và tạo quả.

Kali Sunphat

Phân bón Kali Sunphat

3/ Kali nitrat (KNO3)

Phân KNO3 chứa 46% K2O và 13% N, dạng kết tinh, màu trắng. Là loại phân quý, đắt tiền nên kali nitrat thường dùng phun lên lá hoặc bón gốc cho các cây có giá trị kinh tế cao. Phun lên lá ở nồng độ thích hợp còn kích thích cây ra hoa sớm và đồng loạt.

Những cây mẫn cảm với Clo như thuốc lá, sầu riêng, cây hương liệu, dùng KNO3 bón gốc có hiệu quả tốt. Kali magiê sunfat (K2SO4.MgSO4.6H2O): Chứa 20 – 30% K2O + 10 – 15% MgO + 16 – 22% S.

KNO3 hay còn lại là Kali Nitrate, ngoài thành phần 38% Kali, trong KNO3 còn có 13% N (đạm), đạm là nguyên tố đa lượng, có vai trò quan trọng trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng của cây nên phù hợp sử dụng trên một số rau ăn lá hoặc giai đoạn đầu của cây ăn quả.

Tuy nhiên trong thời kỳ cây ra hoa và kết quả, cây chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực nên cây ít có nhu cầu đạm (N). Vì thế, khi bón KNO3 trong giai đoạn này lại kích thích quá trình sinh trưởng sinh dưỡng (đâm chồi, nuôi lá, thân, cành,…) và kiềm hãm sự phát triển hoa và quả, làm giảm năng suất.

Sử dụng cho tất cả các cây trồng trên các loại đất, loại phân này thích hợp cho đất chua, xám, bạc màu, đất cát thường ít magiê và các cây trồng có nhu cầu magiê cao như các loại cây ăn quả, rau,… Chủ yếu dùng phun lên lá, cũng có thể bón vào gốc.

Kali Nitrorat

Kali Nitorat

4/ Kali phosphate (KH2PO4) hay còn gọi là MKP

Phân MKP chứa 35% K2O và 52% P2O5. Do giá thành khá cao nên loại phân này ưu tiên phun lên lá để có hiệu quả kinh tế cao, kích thích cây ra hoa sớm và đồng loạt, tỉ lệ đậu quả cao.

Có chứa 28 – 29% Kali và 22.7% Phospho (lân), sử dụng rất tốt trong giai đoạn trước khi ra hoa đến khi tạo quả vì lân thúc đẩy sự hình thành hoa. Tuy nhiên, giá thành cũng khá cao giống như phân bón KNO3.

Phân bón Mono Kali Hydro Photphat

Phân bón Mono Kali Hydro Photphat (KH2PO4 – MKP)

Riêng phân hỗn hợp (gồm NPK + trung vi lượng), còn gọi là phân NPK + TE, do hai hay nhiều loại phân đơn trộn chung cùng các nguyên tố vi lượng (TE) bằng phương pháp cơ giới hoặc phức hợp dạng 1 hạt. Ngoài các yếu tố N, P, K còn có thêm cả Mg, Ca, S và vi lượng (TE).

Có các loại như: Phân PK (dùng cho đất bạc màu, cát nhẹ thiếu kali và cây có củ cần nhiều kali), NP (dùng cho đất có hàm lượng kali cao như đất phù sa, đất phèn), DAP (dùng cho lúa và nhiều loại cây trên cạn, thích hợp vùng đất phèn, đất bazan), phân NPK + TE.

Phân bón NPK: ngoài ra, nhiều bà con còn sử dụng phân bón NPK để cung cấp Kali cho cây trồng. Tuy nhiên, ad không khuyến khích bà con sử dụng phân bón này vì có 2 nguyên nhân:

• Thứ nhất, thành phần Kali trong phân bón NPK thường được sản xuất từ 2 nguồn: KCl và K2SO4. Tuy nhiên, chúng ta không thể nào biết nhà sản xuất đã sử dụng nguồn Kali nào để phối trộn và họ cũng không bao giờ đề cập trên nhãn mác hay bao bì, và phần lớn nhà sản xuất thường sử dụng nguồn KCl để tiết giảm chi phí, giá thành. Tuy nhiên, tác hại của Clo như thế nào thì ad đã giải thích ở phía trên.

• Thứ hai, các công thức NPK phổ biến thường là công thức cố định: NPK 15.15.15, 12.12.17, 15.5.20, tuy nhiên trên thực tế mỗi giai đoạn khác nhau trên từng loại cây trồng khác nhau đều có nhu cầu mỗi nguyên tố dinh dưỡng và không thể có công thức cố định cho mọi cây trồng. Bạn nào trồng thủy canh sẽ thấy rõ điều này, công thức pha cho cà chua, ớt ngọt hay dưa chuột là khác nhau hoàn toàn.

Hiện có nhiều loại phân hỗn hợp NPK với nhiều tỉ lệ khác nhau và được phối trộn với vi lượng (TE), thích hợp cho từng loại đất và từng loại cây như NPK 25-5-5 + TE; NPK 16-8-16 + TE; NPK 8-16-16 + TE; NPK 12-6-18 ; NPK 18-6-12; NPK 12-12-17.

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033

Share on Facebook Share Share on TwitterTweet Share on Pinterest Share Print Print

Điều hướng bài viết

CHIA SẺ CÁCH XỬ LÝ PHÔI MAI ==>> GIÚP MAI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN TỐTTÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ LOẠI THUỐC CHẶN ĐỌT SẦU RIÊNG

Bài Viết Gần Đây >>>

  • LẤP GỐC SÂU SẦU RIÊNG GÂY RA NHỮNG HẬU QUẢ GÌ?
  • SẦU RIÊNG GỐC NHỚT VÀ GỐC 2 NĂM BÀ CON NÊN CHỌN GIỐNG NÀO?
  • CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ CẦN THIẾT KHI TRỒNG TRỌT DIỆN TÍCH LỚN
  • VÀNG LÁ CÂY CON Ở SẦU RIÊNG NGƯỜI NÔNG DÂN NÊN CHÚ Ý
  • NHỮNG KIẾN THỨC CẦN BIẾT TRƯỚC KHI TRỒNG SẦU RIÊNG
  • BỘ 3 CHỐNG RỤNG BÔNG, TRÁI NON TRÊN CÂY SẦU RIÊNG HIỆU QUẢ NHẤT CTY AGROBEST
  • BỘ ĐÔI SIÊU CHẶN ĐỌT SẦU RIÊNG SUPER KALI + AGRI COC 800 CTY AGROBEST
  • TẠO TƯỚNG SẦU RIÊNG, NỞ HỘC TRÁI HIỆU QUẢ NHẤT
  • THỐI NGÓ SEN, THỐI LÁ, THỐI RỄ PHẢI LÀM SAO ?
  • SỬA TƯỚNG SẦU RIÊNG ĐẠT HIỆU QUẢ CAO ĐÁNG BẤT NGỜ

VIDEO KINH NGHIỆM

Từ khóa » Công Thức Hoá Học Của Kali Trắng