Công Thức Và đặc Tính Của Các Loại Phân Hóa Học - Hacheco

Mỗi loại phân hóa học đều có một nhũng đặc tính và công thức hóa học khác nhau. Dựa vào đó, bà con có thể xác định và lựa chọn loại phân phù hợp cho từng cây trồng.

Công thức và đặc tính của các loại phân hóa học

Phân đạm amoni:

Chào tất cả mọi người!

Là các muối amôn như: amôn clorua – NH4Cl, amôn sunphát – (NH4)2SO4, amôn nitrát – NH4NO3. Chúng được điều chế từ amoniac và axit tương ứng. Muối amoni có dạng tinh thể nhỏ không màu và rất dễ tan, làm tăng độ chua trong đất (có pH <7). Vì vậy, muối amoni do chỉ phù hợp với loại đất ít chua, hoặc đã được khử chua từ trước (dùng vôi). Việc bảo quản phân đạm amoni cần để nơi thoáng mát và tránh lẫn với các chất kiềm (vôi sống, vôi tôi…). Amoni nitrat có tỉ lệ N (35%), tuy nhiên nó dễ chảy nước và đóng cục, không thích hợp với điều kiện không khí có độ ẩm thường khá cao ở Việt Nam.

Phân đạm urea:

Là loại phân đạm tốt nhất hiện nay, có tỉ lệ % N rất cao (46%), không làm thay đổi độ axit – kiềm của đất do đó thích hợp với nhiều loại đất trồng khác nhau. Tuy nhiên, ure lại dễ chảy nước nên cần phải bảo quản ở nơi khô ráo.

Phân đạm nitrát:

Đó là các muối nitrat như: Natri nitrát – NaNO3, canxi nitrát – Ca (NO3)2. Chúng được chế từ axit nitric và cacbonat kim loại tương ứng. Phân đạm nitrat có dạng tinh thể to, dễ tan nhưng rất dễ chảy nước, khó bảo quản. Tỷ lệ % N thực tế lại thấp vì thường là lẫn nước. Phân đạm nitrat dùng thích hợp cho những vùng đất chua và mặn.

Phân lân tự nhiên:

Bột quặng photphat Ca3(PO4)2 là chất rẻ tiền nhất nên có thể sử dụng trực tiếp làm phân bón. Tuy không tan trong nước nhưng tan được trong một số axit hữu cơ có sẵn trong đất, hoặc được tiết ra từ rễ một số loại cây. Bột quặng photphat chỉ thích hợp ở những vùng đất chua hoặc với một số loại cây nhất định. Ở nước ta phân lân tự nhiên này được sản xuất ở dạng phân lân nung chảy, chúng có dạng tinh thể nhỏ màu xanh, hơi vàng, trông như thuỷ tinh nên còn gọi là phân lân thuỷ tinh.

Supephotphat (supe lân): Loại bột này có dạng màu xám trắng hoặc sẫm, với thành phần chính là loại muối tan được, đó là Ca(H2PO4)2. Có hai loại supe lân đơn và supe lân kép

Amophot: Đó là một thứ phân bón phức hợp có cả nguyên tố nitơ và nguyên tố photpho.

Kali clorua – KCl: Là loại phân kali được dùng nhiều nhất, có dạng tinh thể nhỏ, màu đỏ hồng, vị rất mặn và rất dễ tan.

Kali sunphát – K2SO4: Khác với kali clorua ở chỗ kali sunphát có màu trắng.

Từ khóa » Công Thức Hoá Học Của Kali Trắng