Phân Biệt Muối Diêm (KCl) Và Kali Trắng (K2SO4, KNO3)
Có thể bạn quan tâm
Phân kali (phân chứa K): Hàm lượng kali trong phân được tính dưới dạng K2O. Có các loại thông dụng dưới đây.
1/ Kali clorua (KCl)
Phân KCl chứa 50 - 60% K2O, dạng bột màu hồng như muối ớt, có dạng màu trắng như muối bọt, dễ hút ẩm, vón cục. Là loại phân chua sinh lý, KCl bón cho nhiều loại cây trên nhiều loại đất, thích hợp với cây dừa (vì dừa ưa chất Clo). KCl không bón cho đất mặn và cây không ưa Clo (như các cây có củ, thuốc lá, cây cà phê, cây sầu riêng vì Clo ảnh hưởng đến hương vị).
Phân bón Kali Clorua loại màu trắng
2/ Kali sunfat (K2SO4)
Phân K2SO4 chứa 45 - 50% K2O và 18% S, dạng tinh thể mịn, màu trắng, ít vón cục. Là loại phân chua sinh lý, dùng nhiều năm làm tăng độ chua của đất. Kali sunfat thích hợp với nhiều loại cây trồng như cây có dầu, cải, thuốc lá, chè, cà phê…
Phân bón Kali Sunphat
3/ Kali nitrat (KNO3)
Phân KNO3 chứa 46% K2O và 13% N, dạng kết tinh, màu trắng. Là loại phân quý, đắt tiền nên kali nitrat thường dùng phun lên lá hoặc bón gốc cho các cây có giá trị kinh tế cao. Phun lên lá ở nồng độ thích hợp còn kích thích cây ra hoa sớm và đồng loạt. Những cây mẫn cảm với Clo như thuốc lá, sầu riêng, cây hương liệu, dùng KNO3 bón gốc có hiệu quả tốt.- Kali magiê sunfat (K2SO4.MgSO4.6H2O): Chứa 20 - 30% K2O + 10 - 15% MgO + 16 - 22% S. Sử dụng cho tất cả các cây trồng trên các loại đất, loại phân này thích hợp cho đất chua, xám, bạc màu, đất cát thường ít magiê và các cây trồng có nhu cầu magiê cao như các loại cây ăn quả, rau,… Chủ yếu dùng phun lên lá, cũng có thể bón vào gốc.
4/ Kali phosphate (KH2PO4) hay còn gọi là MKP
Phân MKP chứa 35% K2O và 52% P2O5. Do giá thành khá cao nên loại phân này ưu tiên phun lên lá để có hiệu quả kinh tế cao, kích thích cây ra hoa sớm và đồng loạt, tỉ lệ đậu quả cao.
Phân bón Mono Kali Hydro Photphat (KH2PO4 - MKP)
Riêng phân hỗn hợp (gồm NPK + trung vi lượng), còn gọi là phân NPK + TE, do hai hay nhiều loại phân đơn trộn chung cùng các nguyên tố vi lượng (TE) bằng phương pháp cơ giới hoặc phức hợp dạng 1 hạt. Ngoài các yếu tố N, P, K còn có thêm cả Mg, Ca, S và vi lượng (TE). Có các loại như: Phân PK (dùng cho đất bạc màu, cát nhẹ thiếu kali và cây có củ cần nhiều kali), NP (dùng cho đất có hàm lượng kali cao như đất phù sa, đất phèn), DAP (dùng cho lúa và nhiều loại cây trên cạn, thích hợp vùng đất phèn, đất bazan), phân NPK + TE.
Hiện có nhiều loại phân hỗn hợp NPK với nhiều tỉ lệ khác nhau và được phối trộn với vi lượng (TE), thích hợp cho từng loại đất và từng loại cây như NPK 25-5-5 + TE; NPK 16-8-16 + TE; NPK 8-16-16 + TE; NPK 12-6-18 ; NPK 18-6-12; NPK 12-12-17.
Nguồn: TS. Nguyễn Đăng Nghĩa (TT Nghiên cứu Đất – Phân bón và Môi trường phía Nam) Xem thêm chủ đề: Phân Kali, phân biệt các loại phân kali, Kali clorua, KCl, Kali sunfat, K2SO4, Kali nitrat, KNO3 FLC Sầm SơnTừ khóa » Công Thức Hoá Học Của Kali Trắng
-
Phân Kali Trắng Và Ứng Dụng Trong Nông Nghiệp
-
Phân Kali Trắng Là Gì? Cách Sử Dụng Phân Kali Trắng
-
CÁCH PHÂN BIỆT MUỐI DIÊM (KCL) VÀ KALI TRẮNG (K2SO4 ...
-
Kali Trắng Là Gì? Vai Trò Với Cây Trồng
-
Kali – Wikipedia Tiếng Việt
-
Kali Chlorat – Wikipedia Tiếng Việt
-
Kali Clorua Có Tác Dụng Gì? Những ứng Dụng Quan Trọng Trong Cuộc ...
-
Kno3 Là Gì? - Tính Chất Vật Lý, Hóa Học Của Kali Nitrat - VietChem
-
Công Thức Và đặc Trưng Của Các Loại Phân Hóa Học
-
Phân Kali Clorua KCl Là Gì? Ứng Dụng Trong Cuộc Sống Như Thế ...
-
Công Thức Và đặc Tính Của Các Loại Phân Hóa Học - Hacheco
-
Khái Niệm Phân Bón Vô Cơ ( Phân Hóa Học) - Phân Bón Ong Biển
-
"Bật Mí" Cách Nhận Biết Màu Sắc Và Chất Lượng Phân Bón