Phân Kali Trắng Và Ứng Dụng Trong Nông Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
1. Phân Kali Trắng Là Gì?
Phân kali trắng có tên đầy đủ là Potassium Sulphate hay còn gọi là Sulphate of Potash (SOP). Kali trắng (Kali sulfat) là nguồn dinh dưỡng kali tuyệt vời cho cây trồng.
Thành phần kali của kali sulfat không khác với các loại phân kali thông thường khác. Tuy nhiên, phân kali sulfat cũng cung cấp một nguồn lưu huỳnh (S) quý giá, cần cho chức năng tổng hợp protein và enzyme.
Hơn nữa, đây là nguồn phân kali không chứa Clorua (Cl). Trong những trường hợp cây trồng nhạy cảm với Clorua, phân kali trắng sẽ là một nguồn kali rất phù hợp.
2. Tính Chất Vật Lý Và Tính Chất Hoá Học Của Phân Kali Trắng
Phân kali trắng có công thức hóa học: K2SO4.
Phân kali trắng thường được sản xuất bằng phản ứng giữa kali clorua và axit sulfuric.
Độ hòa tan trong nước của kali trắng tinh khiết là 120g/L (25°C).
Độ pH tương đương 7.
Thành phần hóa học: K: 40-44%; K2O: 48-53%; S: 17-18%.
Phân kali trắng không chứa thành phần clorua nên ít có khả năng gây cháy rễ cây con ở liều lượng thích hợp.
Phân kali trắng với kích thước các hạt mịn (nhỏ hơn 0,015 mm) có thể dùng trong dung dịch tưới hoặc phun qua lá, vì chúng hòa tan nhanh.
3. Ứng Dụng Trong Nông Nghiệp
Kali cần thiết để hoàn thành nhiều chức năng thiết yếu trong thực vật, chẳng hạn như kích hoạt các phản ứng enzyme, tổng hợp protein, hình thành tinh bột và đường, điều hoà lưu lượng nước trong tế bào và lá. Thông thường, nồng độ kali trong đất quá thấp để có thể cung cấp đủ cho cây phát triển khỏe mạnh.
Kali kích thích sự phát triển của thân cây mạnh mẽ và cung cấp cho cây một số khả năng kháng bệnh bằng cách thúc đẩy độ dày của thành tế bào bên ngoài.
Cung cấp đủ kali có thể làm giảm sự mất độ ẩm do cây đang phát triển, do đó có khả năng chống hạn.
Kali cải thiện màu sắc, hương vị và chất lượng lưu trữ của trái cây và rau quả.
Giúp cây tăng cường khả năng chống chịu sương giá, côn trùng và bệnh tật của cây trồng, do đó nâng cao năng suất và chất lượng.
Kali trắng có thể ứng dụng vào công thức dinh dưỡng tưới hoặc dùng phun qua lá để bổ sung kali và lưu huỳnh cho cây trồng. Tuy nhiên, cần đảm bảo nồng độ thích hợp để không gây hại lá.
Phân kali trắng không chứa hàm lượng clorua, phù hợp với các loại cây trồng nhạy cảm với yếu tố bất lợi này.
Phân kali trắng phù hợp với các loại cây trồng có nhu cầu lưu huỳnh cao chẳng hạn như cải bắp, hành tây, tỏi…
4. Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Phân Kali Trắng
Phân kali trắng được khuyến nghị sử dụng ở nơi cần giảm độ pH hoặc cần bổ sung lưu huỳnh, hoặc khi cần cung cấp phân bón với liều lượng đạm giới hạn.
Phân kali trắng không chứa clorua và do đó có chỉ số muối thấp. Ở những nơi đất bị nhiễm mặn hoặc nhiều bùn đất và nơi nước tưới có thể có hàm lượng clorua cao thì kali sunfat là loại kali nên được ưu tiên sử dụng.
Công ty TNHH Funo biên tập
Từ khóa » Công Thức Hoá Học Của Kali Trắng
-
Phân Kali Trắng Là Gì? Cách Sử Dụng Phân Kali Trắng
-
CÁCH PHÂN BIỆT MUỐI DIÊM (KCL) VÀ KALI TRẮNG (K2SO4 ...
-
Phân Biệt Muối Diêm (KCl) Và Kali Trắng (K2SO4, KNO3)
-
Kali Trắng Là Gì? Vai Trò Với Cây Trồng
-
Kali – Wikipedia Tiếng Việt
-
Kali Chlorat – Wikipedia Tiếng Việt
-
Kali Clorua Có Tác Dụng Gì? Những ứng Dụng Quan Trọng Trong Cuộc ...
-
Kno3 Là Gì? - Tính Chất Vật Lý, Hóa Học Của Kali Nitrat - VietChem
-
Công Thức Và đặc Trưng Của Các Loại Phân Hóa Học
-
Phân Kali Clorua KCl Là Gì? Ứng Dụng Trong Cuộc Sống Như Thế ...
-
Công Thức Và đặc Tính Của Các Loại Phân Hóa Học - Hacheco
-
Khái Niệm Phân Bón Vô Cơ ( Phân Hóa Học) - Phân Bón Ong Biển
-
"Bật Mí" Cách Nhận Biết Màu Sắc Và Chất Lượng Phân Bón