Cách Sử Dụng Và Bài Tập Về Cấu Trúc "remember" - Vui Học Tiếng Anh

“Remember” trong Tiếng Anh có nghĩa là “nhớ, nhớ về, nhớ lại”. Nhưng trong tiếng anh mỗi hoàn cảnh khác nhau là sử dụng các cấu trúc remember khác nhau. Remember có thể đi với “to + V_infinitive” hoặc “V-ing”.

Vậy khi nào thì theo sau nó là “to + V_infinitive”? Và khi nào thì phải là “V-ing”? Đây là phần kiến thức ngữ pháp tiếng anh quan trọng mà bạn cần nắm được.

cấu trúc remember

Bài viết dưới đây, vuihoctienganh.vn sẽ giới thiệu chi tiết về cách dùng cấu trúc remember và các cấu trúc tương tự để các bạn hiểu rõ hơn và vận dụng thật tốt vào bài tập, bài kiểm tra tiếng anh.

Cách dùng và vị trí của remember

  1. Cách dùng và vị trí của remember
  2. Các cấu trúc với “remember”
    1. ➨ Remember + to + Verb (nguyên)
    2. ➨ Remember + V-ing
  3. Các cấu trúc có cách chia động từ tương tự như “remember”
    1. ➨ Cấu trúc “forget”
    2. ➨ Cấu trúc “try”
    3. ➨ Cấu trúc “regret”
    4. ➨ Cấu trúc “stop”
    5. ➨ Cấu trúc “mean”
  4. Bài tập luyện tập
    1. Bài tập 1: Chia động từ trong ngoặc.

Cấu trúc remember: dùng khi muốn nhớ lại một điều gì đó, một việc gì đó, một kỉ niệm với người khác, mang một ý thức trong tâm trí về ai đó, hoặc điều gì đó đến suy nghĩ hiện tại.

Vị trí: Trong câu, Remember có vị trí đứng sau chủ ngữ và trong một số trường hợp có trạng từ bổ ngữ cho câu thì Remember đứng sau trạng từ đó.

Sau Remember thường là trạng từ, động từ nguyên thể có To hoặc động từ nguyên thể có ing.

Ví dụ:

  • You remember to post this letter.

(Bạn nhớ phải gửi lá thư này nhé)

  • She remembered meeting him before.

(Cô ấy nhớ là đã gặp anh ta trước đây.)

>>> Xem thêm: Cấu trúc “allow” và bài tập có đáp án chi tiết

Các cấu trúc với “remember”

ví dụ về cấu trúc remember

➨ Remember + to + Verb (nguyên)

Chúng ta sử dụng cấu trúc “Remember + To + Verb (infinitive)” khi muốn nhấn mạnh chủ thể nhớ để làm việc gì đó, cấu trúc này tương đương với ý nghĩa của “not forget to do something” (không quên làm gì đó).

Ví dụ:

  • You remember to keep in touch with me.

(Bạn nhớ giữ liên lạc với tôi nhé.)

= You don’t forget to keep in touch with me

(Bạn đừng quên là phải giữ liên lạc với tôi nhé.)

  • Lan remember to give this present to John.

(Lan nhớ đưa món quà này cho John nhé.)

= Lan doesn’t forget to give this present to John.

(Lan đừng quên đưa món quà này cho John nhé.)

➨ Remember + V-ing

Chúng ta dùng “remember + V-ing” để nói về vấn đề nào đó nhớ đã làm gì ở quá khứ, gợi nhắc lại việc đã làm khi hiện tại vô tình lãng quên.

Ví dụ:

  • Does she remember giving the report to the secretary last week?

(Cô ấy có nhớ việc đưa báo cáo cho người thư ký vào tuần trước không?)

  • I remember meeting her once. It must have been about five years ago.

(Tôi nhớ gặp cô ấy một lần. Chắc phải là khoảng năm năm trước đây.)

  • She said she didn’t remember getting an email from him.

(Cô ấy nói rằng cô ấy không nhớ việc nhận một email từ anh ấy)

>>> Xem thêm: Cấu trúc it’s time và những kiến thức cần nhớ

Các cấu trúc có cách chia động từ tương tự như “remember”

các cấu trúc tương tự remember

➨ Cấu trúc “forget”

  • Forget + to – V(nguyên) : quên phải làm gì đó.

Ví dụ:

– I forgot to lock the door when I went out.

(Tôi đã quên là phải khóa cửa khi đi ra ngoài)

– She has forgot to do homework many times.

(Cô ấy nhiều lần quên là phải làm bài tập về nhà.)

  • Forget + V-ing : Quên là đã làm gì.

Ví dụ:

– Marry forgets watering flowers, so she does that again.

(Marry quên là mình đã tưới nước cho hoa, nên chị ta lại tưới thêm lần nữa.)

➨ Cấu trúc “try”

  • Try + to – V(nguyên): Cố gắng làm việc gì

Ví dụ:

– I am trying to study to get scholarship.

(Tôi đang cố gắng học để lấy học bổng.)

  • Try + V-ing: thử làm việc gì

Ví dụ:

– I made this cake. Try eating it!

(Tôi đã làm cái bánh này. Bạn thử ăn xem!)

➨ Cấu trúc “regret”

  • Regret + to – V(nguyên): lấy làm tiếc khi làm gì.

Ví dụ:

– I regret to say that you have failed your exam.

(Tôi tiếc là phải nói rằng bận thi trượt rồi.)

  • Regret + V-ing : hối hận/tiếc vì đã làm việc gì.

Ví dụ:

– I regret spending so much money.

(Tôi tiếc là đã tiêu xài quá nhiều tiền)

➨ Cấu trúc “stop”

  • Stop + to – V(nguyên) : Ngừng để làm việc gì

Ví dụ:

– John stopped to wait his mother.

(John đã dừng lại để chờ mẹ của anh ấy).

  • Stop + V-ing : Ngừng hẳn việc gì

Ví dụ:

– I stopped working part time job to concentrate on next exam.

(Tôi đã ngừng hẳn làm thêm để tập trung cho kỳ thi sắp đến.)

>>> Xem thêm: Cách sử dụng cấu trúc “hardly” trong tiếng anh

➨ Cấu trúc “mean”

  • Mean + to – V(nguyên) : dự định làm việc gì

Ví dụ:

– I mean to travel to Japan tomorrow.

(Tôi dự định sẽ đi du lịch đến Nhật Bản vào ngày mai)

  • Mean + V-ing : Có nghĩa là….

Ví dụ:

– This sign means not going into.

(Biển báo này có ý nghĩa là không được đi vào trong.)

Bài tập luyện tập

Sau khi bạn đã học và hiểu hết các phần lý thuyết mà chúng tôi đã giới thiệu thì hãy nhanh chóng luyện tập các bài tập sau đây để ghi nhớ và hiểu rõ hơn về cách dùng của các cấu trúc nhé.

Bài tập 1: Chia động từ trong ngoặc.

  1. None of this would have happened if only I’d remembered ____ (warn)them beforehand.
  2. Jim forgot ________ (send) this message last night.
  3. Hung stopped ______ (eat) meat yesterday.
  4. I remember ________(alllow) them to play in my garden.
  5. We regret _________(inform)  you that we cannot approve your suggestion.
  6. The driver stopped __________(have) a coffee because he felt sleepy
  7. If you remember______(do) something, the memory comes after the action.
  8. He regrets________(leave) school early. It is the biggest mistake in his life.
  9. I try_______(pass) the exam.
  10. Did you remember ____ (turn) it off before you left?
  11. I remember ____ (see) smoke coming out of the engine.

Trên đây là tổng hợp các kiến thức và bài tập về cấu trúc “remember” và các cấu trúc có liên quan. Hy vọng với những phần ngữ pháp đó sẽ giúp các bạn học tốt hơn và giành nhiều điểm cao trong các bài thi tiếng anh.

Chúc các bạn học giỏi!

Từ khóa » Cấu Trúc Remember Ving