Cách Tính 45 Ngày Báo Trước Khi Xin Nghỉ Việc - LuatVietnam
Có thể bạn quan tâm
1. Nghỉ việc báo trước 45 ngày hay 45 ngày làm việc?
Căn cứ khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động biết:
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
Theo đó, người lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn muốn nghỉ việc phải báo trước ít nhất 45 ngày.
Trong đó, thời gian báo trước đối với trường hợp ký hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng trở lên được xác định theo ngày thông thường, chứ không tính theo ngày làm việc như trường hợp ký hợp đồng dưới 12 tháng.
Như vậy, 45 ngày báo trước khi nghỉ việc là 45 ngày bình thường, bao gồm cả ngày lễ, Tết, thứ Bảy và Chủ nhật.
Ví dụ: Người lao động ký hợp đồng lao động không thời hạn với doanh nghiệp muốn nghỉ việc từ ngày 01/4/2022 thì phải báo trước chậm nhất là ngày 15/02/2022.
Bộ luật Lao động không quy định hình thức báo trước khi nghỉ việc nên người lao động có thể chủ động gọi điện, nhắn tin, gửi email, viết đơn xin nghỉ,… để thông báo đến bộ phận phụ trách của doanh nghiệp.Xem thêm: Top các mẫu đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp nhất
2. Có phải làm đủ 45 ngày báo trước khi nghỉ việc?
Bộ luật Lao động chỉ yêu cầu người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không thời hạn phải báo trước ít nhất ngày 45 ngày.
Trong thời gian 45 ngày này, hợp đồng lao động vẫn có hiệu lực nên người lao động vẫn có trách nhiệm tiếp tục thực hiện công việc, tuân thủ nội quy lao động, các quy định về thời gian giờ làm việc của doanh nghiệp.
Đồng thời, người lao động cũng được hưởng đầy đủ quyền lợi theo pháp luật lao động và thỏa thuận giữa các bên, trong đó quyền được nghỉ hằng tuần; nghỉ lễ, Tết; nghỉ phép năm; nghỉ việc riêng; nghỉ hưởng chế độ ốm đau…
Mặt khác, pháp luật cũng không có quy định nào buộc người lao động phải làm việc đủ 45 ngày báo trước thì mới được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp.
Do vậy, người lao động không bắt buộc phải làm đủ 45 ngày báo trước khi nghỉ việc. Trong thời gian này, người lao động vẫn có thể xin nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ không lương,…
Lưu ý, nếu chưa hết thời gian báo trước mà tự ý bỏ việc, người lao động sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Lúc này, người lao động sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho doanh nghiệp các khoản tiền sau:
- Nửa tháng tiền lương theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
- Khoản tiền tương ứng với tiền lương trong hợp đồng tương ứng với những ngày không báo trước.
- Chi phí đào tạo đối với trường hợp được đào tạo nghề từ kinh phí của doanh nghiệp.
Trên đây là hướng dẫn cách tính 45 ngày nghỉ việc. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.
>> Xin nghỉ việc trước thời hạn hợp đồng: Nắm rõ 7 quy định sau
Từ khóa » Xin Nghỉ Việc Khi Chưa Ký Hợp đồng
-
Hướng Dẫn Xin Nghỉ Việc Khi Công Ty Chưa Ký Hợp đồng Lao động?
-
Xin Nghỉ Việc Trong Trường Hợp Không Ký Hợp đồng Lao động Có Phải ...
-
Chưa Ký Hợp đồng Lao đồng, Có Cần Viết đơn Xin Nghỉ Việc Không?
-
Chưa Ký Hợp đồng Lao động Nhưng Xin Nghỉ Việc Không được Chấp ...
-
Chưa Ký Hợp đồng Lao động, Nghỉ Có Phải Báo Trước
-
Không Ký Hợp đồng Lao động, Xin Nghỉ Việc Cần Báo Trước Bao Nhiêu ...
-
Không Ký HĐLĐ Khi Nghỉ Việc Có Cần Báo Trước 30 Ngày?
-
Xin Nghỉ Việc Trong Thời Gian Thử Việc Có Cần Phải Báo Trước Không?
-
Nghỉ Việc Phải Báo Trước Bao Nhiêu Ngày?
-
Xin Nghỉ Việc Trước Thời Hạn Hợp đồng: Nắm Rõ 7 Quy định Sau
-
Xin Nghỉ Việc Khi Hết Thời Hạn Hợp đồng Lao động Thử Việc Mà Không ...
-
Người Lao động Nghỉ Việc Cần Báo Trước Bao Nhiêu Ngày để Không ...
-
Thủ Tục Xử Lý Người Lao động Tự ý Nghỉ Việc - Luật Long Phan
-
Cách Xin Nghỉ Việc Trong Thời Gian Thử Việc Nhanh - Luật Sư X