Chăm Sóc Trẻ 7 Tháng Tuổi: Bắt đầu Chuỗi Ngày ăn Dặm Không Nước ...
Có thể bạn quan tâm
Thực tế, đến tháng thứ 6 mẹ đã có thể cho bé ăn dặm. Tuy nhiên nhiều mẹ chờ đến tháng thứ 7 để thực hiện công việc này. Hãy nhớ, mẹ cần chú ý tới các loại thực phẩm sử dụng cho bé ăn dặm hàng ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé phát triển.
Trẻ 7 tháng tuổi đã phát triển như thế nào?
- Tập ngồi một mình không cần đỡ: Bước vào tháng thứ 7, bé nhà bạn có thể tự ngồi một mình mà không cần ai đỡ. Bạn cũng sẽ nhàn hơn chút ít nhưng vẫn phải ở bên cạnh để theo dõi bé bởi việc giữ thăng bằng cơ thể của trẻ vẫn chưa thực sự hoàn hảo.
- Thay size quần áo cho con: Đừng chần chừ nếu bạn phải sắm hàng loạt quần áo size lớn hơn cho bé. Giờ đây bé đã tăng gấp đôi trọng lượng lúc mới ra đời với cơ thể rắn chắc hơn. Chân bé cũng dài hơn nên thường mẹ sẽ phải đổi quần mới cho con.
- Mải chơi hơn: Bé sẵn sàng phản kháng lại nếu ai đó ép bé đi ngủ mà con không muốn. Đây là thời điểm bé khám phá mọi thứ xung quanh. Mặc dù bé chưa biết bò nhưng có thể nhoài người ra lấy đồ vật xung quanh và tỏ ra thích thú với việc khám phá này.
- Thể hiện yêu ghét rõ ràng: Bé tỏ ra gắn kết với những người chăm sóc trẻ thường xuyên, thường đó là mẹ. Bạn sẽ thấy bé gào khóc đòi mẹ bế mà không chịu theo ai khác. Hoặc khi nghe thấy một giọng nói quen thuộc nào đó bé sẽ phản ứng lại ngay bằng cách quay đầu lại và sẵn sàng hóng chuyện.
Dinh dưỡng của trẻ 7 tháng tuổi
- Xay nát thức ăn: Bắt đầu từ tháng này mẹ có thể cho bé ăn thức ăn đặc hơn và ít loãng, có hình khối. Nếu là thịt cá, rau củ thì nên xay nát để dùng trực tiếp nhằm tiết kiệm tối đa chất xơ.
- Số bữa ăn dặm: Trước đây mẹ mới chỉ cho 1 bữa/ ngày thì giờ mẹ có thể cho bé ăn dày hơn từ 2-3 bữa/ ngày.
- Hạn chế dùng gia vị: Mẹ không nên cho con ăn các món ăn mặn, nóng hay nhiều thịt, cá, trứng bởi chúng sẽ ảnh hưởng xấu cho gan và thận của con.
Bên cạnh ăn dặm cho con, mẹ vẫn phải duy trì cho bé bú sữa mẹ. Việc kết hợp món ăn dặm này kết hợp với sữa mẹ nhằm bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé phát triển trong thời gian này.
Lời khuyên khi chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi
- Vệ sinh nhà cửa và đồ chơi của bé thường xuyên bởi bụi bẩn từ không gian chơi của bé hàng ngày sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho bé.
- Do sức đề kháng của trẻ còn kém nên những khi thời tiết chuyển mùa bé dễ bị mắc cảm cúm, sốt, viêm tai, viêm phổi, viêm hong … Mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hay sử dụng thuốc kháng sinh cho bé uống. Việc tăng cường giữ vệ sinh và cân bằng chế độ dinh dưỡng là cách để nâng cao sức đề kháng cho bé.
- Chú ý đến giấc ngủ của bản thân: Một số mẹ từ khi có em bé thường không mấy khi cho mình quyền nghỉ ngơi chính đáng. Bất kể là ngày hay đêm mẹ đều có thể bật dạy mỗi khi thấy tiếng khóc của con. Bạn cần biết rằng giấc ngủ là cách để đảm bảo cho mẹ không rơi vào trạng thái mệt mỏi kéo dài. Bởi vậy, nếu không muốn mình sớm đổ bệnh thì mẹ nên chú ý ăn uống đủ chất và ngủ đủ giấc mỗi ngày.
Từ khóa được tìm kiếm:
- chăm soc trẻ 7 thang
- cham soc be 7 thang
- cách chăm trẻ 7 tháng tuổi
- cach cho be 7 thang tuoi an chuoi
- chăm trẻ 7 tháng tuổi
- cách chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi
- xem cach cham soc tre 7 thang tuoi
- cham tre 7thang tuoi
- chăm sóc bé 7 tháng tuổi
- cach cham soc be 7 thang
Từ khóa » Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh 7 Tháng Tuổi
-
Trẻ 7 Tháng Tuổi: Chế độ Dinh Dưỡng Và Chăm Sóc Răng Miệng
-
Sự Phát Triển Của Trẻ ở Tháng Thứ 7 Sau Sinh - Vinmec
-
Sự Phát Triển Và Chăm Sóc Trẻ 7 Tháng Tuổi
-
Sự Phát Triển Của Trẻ 7 Tháng Tuổi & Dinh Dưỡng Cho Trẻ - Huggies
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh 7 Tháng Tuổi | Bắt Đầu Tập Cho ...
-
Cột Mốc Phát Triển Của Trẻ 7 Tháng Tuổi: Những điều Bạn Không Nên ...
-
Trẻ 7 Tháng Tuổi Của Mẹ Có Bắt Kịp đà Tăng Trưởng? - MarryBaby
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Trẻ Trên 7 Tháng Tuổi - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Những điều Mẹ Cần Biết Về Trẻ 7 Tháng Tuổi để Nuôi Con Tốt Hơn
-
Trẻ 7 Tháng Tuổi Biết Làm Gì, Cách Chăm Sóc Bé 7 ... - Healthyblog
-
Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh 7 Tháng Tuổi - Babiuni
-
Cách Chăm Sóc Trẻ Từ 6-7 Tháng Tuổi Thế Nào để Con Phát Triển Toàn ...
-
Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Vừa Chào đời Từ 0 đến 6 Tháng Tuổi
-
Những Chú ý Dinh Dưỡng Cho Trẻ Từ 7 Tháng Tuổi