Sự Phát Triển Của Trẻ 7 Tháng Tuổi & Dinh Dưỡng Cho Trẻ - Huggies

MỤC LỤC BÀI VIẾT

 

 

 

  • Bé 7 tháng tuổi biết làm gì?
  • Các cột mốc phát triển quan trọng của trẻ 7 tháng tuổi
  • Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi
  • Cách chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi đúng cách
  • Bố mẹ có thể làm gì để giúp bé đạt được các cột mốc phát triển?

Tháng thứ 7 là giai đoạn chuyển tiếp với nhiều thay đổi, một số bé vẫn chưa biết ngồi trong khi những bé khác đã có thể ngồi vững. Điều này khiến nhiều bố mẹ quan tâm và muốn tìm hiểu về những sự tăng trưởng của trẻ 7 tháng tuổi. Mẹ hãy cùng Huggies tìm hiểu ngay sự phát triển và đạt các cột mốc khi bé 7 tháng tuổi nhé!

Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bé 7 tháng tuổi biết làm gì?

Khi trẻ được 7 tháng tuổi, nhiều kỹ năng và khả năng mới sẽ bắt đầu phát triển, giúp bé khám phá thế giới xung quanh một cách hiệu quả hơn. Dưới đây là những điều mà trẻ 7 tháng tuổi thường có thể làm:

Ngồi vững không cần hỗ trợ

Khi đạt 7 tháng tuổi, nhiều bé đã có khả năng ngồi thẳng mà không cần sự hỗ trợ. Nhưng bạn vẫn phải ở bên cạnh theo dõi bởi bé vẫn đang phải học cách giữ thăng bằng và giữ cơ thể ở một tư thế ổn định. Nếu bé không tỏ ra hứng thú tập ngồi cho lắm thì bạn cũng đừng lo lắng. Thực tế có nhiều em bé lại biết bò trước khi chịu ngồi cho vững vàng.

Bé bắt đầu biết bò, trườn

Đây là thời điểm mà nhiều trẻ bắt đầu học cách bò hoặc trườn, một bước tiến quan trọng trong việc di chuyển và khám phá môi trường.

Chuyển đổi tư thế

Bé đã có thể tự chuyển từ tư thế nằm sang ngồi, hoặc từ nằm sấp sang nằm ngửa, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ về cơ bắp và kỹ năng vận động.

Cầm nắm đồ vật

Ở giai đoạn này, kỹ năng cầm nắm của bé đã được cải thiện rõ rệt. Bé có thể cầm chắc đồ vật, chuyển chúng từ tay này sang tay kia, thậm chí còn đưa đồ chơi lên miệng để khám phá, thể hiện sự phát triển của kỹ năng vận động tinh.

Bập bẹ nhiều hơn

Bé 7 tháng tuổi thường bập bẹ nhiều hơn, phát ra các âm thanh như “ba ba”, “ma ma”. Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp của bé.

>> Tham khảo: 3 cách nói chuyện với trẻ sơ sinh hiệu quả

Nhận biết người quen

Giai đoạn 7 tháng tuổi, em bé của bạn đã tỏ ra gắn kết với những người chăm sóc bé thường xuyên. Bé có thể nhận biết những người thân quen và thể hiện cảm xúc rõ ràng như cười khi gặp người thân hoặc ngại ngùng khi gặp người lạ. Khi bé nghe thấy giọng nói quen thuộc, bé sẽ phản ứng lại ngay, quay đầu về phía có tiếng nói và sẵn sàng “hóng” chuyện. Hãy tận dụng thời gian để chơi trò ú òa với bé và đọc sách cho bé nghe mỗi ngày.

>> Một số loại bỉm phù hợp với trẻ 7 tháng tuổi giúp bé khô thoáng:

  • Bỉm vải cho bé: Có nên dùng? Cách chọn tã vải khô thoáng, an toàn
  • Hướng dẫn mẹ cách sử dụng miếng lót chống thấm hiệu quả nhất
  • [HƯỚNG DẪN] Cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh và thay tã đúng CHUẨN

Trẻ 7 tháng tuổi biết làm gì?

Trẻ 7 tháng tuổi biết làm những gì? (Nguồn: Sưu tầm)

Các cột mốc phát triển quan trọng của trẻ 7 tháng tuổi

Khi trẻ được 7 tháng tuổi, bé có thể đạt được nhiều cột mốc phát triển quan trọng:

  • Trẻ bắt đầu thể hiện sự quan tâm và chú ý đến cuộc trò chuyện xung quanh.
  • Bé đã có khả năng định vị đồ vật bị giấu
  • Bắt đầu hiểu từ “không”.
  • Trẻ cũng nhận ra và phân biệt các giọng nói khác nhau.
  • Bé tiếp cận đồ vật và đưa chúng lên miệng để khám phá.
  • Nhận thức được sự phản chiếu trong gương
  • Nhận diện bản thân và người lớn.
  • Bé yêu có thể sử dụng ngón trỏ và ngón cái để cầm các vật nhỏ, nhặt đồ vật bằng tay.
  • Ghi nhớ kết quả của một số hành động cơ bản.

Các cột mốc phát triển quan trọng của trẻ 7 tháng tuổi

Bố mẹ nên theo dõi các cột mốc phát triển của trẻ 7 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi

Khi trẻ được sinh ra, những tháng đầu đời thường chỉ tập trung vào việc ăn uống, ngủ và thích nghi với môi trường xung quanh. Tuy nhiên, đến tháng thứ 7, trẻ sẽ trải qua nhiều sự thay đổi đáng kể trong sự phát triển của bé về cơ thể và kỹ năng.

Sự phát triển của trẻ 7 tháng về khả năng vận động

Kỹ năng vận động của trẻ 7 tháng tuổi đã có sự tiến bộ đáng kể. Ở giai đoạn này, các kỹ năng vận động thô (khả năng điều khiển và phối hợp các nhóm cơ lớn) đã được trẻ thực hiện nhuần nhuyễn hơn, và trẻ bắt đầu phát triển các kỹ năng vận động tinh (khả năng điều khiển và phối hợp các ngón tay, bàn tay). Một số kỹ năng mà trẻ có thể thực hiện và cha mẹ nên theo dõi để khuyến khích bao gồm:

  • Cầm nắm đồ vật nhỏ: Trẻ có thể sử dụng ngón trỏ và ngón cái để cầm nắm đồ vật nhỏ hoặc mẩu thức ăn có hình dáng dài.
  • Di chuyển đồ vật lên miệng: Trẻ có thể đưa thức ăn hoặc đồ vật lên miệng để liếm, ném đi rồi nhặt lại.
  • Nhặt đồ vật: Trẻ có thể nhặt đồ vật hoặc đồ chơi, ném đi rồi nhặt lại.
  • Lật người: Trẻ có thể lật mình từ nằm sấp sang nằm ngửa và ngược lại, điều này có thể báo hiệu sự sẵn sàng để bắt đầu tập bò trong những tháng tới.
  • Tự ngồi dậy: Trẻ đã có thể tự ngồi dậy và giữ thăng bằng khi ngồi.

>>Xem thêm:

Sự phát triển của bé 3 tháng tuổi, bé làm được những gì?

Bé mấy tháng biết lật? Làm sao để giúp bé tập lật an toàn?

Phát triển khả năng nhận thức của bé 7 tháng

Ở độ tuổi 7 tháng, trẻ thể hiện sự tò mò và ham khám phá mạnh mẽ. Trẻ thường xuyên tìm kiếm và khám phá các món đồ vật xung quanh, bị thu hút bởi những đồ chơi có màu sắc bắt mắt và cố gắng lấy được chúng. Các dấu hiệu phát triển nhận thức bao gồm:

  • Nhận biết đồ vật: Trẻ bắt đầu nhận diện các đồ vật xung quanh, như đồ chơi, và thường thích chơi trò "ú òa" hoặc tìm kiếm món đồ chơi bị giấu.
  • Thích đồ vật bắt mắt: Trẻ tỏ ra thích thú với những đồ vật và món đồ chơi nhiều màu sắc và cố gắng lấy chúng.
  • Theo dõi chuyển động: Trẻ có thể di chuyển mắt và nhìn theo các đồ vật hoặc thiết bị đang di chuyển.
  • Nhận dạng giọng nói: Trẻ có thể nhận ra giọng nói và phản ứng khi nghe tên mình.

>>Tìm hiểu thêm:

Trẻ 8 tháng tuổi: Phát triển, dinh dưỡng, vận động

Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ 7 tháng về khả năng vận động, nhận thức

Bước vào tháng thứ 7 bé có sự phát triển khả năng vận động và nhận thức mạnh mẽ (Nguồn: Sưu tầm)

Phát triển về mặt cảm xúc của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi

Sự phát triển cảm xúc của trẻ ở giai đoạn này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội. Sự phát triển cảm xúc của trẻ 7 tháng tuổi có thể dễ dàng nhận biết như:

  • Phân biệt người quen và lạ: Trẻ có thể phân biệt người quen và người lạ, tỏ ra vui vẻ khi gặp người quen và e ngại đối với người lạ.
  • Biểu hiện cảm xúc: Trẻ bày tỏ rõ ràng cảm xúc của mình như cười hoặc khóc và biết điều gì mình thích hoặc không thích.
  • Bắt chước cảm xúc: Trẻ quan sát cảm xúc của người xung quanh và cố gắng bắt chước, như khóc theo những đứa trẻ khác hoặc cười khi thấy cha mẹ cười.

Phát triển về khả năng giao tiếp

Vào giai đoạn 7 tháng tuổi, trẻ bắt đầu phát triển các kỹ năng giao tiếp đáng kể. Dưới đây là những điểm nổi bật về sự tiến bộ trong kỹ năng giao tiếp của trẻ:

  • Bập bẹ âm thanh: Trẻ bắt đầu phát ra các nguyên âm như “o” và “a” khi bập bẹ, điều này cho thấy sự tiến bộ trong khả năng kiểm soát âm thanh và khả năng phát âm cơ bản.
  • Bắt chước từ ngữ: Trẻ cố gắng bắt chước các từ mà bạn nói. Mặc dù chưa thể phát âm rõ ràng, nhưng trẻ đã bắt đầu nhận diện và mô phỏng âm thanh của từ.
  • Sử dụng âm thanh và cử chỉ thu hút sự chú ý: Trẻ thường la hét hoặc đập tay để thu hút sự chú ý của người lớn, cho thấy sự hiểu biết ngày càng sâu sắc về cách tạo ra phản ứng từ những người xung quanh.
  • Nhận thức giao tiếp luân phiên: Trẻ hiểu rằng giao tiếp thường diễn ra theo dạng luân phiên, tức là một người nói và sau đó người khác đáp lại. Trẻ sẽ thử áp dụng điều này trong các cuộc trò chuyện bập bẹ bằng cách tạm dừng để chờ bạn trả lời, rồi tiếp tục bập bẹ.

>> Xem thêm:9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Phát triển về cân nặng, chiều cao

Về phát triển cơ thể, bé trai và bé gái khi 7 tháng tuổi có sự khác biệt rõ ràng. Bé gái 7 tháng có cân nặng từ 6.8 kg đến 8.6 kg và chiều cao từ 65 cm đến 69 cm. Trong khi đó, bé trai có cân nặng từ 7.4 kg đến 9.2 kg và chiều cao từ 67 cm đến 71 cm, cho thấy bé trai thường có sự phát triển mạnh mẽ hơn về cân nặng và chiều cao so với bé gái.

>> Xem thêm:Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh từ 0-12 tháng

Sự phát triển về mặt cảm xúc, giao tiếp của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi

Sự tăng trưởng cân nặng, chiều cao mạnh mẽ khi trẻ 7 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Cách chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi đúng cách

Chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi đòi hỏi sự chú ý đặc biệt đến cả dinh dưỡng, giấc ngủ và phát triển toàn diện của bé. Dưới đây là một số gợi ý để chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi đúng cách:

Chú ý chế độ dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi

Nếu em bé 7 tháng tuổi của bạn đang bú sữa mẹ, bé có thể sẽ thức dậy ít nhất 1 lần trong đêm để đòi ti sữa. Nhưng khi bắt đầu ăn dặm, chế độ ăn uống cho trẻ 7 tháng tuổi rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé. Dưới đây là hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ ở độ tuổi này:

  • Sữa: Cung cấp khoảng 500 ml sữa mỗi ngày. Nếu mẹ còn đủ sữa, nên tiếp tục cho bé bú mẹ. Sữa công thức có thể được sử dụng khi mẹ đi làm hoặc không đủ sữa.
  • Cháo và bột ăn dặm: Bạn có thể bắt đầu đưa bột vào thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng, bạn nên nghiền hoặc xay nhuyễn thức ăn để bé dễ tiêu hóa. Bạn có thể cho bé ăn 3 bữa bột mỗi ngày, nên bao gồm 20g bột hoặc cháo, 20g thịt (hoặc cá, trứng, tôm, cua) và cần thêm rau xanh cùng dầu mỡ để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Đây là thời điểm thích hợp để bắt đầu cho bé ăn bốc, giúp bé phát triển kỹ năng cầm nắm và khám phá thực phẩm một cách tự nhiên.
  • Các vitamin và khoáng chất: Trẻ 7 tháng tuổi cũng cần khoảng 5 mg kẽm nguyên tố mỗi ngày để hỗ trợ sự phát triển về chiều cao, cân nặng và chức năng sinh học. Ngoài kẽm, việc bổ sung các vitamin và khoáng chất quan trọng khác cũng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Lysine, crom và vitamin nhóm B là những dưỡng chất quan trọng giúp trẻ ăn ngon, cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường đề kháng để trẻ ít bị ốm vặt. Cha mẹ nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng của trẻ phong phú và cân bằng để hỗ trợ sự phát triển tối ưu của trẻ.

Bên cạnh việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng, nếu bé 7 tháng tuổi chưa biết bò hoặc ngồi vững, phụ huynh không nên lo lắng quá. Hãy kiên nhẫn tập luyện và chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tránh tình trạng còi cọc. Nếu bé có những dấu hiệu bất thường về phát triển vận động hoặc thần kinh, hãy đưa bé đến cơ sở y tế nhi khoa để được thăm khám và theo dõi.

>>Tham khảo thêm:

Chế độ ăn của trẻ sơ sinh - những điều cần biết

Hướng dẫn cách bổ sung vitamin C cho bé theo độ tuổi

Cách nấu 10 món cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm tăng cân, ngon, dễ làm

Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, về nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bé:

bac si

Trung bình tuổi này bé trai nặng 7,4 - 9kg, bé gái nặng 6,8 - 8,6kg. Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bé gồm:

1. Sữa mẹ hoặc CT2: 900-1000ml chia làm 8 - 10 cữ

2. Ăn dặm theo nhu cầu, tuổi này sữa vẫn là nguồn năng lượng chính. Nếu bé bú không đủ cũng sẽ dẫn đến tình trạng phân ít, bón. Vitamin D3 cần bổ sung theo nhu cầu của trẻ là 400-600ui/ ngày. Uống quá liều và kéo dài mới gây tác dụng phụ nhé.

bac si

Tham khảo: Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng

Banner ngang mẹ có 1001 thắc mắc khi chăm sóc bé

Trẻ 7 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Trẻ 7 tháng tuổi thường cần ngủ từ 12 đến 14 giờ mỗi ngày, trong đó khoảng 9 đến 12 giờ là giấc ngủ ban đêm. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, một số vấn đề về giấc ngủ có thể xảy ra. Trẻ có thể cảm thấy lo lắng khi bị chia cắt khỏi ba mẹ, khóc khi được ru ngủ, hoặc thức dậy vào giữa đêm.

Theo dõi hành vi và biểu hiện của trẻ ứng xử của bé

Ở độ tuổi 7 tháng, trẻ có thể bắt đầu phản kháng khi không muốn đi ngủ, thể hiện sự không hài lòng qua hành động và tiếng ồn. Trong những tình huống này, hãy vỗ về bé bằng giọng nói dịu dàng và biểu lộ tình cảm trên khuôn mặt để bé cảm thấy được yêu thương và che chở.

Bố mẹ đừng nghĩ rằng sự phản kháng của bé là cố ý để thử thách sức chịu đựng của bạn. Mọc răng là một vấn đề phổ biến và có thể làm bé cảm thấy khó chịu, gây ra nhiều rắc rối trong việc ăn uống và giấc ngủ. Để hỗ trợ bé trong giai đoạn này, bạn có thể cho bé ăn thức ăn mềm và dễ tiêu hóa như chuối, đu đủ chín hoặc hồng xiêm. Một số dấu hiệu trẻ mọc răng mà bạn nên chú ý bao gồm:

  • Chảy nước dãi nhiều hơn
  • Nhai đồ chơi hoặc mút ngón tay
  • Biếng ăn hoặc khó chịu khi ăn
  • Khóc nhiều vào ban đêm và khó ngủ
  • Nướu sưng đỏ
  • Răng nhú ra khỏi nướu
  • Sốt hoặc phát ban
  • Trẻ tiêu chảy hoặc táo bón

Việc theo dõi những dấu hiệu này giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về sự phát triển và các vấn đề sức khỏe của trẻ. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, như chậm phát triển vận động, khó khăn trong giao tiếp, hoặc sự thay đổi lớn trong hành vi ăn uống, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Theo dõi hành vi và biểu hiện của trẻ ứng xử của bé 7 tháng tuổi

Bố mẹ nên theo dõi những biểu hiện bất thường của bé 7 tháng (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tham khảo thêm các bài viết về trẻ mọc răng:

Chăm sóc trẻ mọc răng như thế nào? 12 dấu hiệu trẻ mọc răng

Cách hạ sốt cho trẻ mọc răng đơn giản mẹ có thể thực hiện tại nhà

Vì sao trẻ chậm mọc răng? Giảm đau khi mọc răng

Tăng cường tương tác và chơi đùa với bé

Khi bạn chơi đùa với con, bạn sẽ cảm nhận được sự vui tươi và hạnh phúc của trẻ thơ ngay trong chính mình. Bé 7 tháng tuổi không chú trọng đến việc bạn có thực hiện trò chơi hoàn hảo hay không, mà chỉ quan tâm đến niềm vui và sự tương tác tích cực từ bạn. Để hỗ trợ bé phát triển ngôn ngữ, hãy kết hợp các cử chỉ với từ ngữ khi giao tiếp. Bé học nói qua việc liên kết hành động với âm thanh, vì vậy, việc cho bé tiếp xúc với nhiều màu sắc, âm thanh và trò chơi là rất quan trọng.

Ngoài ra, nếu bạn thấy bé tìm kiếm món đồ đã rơi, đó là dấu hiệu bé đang học về sự duy trì đồ vật ổn định. Thử giấu một món đồ chơi yêu thích của bé và quan sát bé cố gắng tìm kiếm nó. Những giờ phút chơi đùa không chỉ giúp bé phát triển kỹ năng và trí tuệ mà còn củng cố mối quan hệ giữa bạn và bé. Hãy tiếp tục khám phá và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ cùng con yêu của bạn.

Mẹ có biết:

Huggies Skin Perfect - Sản phẩm mới nhất của Huggies đã chính thức ra mắt! Huggies Skin Perfect là phiên bản nâng cấp "perfect" hơn từ tã dán Huggies Dry Tràm Trà với nhiều cải tiến mới. Công nghệ Dual Zone với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiểu, giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Tã còn giúp duy trì độ pH lý tưởng trên da bé và thấm hút liên tiếp đến 12h, giúp bé ngủ ngon cả đêm. Với Skin Perfect, mẹ không còn lo âu về tình trạng bé bị kích ứng da hay thức giấc vì tã ẩm nữa! Nếu bố mẹ cần thông tin chi tiết hơn về Skin Perfect, hãy gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn cụ thể về sản phẩm nhé!. Tã dán sơ sinh tràm trà Huggies Dry là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Bên cạnh đó, tã bỉm Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu u, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Tã sơ sinh Huggies Skin Perrfect

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Bố mẹ có thể làm gì để giúp bé đạt được các cột mốc phát triển?

Một số hoạt động nho nhỏ sau sẽ giúp em bé 7 tháng tuổi của bạn phát triển tốt hơn về mặt thể chất và nhận thức:

  • Trẻ 7 tháng tuổi đã có thể học cách uống nước bằng cốc nhỏ hay cốc tập uống. Hoạt động này giúp bé phát triển kỹ năng vận động phù hợp lứa tuổi.
  • Để khuyến khích bé bò và hoạt động đa dạng hơn, mẹ có thể đặt đồ chơi ngoài tầm với của trẻ để trẻ phải vận động để lấy được vật yêu thích.
  • Ú oà là một trò chơi thông dụng và đáng yêu, giúp cả bố mẹ và bé có được khoảng thời gian tràn ngập tiếng cười cùng nhau.
  • Để phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ 7 tháng tuổi, mẹ có thể hát, đọc truyện cho bé nghe thường xuyên hơn.
  • Khi gặp người thân hay người lạ, mẹ hãy tập cho bé vẫy tay thay lời tạm biệt nhằm tăng kỹ năng giao tiếp xã hội của bé.

Bố mẹ có thể làm gì để giúp bé đạt được các cột mốc phát triển?

Bố mẹ có thể làm gì để giúp bé đạt được các cột mốc phát triển? (Nguồn: Sưu tầm)

Việc hiểu rõ những việc trẻ 7 tháng tuổi có thể làm không chỉ giúp mẹ theo dõi sự phát triển của bé mà còn giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. Huggies mong rằng bài viết trên đã phần nào giúp mẹ giải đáp những thắc mắc về trẻ 7 tháng tuổi biết làm gì và những vấn đề về sự tăng trưởng của bé. Mẹ có thể truy cập vào Góc chuyên gia để được tư vấn về những câu hỏi khác liên quan đến hành trình chăm sóc bé nhé!

>> Tham khảo thêm:

  • Trẻ 4 tháng tuổi phát triển như thế nào?
  • Trẻ 5 tháng tuổi phát triển như thế nào?
  • Trẻ 6 tháng tuổi phát triển như thế nào?

>> Nguồn tham khảo:

  • Your baby's growth and development - 7 months old
  • Baby Development: Your 7-Month-Old | WebMD
  • Trẻ 7 tháng tuổi biết làm những gì? | Vinmec

Bố mẹ tìm kiếm nhiều nhất:

tã dán sơ sinh Huggies, Huggies newborn, tã dán Huggies size s, tã dán Huggies size m, tã dán Huggies size l, tã dán Huggies size xl, miếng lót sơ sinh Huggies 100 miếng, tã quần Huggies size m, tã quần Huggies size l, tã quần Huggies size xl, tã quần Huggies size xxl, Huggies platinum, tã dán Huggies platinum, tã quần Huggies platinum

Từ khóa » Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh 7 Tháng Tuổi