Những điều Mẹ Cần Biết Về Trẻ 7 Tháng Tuổi để Nuôi Con Tốt Hơn

Nhiều mẹ nghĩ rằng, trẻ 7 tháng tuổi thường chỉ biết ăn, ngủ và đi “ị”. Hoàn toàn sai lầm nhé, với những điều Nutrihome bật mí dưới đây sẽ khiến mẹ ngạc nhiên về em bé của mình đấy!

Những đi ều mẹ không ngờ về sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi

Ở trẻ 7 tháng tuổi, thể chất, trí não, sự tò mò về mọi thứ xung quanh cùng những kỹ năng xã hội đã bắt đầu phát triển. Bố mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy trẻ rất hứng thú khám phá những điều lạ lẫm xung quanh mình. Đồng thời, trẻ cũng bắt đầu biết thể hiện cảm xúc như: ngạc nhiên, tươi cười hoặc thậm chí khóc lóc, giận dỗi… Có thể nói, đây là giai đoạn bận rộn nhưng tràn ngập niềm vui của mẹ khi được chứng kiến những thay đổi của trẻ mỗi ngày.

Trẻ 7 tháng tuổi biết gì

Trẻ 7 tháng tuổ i có nhiều thay đổi vượt trội so với giai đoạn trước mà mẹ không ngờ tới.

– Thể chất: Bé tăng trưởng nhanh về cả chiều cao lẫn cân nặng. Giai đoạn trẻ 7 tháng, cân nặng, chiều cao trung bình sẽ là 7,4 – 9,2kg và 67 – 71cm với bé trai và 6,8 – 8,6 kg và 65 – 69cm với bé gái.

– Mọc răng: Thời điểm mọc răng của mỗi trẻ là khác nhau, có những trẻ 7 tháng đã bắt đầu mọc hai răng cửa giữa hàm dưới, tiếp đến là hai răng cửa trên và những răng còn lại mọc sau 3 – 4 tháng.

– Kỹ năng vận động: Bé 7 tháng tuổi có những bước “nhảy vọt” về khả năng vận động bàn tay, ngón tay… Trẻ có thể tự nhặt những đồ vật nhỏ bằng bàn tay và các ngón tayhoặc nắm giữ được đồ vật bằng hai tay. Ngoài ra, trẻ cũng có thể tự ngồi dậy, ngắm nhìn mọi thứ xung quanh. Đây chính là dấu hiệu cho thấy trẻ sẵn sàng cho việc tập bò.

– Kỹ năng giao tiếp: Mặc dù chưa thể phát âm thành tiếng rõ ràng, nhưng trẻ 7 tháng đã có những “bước tiến” trong giao tiếp bằng cách riêng của mình bằng cách sử dụng lời nói để biểu lộ cảm xúc. Trẻ sẽ bắt đầu bi bô, cố gắng bắt chước theo những từ ngữ được nghe từ bố mẹ. Giai đoạn này trẻ cũng phản ứng khi nghe thấy tên mình, hiểu được cảm xúc qua ngữ điệu giọng nói. Vì vậy, bố mẹ hãy siêng năng nói chuyện với con mỗi ngày nhé!

– Cảm xúc: Đừng nghĩ bé 7 tháng tuổi chưa biết thể hiện cảm xúc. Bố mẹ có thể thấy phản ứng của trẻ khi không hài lòng như trẻ sẽ mếu máo khi bị mắng. Trẻ đã có thể nhận biết rõ người lạ và người quen. Khi gặp bố mẹ trẻ sẽ tỏ ra vui thích, nét mặt rạng rỡ thậm chí cười lớn tuy nhiên khi người lạ đến gần hoặc chạm vào trẻ trẻ sẽ tỏ ra “cảnh giác” bằng cách khóc thét lên.

>> Tìm hiểu thêm: Bảng chiều cao cân nặng của bé trai và bé gái

Trẻ 7 tháng tuổi có thể gặp những bệnh gì?

6, 7 tháng tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm, và một số trẻ có thể đã phải cai sữa mẹ và điều này khiến trẻ không còn được bảo vệ bởi nguồn kháng thể có trong sữa mẹ. Vì thế, trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp (ho, viêm tai, viêm phổi, viêm phế quản), bệnh về đường tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón)…

Ho, viêm phổi, nóng sốt, bệnh thường gặp ở trẻ 7 tháng tuổi

Ho, viêm phổi, nóng sốt… là những bệnh trẻ 7 tháng tuổi thường gặp

Bên cạnh đó, sự hiếu động, khám phá mọi thứ xung quanh cũng dễ khiến trẻ 7 tháng tuổi có nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm nếu chạm, cầm nắm các đồ vật chưa được vệ sinh sạch sẽ hoặc dính vi khuẩn, vi rút gây bệnh như tay chân miệng.

Ngoài ra, trẻ cũng dễ mắc các bệnh về da như rôm sảy, mụn nhọt, nấm… khi tiết trời nắng nóng hoặc không được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi tiêu, tiểu.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 7 tháng tuổi như thế nào là đúng cách?

Hầu hết trẻ 7 tháng đã được ăn dặm, dù vậy sữa mẹ vẫn giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Theo BS.CKI Nguyễn Đào Ngọc Loan, thực chất việc ăn dặm của trẻ giai đoạn này chỉ là để trẻ làm quen với thức ăn và tập phản xạ nhai, còn nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ vẫn là sữa. Do đó, mẹ cần đảm bảo cho trẻ bú đủ lượng sữa cho trẻ 7 tháng tuổi theo khuyến nghị từ 600-800ml, chia thành 3-4 lần/ngày.

Dù vậy, để trẻ làm quen với việc ăn dặm bố mẹ cần lưu ý những điều sau:

– Quan sát xem trẻ thích thú với những thực phẩm nào để cho trẻ ăn nhiều hơn một chút, từ đó kích thích sự thích ăn ở trẻ.

– Bổ sung vào chế độ ăn dặm của bé 7 tháng các loại rau, củ, quả giàu chất khoáng và vitamin tốt cho sự phát triển của trẻ. Sau mỗi bữa ăn, bố mẹ có thể cho trẻ dùng thêm nước ép hoa quả, sữa chua hoặc bánh pudding tráng miệng.

– Kiên nhẫn cho trẻ ăn dặm từ từ, dành một khoảng thời gian để trẻ có thể thưởng thức và khám phá những món ăn.

Theo từng giai đoạn trẻ sẽ có những thay đổi về thể chất, trí tuệ, vận động lẫn cảm xúc… Do đó việc nắm rõ thông tin về quá trình phát triển của trẻ sẽ giúp bố mẹ có cách chăm sóc trẻ tốt nhất. Bên cạnh đó, mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt và có sự phát triển khác nhau, vì vậy bố mẹ không nên so sánh trẻ với “con nhà người ta”. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần để ý đến sự tăng trưởng của trẻ, nếu trẻ có chiều cao, cân nặng dưới chuẩn hoặc vượt chuẩn quá nhiều thì không nên chủ quan, cần đưa trẻ đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và có cách can thiệp kịp thời để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

Sự phát triển ở trẻ 7 tháng tuổi

Sự phát triển ở mỗi đứa trẻ là khác nhau theo từng giai đoạn, do đó bố mẹ không nên so sánh trẻ với những trẻ khác cùng độ tuổi, giới tính.

Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành cùng hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại nhất Việt Nam như máy phân tích thành phần cơ thể thế hệ mới nhất, máy xét nghiệm vi chất, máy xét nghiệm sinh hóa… giúp bố mẹ biết tổng quan tình trạng sức khỏe trẻ 7 tháng tuổi. Từ đó, các bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị bệnh (nếu có) kết hợp dinh dưỡng khoa học hợp lý giúp trẻ phát triển tối ưu.

4/5 - (2 bình chọn)

Từ khóa » Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh 7 Tháng Tuổi