Sự Phát Triển Và Chăm Sóc Trẻ 7 Tháng Tuổi
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Kỹ năng vận động
- 2. Mọc răng
- 3. Ăn uống
- 4. Giao tiếp
- 5. Ngủ
- 6. Mẹo cho trẻ 7 tháng tuổi
Khi được 7 tháng, em bé của bạn đang trở nên độc lập và phát triển tính cách của riêng mình. Từ việc nhặt một món đồ chơi yêu thích cho đến lăn lộn hoặc bò từ nơi này sang nơi khác. Trẻ 7 tháng tuổi đang học cách kiểm soát môi trường của mình và nhận ra rằng kiểm soát được có thể rất thú vị. Trong tháng tuổi này, bạn nên tìm nhiều cơ hội để tiếp tục khuyến khích khả năng vận động, sự sáng tạo và tính tò mò của bé – tất nhiên là theo những cách an toàn. Trong bài này, YouMed sẽ giúp bạn khám phá những mốc quan trọng của trẻ 7 tháng tuổi cũng như cách chăm sóc bé hiệu quả.
1. Kỹ năng vận động
Trẻ 7 tháng tuổi đang học cách đi lại, mặc dù không phải tất cả chúng đều làm theo cách giống nhau. Bé có thể bò, lăn hoặc kết hợp các chuyển động. Bạn có thể khuyến khích khả năng vận động mới này bằng cách đặt đồ chơi xa tầm với của bé. Đảm bảo bé được an toàn khi khám phá bằng cách cất đi bất kỳ đồ chơi hoặc đồ vật nào có chứa các mảnh nhỏ hoặc sắc nhọn.
Bé bây giờ có thể tự ngồi mà không cần trợ giúp và với lấy đồ chơi. Giờ chơi đòi hỏi sự độc lập hơn rất nhiều so với những tháng trước. Trẻ có khả năng cầm và uống từ cốc và có thể ăn bằng thìa. Điều này nghĩa là trẻ cũng độc lập hơn trong giờ ăn.
Bé 7 tháng tuổi của bạn lúc này đã đủ cứng cáp để tự đứng lên bằng đôi chân khi được hỗ trợ. Thực hành kỹ năng này sẽ tăng cường cơ bắp chân và giúp bé sẵn sàng bước đi.
2. Mọc răng
Trong khoảng thời gian từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 7 của trẻ, bạn sẽ thấy những chồi răng nhỏ đầu tiên nhú ra từ nướu. Bạn sẽ biết con đang mọc răng vì bé chảy nhiều nước dãi hơn và có thể quấy khóc hơn bình thường. Để làm dịu cảm giác khó chịu ở nướu, hãy cho bé ngậm khăn lạnh hoặc đồ chơi khi mọc răng.
Sau khi những chiếc răng đầu tiên nhú lên, hãy chải chúng hằng ngày bằng bàn chải đánh răng mềm và kem đánh răng có kích thước hạt nhỏ.
Bạn có thể sẽ thấy hai răng giữa dưới mọc lên đầu tiên, tiếp theo là hai răng giữa trên. Hai răng bên dưới và trên sẽ được lấp đầy trong vòng 3 hoặc 4 tháng tới. Đừng lo lắng nếu con bạn đã 7 tháng tuổi và chưa mọc răng. Thời gian mọc răng rất khác nhau ở mỗi trẻ. Một số trẻ sinh ra đã có răng. Trong khi những trẻ khác không bắt đầu mọc răng cho đến khi trên 1 tuổi.
>> Đừng bỏ qua việc chăm sóc răng cho trẻ sơ sinh vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé sau này. Đọc thêm:Chăm sóc răng miệng cho trẻ sơ sinh: Không bao giờ là quá sớm!
3. Ăn uống
Trẻ 7 tháng tuổi đã bắt đầu ăn thức ăn đặc. Bây giờ, bạn có thể cho chúng ăn các loại thực phẩm nhiều hơn – trái cây và rau nghiền thay vì xay nhuyễn. Cho trẻ ăn 4 thìa ngũ cốc mỗi ngày để tăng cường chất sắt. Thêm những thức ăn đặc hơn này sẽ giúp bé thích nghi với kết cấu thức ăn mới và học cách nhai. Bất cứ khi nào bạn giới thiệu một món ăn mới, hãy đợi một vài ngày trước khi thử bất cứ thứ gì khác. Đừng quên theo dõi các dấu hiệu dị ứng như tiêu chảy, nôn mửa, phát ban hoặc thở khò khè ở trẻ.
Khi bé được 7 tháng tuổi, bạn nên tiếp tục giới thiệu thức ăn mới cho bé. Hãy nhớ rằng không có gì vội vàng và con bạn có thể chỉ mất một khoảng thời gian để điều chỉnh. Một số trẻ vẫn có thể cần sữa mẹ hoặc sữa công thức làm nguồn dinh dưỡng chính của chúng ở độ tuổi này.
Tại thời điểm này, bạn cũng có thể giới thiệu dụng cụ ăn uống bằng bạc và một chiếc cốc nhỏ cho bé sử dụng trong bữa ăn chính và giờ ăn nhẹ.
4. Giao tiếp
Trẻ 7 tháng tuổi đang bắt đầu hiểu ý nghĩa của ngôn ngữ. Con sẽ đáp lại khi bạn nói chuyện. Tuy nhiên, không phải lúc nào bé ở tuổi này cũng tuân theo mệnh lệnh. Bạn cũng sẽ nhận được phản hồi – ít nhất là quay đầu lại – bất cứ khi nào bạn nói tên của bé.
Khi được 7 tháng, trẻ sẽ trở thành những chuyên gia về giao tiếp phi ngôn ngữ. Chúng có thể tạo ra nhiều biểu cảm trên khuôn mặt – từ cười toe toét đến cau mày. Chúng có thể hiểu cảm giác của bạn qua giọng nói và nét mặt. Bé cũng giao tiếp bằng cách tạo ra nhiều âm thanh khác nhau. Đó có thể là tiếng cười, thổi bong bóng và bập bẹ thành chuỗi các phụ âm như “da-da-da”.
Trí nhớ của trẻ 7 tháng tuổi đã phát triển đáng kể và cùng với đó là khái niệm về tính lâu dài của đối tượng.
Chỉ vài tháng trước, khi bạn giấu một đồ vật hoặc khuôn mặt của bạn trong trò chơi ú òa, trẻ nghĩ rằng nó đã biến mất vĩnh viễn. Giờ đây, trẻ ra rằng con người và đồ vật vẫn tồn tại, ngay cả khi chúng bị che khuất.
Tính lâu dài đối tượng có nghĩa là khi bạn vắng mặt tại nơi làm việc hoặc làm việc vặt, bạn không ở ngoài tâm trí của con. Khi được 7 tháng, bé có thể bắt đầu lo lắng về sự chia ly, quấy khóc và bám lấy bất cứ khi nào bạn cố gắng rời đi hoặc không chịu ở lại với người trông trẻ. Vì sự quen thuộc khiến bé thoải mái hơn nên việc lo lắng về người lạ cũng có thể bắt đầu trở thành vấn đề ở độ tuổi này.
Trẻ có thể sẽ thoát khỏi sự lo lắng chia ly khi 2 tuổi hoặc sớm hơn. Hãy thử lên lịch khởi hành khi con bạn đã ngủ. Hãy tạm biệt ngắn gọn và ngọt ngào. Đồng thời yêu cầu người chăm sóc đánh lạc hướng con bạn bằng một món đồ chơi hoặc sách cho đến khi bạn ra khỏi cửa. Và đừng cảm thấy tội lỗi vì con có thể sẽ ngừng khóc vài phút sau khi bạn rời đi.
5. Ngủ
Giấc ngủ của con bạn có thể bị gián đoạn trong một tháng hoặc lâu hơn khi chúng bắt đầu mọc răng lần đầu tiên. Mặc dù có thể cảm thấy khó chịu như bạn đang quay trở lại những ngày đầu sơ sinh của bé, nhưng điều quan trọng là phải kiên nhẫn với con. Bạn cần hiểu rằng, rất có thể chúng chỉ đơn giản là không thoải mái và đau đớn khi mọc những chiếc răng mới đó.
Bạn cũng có thể nhận thấy bé đã bắt đầu lăn từ lưng ra trước bụng và hoạt động nhiều hơn trong khi ngủ. Điều này có thể khiến bạn lo lắng. Tuy nhiên, không cần điều chỉnh lại nếu bé lăn lộn trong khi ngủ. Bạn nên tiếp tục áp dụng các phương pháp ngủ an toàn và đảm bảo rằng hoàn toàn không có bất cứ thứ gì trong nôi của bé.
>> Đọc thêm: Những điều cần biết về giấc ngủ của trẻ sơ sinh.
6. Mẹo cho trẻ 7 tháng tuổi
Giờ con bạn đã quen với thức ăn đặc. Hãy cho bé trở thành một phần trong giờ ăn của gia đình bằng cách đẩy chiếc ghế cao lên bàn ăn.
Hãy biến giờ chơi thành một phần thường xuyên mỗi ngày. Con nhện tí hon, ú òa, chú heo con và những vật dụng thiết yếu khác từ thời thơ ấu là những cách tuyệt vời để vui chơi với con bạn.
Không nên sử dụng các thiết bị màn hình cho trẻ em dưới 2 tuổi. Bạn nên tránh dùng các thiết bị này càng lâu càng tốt. Thay vào đó, hãy cố gắng nghe nhạc, khuyến khích trẻ chơi độc lập hoặc đọc sách cùng nhau.
Ở độ tuổi này, trẻ 7 tháng tuổi nên thích đọc, đặc biệt là những loại sách vui nhộn, khám phá. Tìm sách có động vật hoặc âm thanh mà con có thể khám phá cùng bạn.
Bài viết trên hy vọng cung cấp cho bạn kiến thức bổ ích về các cột mốc phát triển trong đời sống của trẻ cũng như các kỹ năng chăm sóc bé yêu cho bạn.
Bác sĩ Hoàng Thị Việt Trinh
Từ khóa » Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh 7 Tháng Tuổi
-
Trẻ 7 Tháng Tuổi: Chế độ Dinh Dưỡng Và Chăm Sóc Răng Miệng
-
Sự Phát Triển Của Trẻ ở Tháng Thứ 7 Sau Sinh - Vinmec
-
Sự Phát Triển Của Trẻ 7 Tháng Tuổi & Dinh Dưỡng Cho Trẻ - Huggies
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh 7 Tháng Tuổi | Bắt Đầu Tập Cho ...
-
Cột Mốc Phát Triển Của Trẻ 7 Tháng Tuổi: Những điều Bạn Không Nên ...
-
Trẻ 7 Tháng Tuổi Của Mẹ Có Bắt Kịp đà Tăng Trưởng? - MarryBaby
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Trẻ Trên 7 Tháng Tuổi - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Chăm Sóc Trẻ 7 Tháng Tuổi: Bắt đầu Chuỗi Ngày ăn Dặm Không Nước ...
-
Những điều Mẹ Cần Biết Về Trẻ 7 Tháng Tuổi để Nuôi Con Tốt Hơn
-
Trẻ 7 Tháng Tuổi Biết Làm Gì, Cách Chăm Sóc Bé 7 ... - Healthyblog
-
Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh 7 Tháng Tuổi - Babiuni
-
Cách Chăm Sóc Trẻ Từ 6-7 Tháng Tuổi Thế Nào để Con Phát Triển Toàn ...
-
Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Vừa Chào đời Từ 0 đến 6 Tháng Tuổi
-
Những Chú ý Dinh Dưỡng Cho Trẻ Từ 7 Tháng Tuổi