Chấn Thương Sai Khớp Gối - Benh Vien 108

Video

Xem thêm tin
Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiết
Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

14/11/2024 Chi tiết
Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

11/11/2024 Chi tiết
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024

Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024

30/10/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Chấn thương sai khớp gối 04:38 PM 26/04/2017 Sai khớp gối ít gặp nhưng có nhiều biến chứng tổn thương nặng nề đi kèm cần kiểm tra và sử trí tổn thương. Nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông, lao động, thể thao, ngã cầu thang.... Các tổn thương hay gặp trong sai khớp gối. Tổn thương động mạch khoeo: Đoạn trên động mạch khoeo chui qua vòng cơ khép, bị cố định chắc vào thân xương đùi, đoạn dưới động mạch khoeo chui vào vòng cơ dép, bị giữ chắc vào xương chày. Do đó, khi sai khớp gối dễ bị tổn thương động mạch khoeo, tổn thương này nếu không phát hiện có thể phải cắt đoạn chi. Tổn thương hệ thống dây chằng khớp gối: Khớp gối là 1 khớp bản lề, có cấu trúc giải phẫu hệ thống dây chằng phức tạp nhằm giữ vững khớp. Khi sai khớp gối xẩy ra, hệ thống dây chằng này tổn thương ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động của khớp. 1. Chẩn đoán Lâm sàng Hỏi bệnh sử tìm cơ chế chấn thương. Khám tìm các dấu hiệu sai khớp, tùy theo đầu trên xương chày so với xương đùi mà sai ra trước, sau, trong, ngoài hay xoay. Chú ý phát hiện tổn thương động mạch khoeo, đầu ngón chân lạnh, tím, có tê bì mất cảm giác, bắt mạch mu chân, ống gót so sánh với chân lành, ghi giờ khám cẩn thận để so sánh lần khám sau, nếu thay đổi có giá trị gợi ý chẩn đoán. Cận lâm sàng X-quang khớp gối trước và sau nắn sai khớp kiểm tra xem có gãy xương kèm theo không. Siêu âm Doppler mạch máu chân bị chấn thương kiểm tra và theo dõi tổn thương mạch máu. CT scan, MRI xác định gãy xương phức tạp, tổn thương phần mềm phức tạp 2. Xử trí Nắn sai khớp càng sớm càng tốt, kéo thẳng chi tùy vị trí đầu trên xương chày đẩy vào khớp, tránh duỗi quá mức sợ tổn thương động mạch khoeo. Bất động bằng bột, nẹp bột sâu để theo dõi động mạch khoeo khoảng 1 tuần, tư thế gối gấp 15 độ sau đó chuyển sang bó bột ống thêm 3 tuần. Tập gấp duỗi, vận động khớp gối sau khi bỏ bột. Xác định tổn thương các dây chằng, sụn chêm để có hướng điều trị tiếp. Mổ nắn chỉnh sai khớp nếu nắn chỉnh sai khớp thất bại. Với tổn thương động mạch khoeo, sai khớp hở, tùy theo tổn thương, có thể dùng khung cố định ngoài cố định hoặc xuyên đinh steimann chéo xương đùi và xương chày để cố định ... đồng thời xử trí tổn thương động mạch, vết thương hở... 3. Tiên Lượng Hoại tử cẳng bàn chân nếu tổn thương động mạch khoeo không phát hiện hoặc phát hiện muộn. Hạn chế vận động gối, cứng khớp gối nếu luyện tập sau bất động không tốt. Lỏng gối, mất vững khớp gối nếu tổn thương hệ thống dây chằng khớp. Thoái hóa khớp gối. 4. Theo dõi và khám lại Nắn sai khớp gối đơn thuần thành công ngay lúc khám, vẫn cần nhập viện theo dõi các tổn thương xuất hiện muộn như tắc động mạch khoeo. Với các tổn thương dây chằng vùng gối sau thời gian bất động và luyện tập kiểm tra đánh giá lại các dây chằng bị tổn thương để có kế hoach điều trị. Với tổn thương các dây chằng trong sai khớp gối phần lớn là nhiều dây chằng. Các dây chằng tổn thương có thể là dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên trong, dây chằng bên ngoài, khu sau ngoài, khu sau trong. TS. BS. Lê Hồng Hải, BS. Lê Hanh Khoa Phẫu thuật khớp, Bệnh viện TƯQĐ 108. Chia sẻ

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng chuyên mục

    Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao

    Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao

    14:14 07/07/2019
    Chăm sóc người bị cảm cúm

    Chăm sóc người bị cảm cúm

    13:46 21/12/2018
    Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp

    Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp

    03:08 12/07/2018

Từ khóa » Chẩn đoán Trật Khớp Gối