TRẬT KHỚP GỐI
Có thể bạn quan tâm
BSCKII NGUYỄN KẾ LẠCBSCKII TRẦN NHƯ BỬU HOA ĐDCKI ĐẶNG THỊ BÍCH LIÊN
Trật khớp gối thường đi kèm với tổn thương động mạch hoặc thần kinh. Trật gối đe doạ đến khả năng tồn tại của chi. Những trật khớp này có thể tự hết trật trước khi đến bệnh viện. Chẩn đoán thông thường bằng x-quang. Cần đánh giá về mạch máu và thần kinh; tổn thương mạch máu được xác định bằng siêu âm hoặc chụp mạch. Điều trị ngay lập tức nắn kín và điều trị tổn thương mạch
Hầu hết trật khớp gối là trật ra trước khi gối duỗi quá mức; hầu hết trật gối ra sau hậu quả từ một lực đập hướng về phía sau vào đầu gần xương chày khi gối gấp nhẹ. Hầu hết trật gối do chấn thương nặng (ví dụ như tai nạn xe máy tốc độ cao), nhưng với chấn thương nhẹ (như bước vào hố và xoắn khớp gối) đôi khi có thể trât khớp gối, với các biến chứng mạch máu và thần kinh, đặc biệt là ở bệnh nhân béo phì.
Trật khớp gối luôn nguy hiểm gây tổn thương các cấu trúc hỗ trợ giữ vững khớp gối, gây ra sự mất vững, tổn thương mạch máu thần kinh vùng kheo.
CÁC CẤU TRÚC THƯỜNG BỊ THƯƠNG TỔN BAO GỒM:
- Mất vững khớp gối do tổn thương nặng dây chằng là nguyên nhân gây ra biến chứng hư khớp về sau.
- Động mạch khoeo (đặc biệt ở trật khớp ra trước).
- Thần kinh mác và chày.
Chấn thương động mạch khoeo có thể ban đầu chỉ gây tổn thương nội mạc do đó không gây thiếu máu cục bộ ngay đến khi động mạch trở nên bị tắc nghẽn. Không chẩn đoán được tổn thương động mạch có nguy cơ cao bị biến chứng thiếu máu chi, có thể dẫn đến hoại tử, cắt cụt chân.
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:
Trật khớp gối gây ra biến dạng rõ. Tuy nhiên, một số trường hợp tự hết trật trước khi đến phòng khám; trong những trường hợp như vậy khớp gối vẫn còn rất sưng và mất vững nhiều.
Sưng nề vùng khoeo gợi ý khối máu tụ máu hoặc tổn thương động mạch khoeo.
CHẨN ĐOÁN:
- Xquang
- Đánh giá mạch và thần kinh
Nghi ngờ trật khớp gối nếu như mất vững khớp gối nặng (đa hướng) X quang thẳng và nghiêng được chẩn đoán với những trường hợp tự nắn trật.
Đánh giá về mạch máu và thần kinh đặc biệt quan trọng.
Thương tổn động mạch khoeo nên được nghi ngờ bất kể có thiếu máu thiếu máu hay không. Đánh giá lâm sàng của mạch ngoại vi không thể loại trừ hoàn toàn tổn thương động mạch khoeo, ngay cả khi mạch là bình thường trong một khoảng thời gian.
Chỉ số ABI (ABI) nên được xác định để kiểm tra tổn thương mạch máu; giá trị ≤ 0.9 rất nhạy cảm với tổn thương mạch máu. Tuy nhiên, chụp CT mạch là tiêu chuẩn vàng để đánh giá mạch máu sau trật gối Một số chuyên gia cũng khuyên chụp CL mạch ngay cả khi ABI> 0,9 và không có kết quả khám lâm sàng cho thấy thiếu máu cục bộ.
Nếu ABI là ≤ 0.9 hoặc nếu bất kỳ phát hiện nào cho thấy thiếu máu cục bộ thì cần phải tư vấn phẫu thuật mạch máu ngay lập tức. Các bác sĩ lâm sàng nên kiểm tra kỹ tổn thương mạch máu vì thời gian thiếu máu ảnh hưởng rất lớn đến giữ chi bệnh nhân Nếu phẫu thuật để sửa chữa tổn thương mạch máu không được thực hiện trong vòng 8 giờ, tỷ lệ cắt cụt cao hơn.
ĐIỀU TRỊ:
- Nắn trật ngay lập tức
- Nếu có tổn thương mạch máu thì cần phẫu thuật sửa chưa ngay
- Sau đó mổ có kế hoạch để tái tạo lại dây chằng
Điều trị trật khớp gối là nắn chỉnh ngay lập tức ở tư thế gấp gối 15 độ.
Các tổn thương mạch máu cần sửa chữa ngay, cần tham khảo thêm bác sĩ phẫu thuật mạch máu. Nếu có triệu chứng thiếu máu chi cần mở cân cẳng chân nếu cần.
Với khớp gối mất vững nhiều, đôi khi cần khung cố định ngoại vi. Thông thường sau khi nắn trật chụp Xquang thẳng và nghiêng để đánh giá lại.
Tái tạo lại các dây chằng khớp gối sau khi gối đỡ sưng nề.
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH:
Trật khớp khớp gối có thể kèm theo tổn thương động mạch khoeo hoặc thần kinh.
Trật khớp gối làm tổn thương các dây chằng do đó gây ra mất vững khớp
Hầu hết trật khớp gối đều biểu hiện lâm sàng rõ trước khi đến viện, tuy nhiên khớp có thể tự hết trật trước khi đến phòng khám cấp cứu, do đó luôn nghi ngờ trật khớp nếu khám thấy khớp mất vững nặng
Luôn kiểm tra chỉ số huyết áp cổ chân – cánh tay (ABI) và chụp mạch vì động mạch kheo thường tổn thương trong trật khớp gối
Nắn chỉnh lại khớp ngay lập tức và hội chẩn với bác sĩ phẫu thuật mạch máu để sửa chữa động mạch kheo nếu có tổn thương
Vì vậy người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa sớm nhất sau chấn thương gối để khám chữa bệnh kịp thời, đem lại hiệu quả cao nhất.
TagsABI CT tratkhopgoi X-quangTừ khóa » Chẩn đoán Trật Khớp Gối
-
Các Dấu Hiệu Cảnh Báo Trật Khớp Gối - Vinmec
-
Trật Khớp Gối (trật Khớp đùi - Chày) - Chấn Thương; Ngộ độc
-
Trật Khớp Gối Có đi Lại được Không? - Vinmec
-
Trật Khớp Gối Có Nguy Hiểm Không? Nên Xử Lý Như Thế Nào? | ACC
-
Trật Khớp: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Phòng Tránh Và điều Trị
-
5 Chấn Thương đầu Gối Thường Gặp Trong Thể Thao Và Cách điều Trị
-
Chấn Thương đầu Gối Và Phương Pháp điều Trị | Bệnh Viện Gleneagles
-
Trật Khớp Gối - Hello Bacsi
-
Chấn Thương Sai Khớp Gối - Benh Vien 108
-
Trật Khớp Gối: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Xử Lý, Điều Trị
-
Bị Trật Khớp Gối Phải Làm Sao để KHỎI Nhanh Và ÍT đau? | TCI Hospital
-
Trật Khớp Gối: Nguyên Nhân,dấu Hiệu Và Cách điều Trị - JEX
-
Cảnh Giác: Trật Khớp Gối Có Thể Phải Cắt Chân
-
Lịch Sử Của Phẫu Thuật Nội Soi Khớp Gối