Trật Khớp Gối: Nguyên Nhân,dấu Hiệu Và Cách điều Trị - JEX

Dấu hiệu trật khớp gối

Trật khớp gối khiến xương đùi và xương ống chân bị lệch

Trật khớp gối là tình trạng mất kết nối giữa xương đùi và xương ống chân (xương chày) do các xương này bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Dựa vào vị trí lệch lạc giữa xương mâm chày (phần đầu trên của xương chày) với xương đùi, người ta phân loại trật khớp gối thành 5 loại cơ bản sau:

  • Trật khớp gối ra trước

  • Trật khớp gối ra sau

  • Trật khớp gối vào trong

  • Trật ra gối ra ngoài

  • Trật khớp gối xoay

Vì trật khớp gối rất ít khi xảy ra, thế nên kinh nghiệm xử lý khi gặp phải tình huống này còn rất hạn chế. Quan trọng hơn, hầu hết mọi người gần như chưa hiểu đúng về mức độ nghiêm trọng của những biến chứng do trật khớp gối gây ra nếu không được điều trị kịp thời.

Vì vậy, bài viết này sẽ mang đến bức tranh toàn diện về triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng và điều trị trật khớp gối, từ đó giúp mọi người có được nguồn kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe xương khớp một cách tốt nhất.

Dấu hiệu trật khớp gối dễ dàng nhận thấy nhất là hiện tượng sưng và biến dạng vùng quanh đầu gối. Cùng với đó, khi các xương ở khớp gối bị chệch khỏi quỹ đạo sẽ biểu hiện ra ngoài thông qua các triệu chứng như:

  • Phát ra âm thanh rộp ngay tại thời điểm chấn thương

  • Đau nhức dữ dội khi khớp gối chuyển động

  • Chi dưới thường bị rút ngắn lại

  • Đầu gối hoặc phần dưới đầu gối có thể bị mất cảm giác (tùy từng trường hợp)

  • Hạn chế hoặc không có khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày

Đau nhức nguyên nhân do trật khớp gối

Đau nhức dữ dội khi bị trật khớp gối

Các dấu hiệu và triệu chứng này xuất hiện ngay khi bạn bị trật khớp gối và thường có chiều hướng xấu đi theo thời gian. Đôi khi, khớp gối có thể tự động trở về vị trí nhưng cảm giác đau nhức và hiện tượng sưng tấy sẽ không chấm dứt bởi các bộ phận trong khớp gối rất khó quay lại tình trạng ổn định như ban đầu.

Trật khớp gối là một chấn thương hy hữu, chủ yếu do chịu tác động ngoại lực mạnh như ngã từ cao xuống, tai nạn giao thông, va chạm trong thể thao. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị trật khớp gối khi thay đổi chuyển động của cơ thể, đặc biệt là chân quá đột ngột.

Như vậy, khác với viêm khớp gối, tràn dịch khớp gối, khô khớp gối … nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trật khớp gối hoàn toàn đến từ tác động bên ngoài. Tuy nhiên, chúng ta không loại trừ yếu tố sụn và xương dưới sụn khớp gối bị thoái hóa làm tăng nguy cơ trật khớp gối.

Trật khớp gối bẩm sinh (CKD)

CKD – Trật khớp gối bẩm sinh (khi sinh ra đã bị trật khớp) là trường hợp hiếm gặp. Nguyên nhân dẫn đến CKD là bởi chính quá trình hình thành khớp gối từ trong bụng mẹ hoặc phát sinh cùng với các điều kiện khác, chẳng hạn như chân khoèo.

Việc sơ cứu và điều trị trật khớp gối không thể chậm trễ một giây phút nào. Nếu không phản ứng nhanh chóng với tình huống này, chúng ta có thể phải gánh chịu những thiệt hại và biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đi lại:

  • Đè nén hoặc tổn thương dây thần kinh nội mạc chạy dọc theo mép ngoài của bắp chân.

  • Vỡ hoặc tắc nghẽn động mạch và tĩnh mạch nằm ở phía sau đầu gối.

  • Sự phát triển của huyết khối tĩnh mạch chi dưới (hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch).

Khi bị huyết khối tĩnh mạch gây tắc nghẽn mạch máu, nếu không được điều trị trong hơn 8 giờ, nguy cơ phải cắt bỏ chi là rất cao (nguy cơ cắt cụt chi khi điều trị sau 8 giờ là 86%, còn điều trị trong vòng 8 giờ là 11%). Bên cạnh đó, trật khớp có thể làm hư hỏng một số dây chằng, mạch máu và dây thần kinh quan trọng khiến chân bị tê liệt, mất hoàn toàn khả năng đi lại.

Không giống các vấn đề xương khớp khác, triệu chứng trật khớp gối không thể “lẫn lộn” với bất kỳ bệnh lý nào, thế nên công tác được ưu tiên hàng đầu là định vị lại khớp bị tổn thương để giảm bớt áp lực lên da, mạch máu và dây thần kinh. Sau khi cố định khớp gối, bác sĩ mới bắt tay vào công tác chẩn đoán và đánh giá mức độ chấn thương.

Cách chẩn đoán trật khớp gối

Bác sĩ tiến hành kiểm tra để chẩn đoán nguyên nhân trật khớp gối

Mục đích của những xét nghiệm chẩn đoán trật khớp gối là xác định mức độ tổn thương dây chằng, mạch máu và dây thần kinh. Do đó, bác sĩ sẽ thực hiện khoanh vùng phạm vi ảnh hưởng của chấn thương đến cấu trúc bên trong khớp gối thông qua các kiểm tra dưới đây:

Kiểm tra xung chân

Điểm xung chân nằm ở mặt trước của mắt cá chân. Bác sĩ sẽ dùng tay nhấn vào điểm xung chân để kiểm tra mạch máu. Nếu mạch máu bị tắc nghẽn, tay sẽ không cảm nhận được nhịp đập của bàn chân.

Kiểm tra huyết áp ở chân

Xét nghiệm so sánh huyết áp đo được ở cánh tay với huyết áp đo được ở mắt cá chân cho ra chỉ số ABI. Nếu chỉ số ABI thấp đồng nghĩa với lưu lượng máu đến chi dưới kém và điều này có thể là do mạch máu ở khớp gối bị tắc nghẽn.

Kiểm tra cảm giác

Bác sĩ sẽ kiểm tra cảm giác ở chân bị thương so với chân bình thường để đánh giá phản xạ của chân trước những tác động từ bên ngoài. Bài kiểm tra này phần nào phơi bày được mức độ nhạy bén của dây thần kinh khớp gối.

Kiểm tra màu da và nhiệt độ

Nếu chân lạnh và màu sắc nhợt nhạt có thể là bởi dòng chảy mạch máu không ổn định. Những biểu hiện này phần nào chắc chắn thêm chẩn đoán mạch máu ở chân đang gặp vấn đề.

Kiểm tra hình ảnh

Các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang và chụp cộng hưởng từ MRI không thể thiếu trong chẩn đoán các vấn đề liên quan đến xương khớp. Thông qua hình ảnh ghi lại toàn bộ cấu trúc bên trong khớp gối, bác sĩ sẽ nhìn thấy và xác định chính xác bất kỳ tổn thương nào xảy ra đối với xương, dây chằng hoặc gân của đầu gối.

Phương pháp chẩn đoán trật khớp gối

Xét nghiệm hình ảnh chẩn đoán trật khớp gối chính xác

Chẩn đoán cụ thể phạm vi và mức độ ảnh hưởng của trật khớp gối giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý và hiệu quả. Nhờ đó, không chỉ đảm bảo xương đùi và xương ống chân được đưa về đúng vị trí mà còn chắc chắn không bỏ sót thương tổn ở bất kỳ bộ phận nào bên trong khớp gối (bao gồm dây chằng, dây thần kinh, mạch máu).

Bước quan trọng đầu tiên trong phác đồ điều trị trật khớp gối là đưa xương bánh chè (nằm trước khớp gối), xương đùi và xương ống chân về đúng vị trí của nó. Trong quá trình dịch chuyển các xương, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê để giảm đau nhức cho người bệnh.

Nẹp khớp gối

Sau bước dịch chuyển xương, bác sĩ sẽ tiến hành nẹp chân để giữ cố định phần xương mới dịch chuyển. Thời gian đeo nẹp, bệnh nhân nên hạn chế tối đa các cử động để xương khớp bình phục sớm nhất.

Phẫu thuật

Đối với trường hợp bị tổn thương dây chằng, mạch máu hoặc dây thần kinh, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để sửa chữa. Nếu mạch máu bị tắc nghẽn, bạn cần phẫu thuật ngay lập tức.

Vật lý trị liệu

Dù trước đó, bạn trải qua phương pháp điều trị gì đi chăng nữa thì khi khớp gối ổn định vẫn nên phục hồi chức năng bằng các bài tập vật lý trị liệu. Tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của tổn thương và loại điều trị đã áp dụng, Bác sĩ vật lý trị liệu sẽ xây dựng chương trình trị liệu thích hợp với mỗi người để khớp gối dần thích nghi và trở lại với các hoạt động thường nhật.

Phát hiện và điều trị những tổn thương trật khớp gối sớm, khả năng hồi phục là rất khả thi. Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị quá muộn, nguy cơ mất chi là khó tránh khỏi.

Để khôi phục lại chức năng cho khớp gối bị trật có thể mất từ 9 đến 12 tháng. Hoàn thành điều trị trật khớp gối, tình trạng cứng, đau hoặc rối loạn chức năng vẫn có thể xuất hiện ở đầu gối.

Chính vì thế, chăm sóc xương khớp sau chữa trị trật khớp gối cần được chú trọng và thực hiện đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý dành cho người đang hoặc mới bước ra từ quá điều trị trật khớp gối:

  • Bổ sung dưỡng chất chuyên biệt có tác dụng nuôi dưỡng sụn và xương dưới sụn.

  • Duy trì vận động (theo hướng dẫn của bác sĩ) để khớp gối linh hoạt, dẻo dai.

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường thực phẩm có lợi cho xương khớp.

  • Hạn chế cử động mạnh và không tham gia các môn thể thao cường độ cao.

  • Không mang vác đồ nặng, không đứng hoặc ngồi quá lâu.

Jex thế hệ mới

Bổ sung dưỡng chất từ JEX thế hệ mới giúp hỗ trợ nuôi dưỡng sụn và xương dưới sụn khớp gối

Các tinh chất trên giúp hỗ trợ ức chế sản sinh các chất gây viêm trong khớp, tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, giúp sụn chắc khỏe và trơn láng. Nhờ đó góp phần hỗ trợ giảm viêm và giảm đau, bảo vệ xương khớp toàn thân chắc khỏe.

Trật khớp gối là chấn thương nghiêm trọng, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm do tổn thương mạch máu và dây thần kinh. Vậy nên, nếu nghi ngờ khớp gối bị trật, hãy lập tức đến bệnh viện chuyên khoa xương khớp kiểm tra để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngăn chặn nguy cơ liệt chi hoặc phải cắt chi.

Box mua hàng Jex

Nút mua hàng Jex

Từ khóa » Chẩn đoán Trật Khớp Gối