Cho Hình Chóp S.ABCD Có đáy Là Hình Thang ABCD(AB||CD ...
Có thể bạn quan tâm
CHỌN BỘ SÁCH BẠN MUỐN XEM
Hãy chọn chính xác nhé!
Trang chủ Lớp 11 ToánCâu hỏi:
22/07/2024 14,709Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang ABCD(AB||CD). Khẳng định nào sau đây sai?
A. Hình chóp S.ABCD có 4 mặt bên
B. Giao tuyến của hai mặt phẳng SAC và SBD là SO ( O là giao điểm của AC và BD ).
C. Giao tuyến của hai mặt phẳng SAD và SBC là SI ( I là giao điểm của AD và BC ).
D. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (SAD) là đường trung bình của ABCD
Đáp án chính xác Xem lời giải Xem lý thuyết Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm Đại cương về mặt phẳng và đường thẳng có đáp án Bắt Đầu Thi ThửTrả lời:
Giải bởi VietjackCâu trả lời này có hữu ích không?
1 0Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
ĐĂNG KÝ VIP
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho hình chóp S.ABCD , đáy là hình thang, đáy lớn AB, Gọi O là giao của AC với BD. M là trung điểm SC. Giao điểm của đường thẳng AM và (SBD) là:
Xem đáp án » 13/08/2021 7,273Câu 2:
Cho hình chóp S.ABC. Gọi M,N lần lượt nằm trên 2 cạnh SA, SB sao cho MN không song song với AB. Khi đó giao điểm của MN và mặt phẳng (ABC) là:
Xem đáp án » 13/08/2021 6,916Câu 3:
Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau?
Xem đáp án » 13/08/2021 5,744Câu 4:
Cho hình chóp S. ABCD có đáy là hình thang ABCD(AB||CD). Khẳng định nào sau đây đúng?
Xem đáp án » 13/08/2021 4,135Câu 5:
Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
Xem đáp án » 13/08/2021 3,781Câu 6:
Cho điểm A không nằm trên mặt phẳng α chứa tam giác BCD. Lấy E, F là các điểm lần lượt nằm trên các cạnh AB, AC . Khi EF và BC cắt nhau tại I , thì I không phải là điểm chung của hai mặt phẳng nào sau đây?
Xem đáp án » 13/08/2021 3,604Câu 7:
Cho 4 điểm không đồng phẳng A, B, C, D. Gọi I, K lần lượt là trung điểm của AD và BC. Giao tuyến của IBC và KAD là:
Xem đáp án » 13/08/2021 3,198Câu 8:
Cho hình chóp S.ABCD có là hình vuông ABCD . Giao điểm của AC và mặt phẳng (SBD) là:
Xem đáp án » 13/08/2021 2,806Câu 9:
Cho tứ diện ABCDC. Gọi G là trọng tâm của tam giác ABC. Giao tuyến của mặt phẳng (ACD) và (GAB) là:
Xem đáp án » 13/08/2021 2,696Câu 10:
Cho tứ diện ABCD. E, F lần lượt là các điểm nằm trong các tam giác BCD và ACD. M,N,P,Q lần lượt là giao của DE và BC, DF và AC, CE và BD, CF và AD. Khi đó giao điểm của EF và (ABC) là:
Xem đáp án » 13/08/2021 2,081Câu 11:
Cho tứ diện ABCD. Gọi G là trực tâm của tam giác ABC. Giao tuyến của mặt phẳng (ACD) và (GAB) là:
Xem đáp án » 13/08/2021 1,382Câu 12:
Trong các hình chóp, hình chóp có ít cạnh nhất có số cạnh là bao nhiêu?
Xem đáp án » 13/08/2021 1,231Câu 13:
Gọi M là giao điểm của đường thẳng a và mặt phẳng (P) . Khẳng định nào sau đây đúng?
Xem đáp án » 13/08/2021 977Câu 14:
Giả sử M là giao của đường thẳng a và mặt phẳng (P) . Khẳng định nào sau đây đúng?
Xem đáp án » 13/08/2021 624 Xem thêm các câu hỏi khác »LÝ THUYẾT
Mục lục nội dung
Xem thêmI. Khái niệm mở đầu.
1. Mặt phẳng
- Để biểu diễn mặt phẳng ta thường dùng hình bình hành hay một miền góc và ghi tên của mặt phẳng vào một góc của hình biểu diễn.
- Để kí hiệu mặt phẳng, ta thường dùng các chữ cái in hoa hoặc chữ cái Hi Lạp đặt trong dấu ngoặc ( ). Ví dụ: mp(P), mp(Q), mp(α), mp(β)…
2. Điểm thuộc mặt phẳng.
Cho điểm A và mặt phẳng (α).
- Khi điểm A thuộc mặt phẳng (α) ta nói A nằm trên (α) hay (α) chứa A, hay (α) đi qua A và kí hiệu là A∈(α).
- Khi điểm A không thuộc mặt phẳng (α) ta nói điểm A nằm ngoài (α) hay (α) không chứa A và kí hiệu là A∉(α).
Hình trên cho ta hình biểu diễn của điểm A thuộc mặt phẳng , còn điểm B không thuộc (α).
3. Hình biểu diễn của một hình trong không gian
Để nghiên cứu hình học không gian người ta thường vẽ các hình không gian lên bảng, lên giấy. Ta gọi hình vẽ đó là hình biểu diễn của một hình không gian.
- Dưới đây là một vài hình biểu diễn của hình hộp chữ nhật.
Để vẽ hình biểu diễn của một hình trong không gian người ta dựa vào những quy tắc sau đây:
- Hình biểu diễn của đường thẳng là đường thẳng, của đoạn thẳng là đoạn thẳng.
- Hình biểu diễn của hai đường thẳng song song là hai đường thẳng song song, của hai đường thẳng cắt nhau là hai đường thẳng cắt nhau.
- Hình biểu diễn phải giữ nguyên quan hệ thuộc giữa điểm và đường thẳng.
- Dùng nét liền để biểu diễn cho đường nhìn thấy và nét đứt đoạn biểu diễn cho đường bị che khuất.
II. Các tính chất thừa nhận
- Tính chất 1. Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt
- Tính chất 2. Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng.
Một mặt phẳng hoàn toàn xác định nếu biết nó đi qua ba điểm không thẳng hàng. Ta kí hiệu mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng A, B, C là mặt phẳng (ABC) hoặc mp(ABC) hoặc (ABC).
- Tính chất 3. Nếu một đường thẳng có hai điểm phân biệt thuộc một mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đều thuộc mặt phẳng đó.
Nếu mọi điểm của đường thẳng d đều thuộc mặt phẳng (α) thì ta nói đường thẳng d nằm trong (α) hay (α) chứa d và kí hiệu là d⊂(α) hay (α)⊃d.
- Tính chất 4. Tồn tại bốn điểm không cùng thuộc một mặt phẳng.
Nếu có nhiều điểm cùng thuộc một mặt phẳng thì ta nói những điểm đó đồng phẳng, còn nếu không có mặt phẳng nào chứa các điểm đó thì ta nói chúng không đồng phẳng.
- Tính chất 5. Nếu hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng còn có một điểm chung khác nữa.
Từ đó suy ra: Nếu hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng sẽ có một đường thẳng chung đi qua điểm chung ấy.
Đường thẳng chung d của hai mặt phẳng phân biệt (α) và (β) được gọi là giao tuyến của (α) và (β) và kí hiệu là d = (α)∩(β).
- Tính chất 6. Trên mỗi mặt phẳng, các kết quả đã biết trong hình học phẳng đều đúng.
III. Cách xác định mặt phẳng
1) Mặt phẳng được hoàn toàn xác định khi biết nó đi qua ba điểm không thẳng hàng.
2) Mặt phẳng được hoàn toàn xác định khi biết nó đi qua một điểm và chứa một đường thẳng không đi qua điểm đó.
Cho đường thẳng d và điểm A không thuộc d. Khi đó điểm A và đường thẳng d xác định một mặt phẳng, kí hiệu là mp(A, d) hay (A, d) hoặc mp(d, A) hay (d, A).
3) Mặt phẳng được hoàn toàn xác định khi biết nó chứa hai đường thẳng cắt nhau.
Cho hai đường thẳng cắt nhau a và b. Khi đó hai đường thẳng a và b xác định một mặt phẳng và kí hiệu là mp(a, b) hay (a, b) hoặc mp(b, a) hay (b, a).
IV. Hình chóp và hình tứ diện
1. Hình chóp
Trong mp(α) cho đa giác lồi A1A2…An. Lấy điểm S nằm ngoài (α). Lần lượt nối S với các đỉnh A1, A2,..,An ta được n tam giác SA1A2, SA2A3,…, SAnA1.
Hình gồm đa giác A1A2…An và n tam giác SA1A2, SA2A3,…, SAnA1 gọi là hình chóp, kí hiệu là S.A1A2…An.
Ta gọi S là đỉnh và đa giác A1A2…An là mặt đáy. Các tam giác SA1A2, SA2A3,…, SAnA1 gọi là các mặt bên, các đoạn SA1, SA2, …, SAn là các cạnh bên; các cạnh của đa giác đáy gọi là các cạnh đáy của hình chóp.
Ta gọi hình chóp có đáy là tam giác, tứ giác, ngũ giác,.. lần lượt là hình chóp tam giác, hình chóp tứ giác, hình chóp ngũ giác…
2. Hình tứ diện
Cho bốn điểm A, B, C, D không đồng phẳng. Hình gồm bốn tam giác ABC, ACD, ABD và BCD gọi là hình tứ diện (hay tứ diện) và được kí hiệu là ABCD.
Các điểm A, B, C, D gọi là các đỉnh của tứ diện.
Các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA, CA, BD gọi là các cạnh của tứ diện.
Hai cạnh không đi qua một đỉnh gọi là hai cạnh đối diện.
Các tam giác ABC, ACD, ABD, BCD gọi là các mặt của tứ diện. Đỉnh không nằm trên một mặt gọi là đỉnh đối diện với mặt đó.
Hình tứ diện có 4 mặt là các tam giác đều gọi là hình tứ diện đều.
- Chú ý. Khi nói đến tam giác ta có thể hiểu là tập hợp các điểm thuộc các cạnh hoặc cũng có thể hiểu là tập hợp các điểm thuộc các cạnh và các điểm trong của tam giác đó. Tương tự có thể hiểu như vậy đối với đa giác.
3. Một số ví dụ
Ví dụ 1.Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang ABCD (AB // CD).
Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng:
a) (SAC) và (SBD).
b) (SAD) và (SBC).
Lời giải:
a) Trong mp(ABCD), gọi O là giao điểm của AC và BD.
Ta có S là điểm chung thứ nhất của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD).
Lại có: O∈AC⊂SAC⇒O∈SACO∈BD⊂SBD⇒O∈SBD
Suy ra, O là điểm chung thứ hai của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD).
Vậy giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD) là SO.
b) Trong mp(ABCD), gọi I là giao điểm của AD và BC.
Ta có S là điểm chung thứ nhất của hai mặt phẳng (SAD) và (SBC).
Lại có: I∈AD⊂SAD⇒I∈SADI∈BC⊂SBC⇒I∈SBC
Suy ra, I là điểm chung thứ hai của hai mặt phẳng (SAD) và (SBC).
Vậy giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và (SBC) là SI.
Ví dụ 2. Cho tứ diện ABCD. Gọi E và F lần lượt là trung điểm của AB và CD; G là trọng tâm tam giác BCD. Giao điểm của đường thẳng EG và mặt phẳng (ACD)?
Lời giải:
Vì G là trọng tâm tam giác BCD, F là trung điểm của CD nên G∈mp(ABF)
Ta có E là trung điểm của AB nên E ∈(ABF).
Chọn mp phụ chứa EG là (ABF)
+ Tìm giao tuyến của mp(ABF) và mp(ACD) ta có:
A là điểm chung thứ nhất.
F∈ABFF∈CD⊂ACD⇒F∈ACD
Suy ra F là điểm chung thứ hai .
Do đó, giao tuyến của mp(ABF) và mp(ACD) là AF.
Trong mp(ABF), kéo dài AF cắt EG tại M. Khi đó, M là giao điểm của EG và mp(ACD).
Đề thi liên quan
Xem thêm »- Trắc nghiệm tổng hơp Toán 11 (có đáp án) 76 đề 22949 lượt thi Thi thử
- Trắc nghiệm Đề thi Toán 11 (có đáp án) 17 đề 8267 lượt thi Thi thử
- Trắc nghiệm Toán 11 Ôn tập chương 1: Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác (có đáp án) 12 đề 4836 lượt thi Thi thử
- Trắc nghiệm Toán 11 Ôn tập chương 4: Giới hạn (có đáp án) 7 đề 4059 lượt thi Thi thử
- Trắc nghiệm Toán 11 Bài 3: Một số phương trình lượng giác thường gặp (có đáp án) 8 đề 3782 lượt thi Thi thử
- Trắc nghiệm Toán 11 Ôn tập chương 5: Đạo hàm (có đáp án) 11 đề 3715 lượt thi Thi thử
- Trắc nghiệm Toán 11 Ôn tập chương 2: Tổ hợp - Xác suất (có đáp án) 15 đề 3198 lượt thi Thi thử
- Trắc nghiệm Toán 11 Bài 1: Hàm số lượng giác (có đáp án) 6 đề 3132 lượt thi Thi thử
- Trắc nghiệm Toán 11 Bài 2: Phương trình lượng giác cơ bản (có đáp án) 6 đề 3064 lượt thi Thi thử
- Trắc nghiệm Biến cố và xác suất của biến cố có đáp án 4 đề 3042 lượt thi Thi thử
Câu hỏi mới nhất
Xem thêm »-
Một vòng quay trò chơi có bán kính 57 m, trục quay cách mặt đất 57,5 m, quay đều mỗi vòng hết 15 phút. Khi vòng quay quay đều, khoảng cách h (m) từ một cabin gắn tại điểm A của vòng quay đến mặt đất được tính bởi công thức:
\(h\left( t \right) = 57\sin \left( {\frac{{2\pi }}{{15}}t - \frac{\pi }{2}} \right) + 57,5\)
với t là thời gian quay của vòng quay tính bằng phút (t ≥ 0) (Hình 12).
Khi quay một vòng lần thứ nhất tính từ thời điểm t = 0 (phút), tại thời điểm nào của t thì cabin ở vị trí cao nhất? Ở vị trí đạt được chiều cao là 86 m?
249 18/04/2024 Xem đáp án -
Một vòng quay trò chơi có bán kính 57 m, trục quay cách mặt đất 57,5 m, quay đều mỗi vòng hết 15 phút. Khi vòng quay quay đều, khoảng cách h (m) từ một cabin gắn tại điểm A của vòng quay đến mặt đất được tính bởi công thức:
\(h\left( t \right) = 57\sin \left( {\frac{{2\pi }}{{15}}t - \frac{\pi }{2}} \right) + 57,5\)
với t là thời gian quay của vòng quay tính bằng phút (t ≥ 0) (Hình 12).
Khi t = 0 (phút) thì khoảng cách từ cabin đến mặt đất bằng bao nhiêu?
137 18/04/2024 Xem đáp án -
Một vòng quay trò chơi có bán kính 57 m, trục quay cách mặt đất 57,5 m, quay đều mỗi vòng hết 15 phút. Khi vòng quay quay đều, khoảng cách h (m) từ một cabin gắn tại điểm A của vòng quay đến mặt đất được tính bởi công thức:
\(h\left( t \right) = 57\sin \left( {\frac{{2\pi }}{{15}}t - \frac{\pi }{2}} \right) + 57,5\)
với t là thời gian quay của vòng quay tính bằng phút (t ≥ 0) (Hình 12).
Tính chu kì của hàm số h(t)?
120 18/04/2024 Xem đáp án -
Từ đồ thị hàm số y = sin x, tìm:
Các khoảng giá trị của x để hàm số y = sin x nhận giá trị dương. 127 18/04/2024 Xem đáp án -
Từ đồ thị hàm số y = sin x, tìm:
Các giá trị của x để sin x = \(\frac{1}{2}\);
120 18/04/2024 Xem đáp án -
Từ đồ thị hàm số y = cos x, cho biết:
Có bao nhiêu giá trị của x trên khoảng \(\left( { - \frac{{9\pi }}{2}; - \frac{{3\pi }}{2}} \right)\) để cos x = 0.
114 18/04/2024 Xem đáp án -
Từ đồ thị hàm số y = cos x, cho biết:
Có bao nhiêu giá trị của x trên đoạn [ – 5π; 0] để cos x = 1;
117 18/04/2024 Xem đáp án -
Xét sự biến thiên của mỗi hàm số sau trên các khoảng tương ứng:
y = cosx trên khoảng (19π; 20π), (– 30π; – 29π).
120 18/04/2024 Xem đáp án -
Xét sự biến thiên của mỗi hàm số sau trên các khoảng tương ứng:
y = sin x trên khoảng \(\left( { - \frac{{19\pi }}{2};\, - \frac{{17\pi }}{2}} \right),\,\,\left( { - \frac{{13\pi }}{2};\, - \frac{{11\pi }}{2}} \right)\);
119 18/04/2024 Xem đáp án -
Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của các hàm số:
\(y = \frac{1}{{4 - \sin x}}\).
125 18/04/2024 Xem đáp án
Từ khóa » Hình Chóp Có đáy Hình Thang
-
Cho Hình Chóp S.ABCD Có đáy Là Hình Thang, đáy Lớn AB - Khóa Học
-
Cho Hình Chóp S.ABCD Có đáy Là Hình Thang ABCD(AB||CD). Khẳng ...
-
Cho Hình Chóp S.ABCD Có đáy Là Hình Thang; đáy Lớn AB. Gọi I; J; K...
-
Cho Hình Chóp (S.ABCD ) Có đáy Là Hình Thang (ABCD( Rm( ))( (AB
-
Cho Hình Chóp (S.ABCD ) Có đáy (ABCD ) Là Hình Thang Với (AB P
-
Cho Hình Chóp S.ABCD Có đáy Là Hình Thang Vuông Tại A Và D Với ...
-
Cho Hình Chóp S.ABCD Có đáy ABCD Là Hình Thang, đáy Lớn AB. Gọi ...
-
Cho Hình Chóp S. ABCD Có đáy Là Hình Thang Với A-B Là đáy Lớn. Gọi ...
-
Cho Hình Chóp S.ABCD Có đáy ABCB Là Hình Thang Cân Với Cạnh ...
-
Cho Hình Chóp (S.ABCD) Có đáy Là Hình Thang Cân Với (AB//CD), (AB ...
-
Cho Hình Chóp S.ABCD Có đáy Là Hình Thang Vuông Tại A Và \(B,{\rm ...
-
Bài 2.47 Trang 86 SBT Hình Học 11: Cho Hình Chóp S.ABCD Có đáy ...
-
Cho Khối Chóp $S. ABCD$ Có đáy $ABCD$ Là Hình Thang Vuông Tại ...