Chủ Nghĩa Yêu Nước Là Gì?

288

Chủ nghĩa yêu nước là gì? Cơ sở của chủ nghĩa yêu nước

Mục lục ẩn a/ Khái niệm b/ Cơ sở của chủ nghĩa yêu nước c/ Nội dung đạo đức của chủ nghĩa yêu nước

a/ Khái niệm

– Chủ nghĩa yêu nước là toàn bộ tư tưởng và hành vi thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc .

Khái niệm “Tổ quốc” rộng lớn và sâu sắc hơn khái niệm “quốc gia, dân tộc”. Tổ quốc mà chúng ta thường nói đến gồm môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, truyền thống dân tộc, tình cảm cộng đồng, tinh thần độc lập tự chủ, tự cường .v.v.. của nhân dân.

– Lòng yêu nước là sự tiếp thu và thể hiện chủ nghĩa yêu nước ở mỗi con người.

b/ Cơ sở của chủ nghĩa yêu nước

Thứ 1 – Tình yêu quê hương xứ sở, tình yêu đối với nơi mình sinh ra lớn lên với bao kỷ niệm vui buồn của đời người.

Thứ 2 – Trong lòng yêu nước có tình yêu truyền thống, bản sắc văn hóa, vẻ đẹp của dân tộc. Chính lòng tự hào, tình yêu truyền thống dân tộc đem lại cho lòng yêu nước một nội dung phong phú, sâu sắc.

Thứ 3 – Cơ sở của chủ nghĩa yêu nước là công sức lao động sáng tạo của con người cống hiến cho quê hương đất nước của mình để bồi đắp và làm giàu những giá trị vật chất và tinh thần, tạo ra những điều kiện sống còn cho đất nước và nhân dân. Chính quá trình này là cơ sở chủ yếu hình thành ë con người những quan niệm đúng đắn : “Tổ quốc là tài sản vô giá của mình, nên mọi người sống trong đó phải đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau ; đồng thời có trách nhiệm xây dựng và vun đắp cho Tổ quốc mình ngày càng phát triển giàu mạnh.” Ý thức được điều đó nên nhiều người đã tự giác ra đi chiến đấu, để bảo vệ và giải phóng đất nước dù phải hy sinh tính mạng của mình

c/ Nội dung đạo đức của chủ nghĩa yêu nước

Thứ nhất : Yêu nước là yêu nhân dân lao động . Chủ nghĩa yêu nước là nguyên tắc đạo đức đòi hỏi mọi người phải biến lòng tự hào dân tộc, lòng yêu kính nhân dân…thành ý thức trách nhiệm trước vận mệnh của tổ quốc, trước hạnh phúc của nhân dân, sẵn sàng cống hiến cuộc đời mình vì độc lập, tự do của tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân.

Thứ hai : Yêu nước ngày nay gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội . Yêu nước ngày nay phải trên cơ sở lập trường của giai cấp công nhân.

Thứ ba : Yêu nước gắn liền với Chủ nghĩa Quốc tế vô sản. Nghĩa là yêu đất nước mình nhưng không xâm phạm đến lợi ích của các dân tộc khác. Yêu đất nước quê mình nhưng không rơi vào những biểu hiện cực đoan như chủ nghĩa dân tộc nước lớn, chủ nghĩa chủng tộc.

5/5 - (1 bình chọn)Bài viết liên quan:
  1. Đạo đức là gì? Nguồn gốc, bản chất, chức năng
  2. Mối quan hệ giữa đạo đức và chính trị
  3. Lương tâm là gì? Các quan niệm về lương tâm
  4. Danh dự, Nhân phẩm là gì? [Đạo đức học]

Từ khóa » Khái Niệm Chủ Nghĩa Yêu Nước Là Gì