Chủ Nghĩa Yêu Nước Việt Nam Từ Truyền Thống đến Hiện đại
Có thể bạn quan tâm
TỈNH ĐOÀN QUẢNG NGÃI Trang chủ mobile | Tin tức | Trang chính Chọn danh mục: Tất cảHoạt động cấp tỉnh---Đoàn---Hội---Chiến dịch TNTN hè 2024---Xây dựng Đoàn---Tin nhanh Tháng Thanh niên 2024---Học kỳ trong quân độiHoạt động trung ươngChính trị - Xã hội---Tin tức---Đại hội đảng nhiệm kỳ 2025 - 2030Giáo dục - Tuyên truyền---Văn bản mớiTheo dấu chân Bác---Gương sáng thanh niên 2022---Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí MinhBảo vệ nền tảng tư tưởng của ĐảngTin tốt - Câu chuyện đẹp---Tin nhanh Tháng Thanh niên---Công trình thanh niên---Tết ấm no cho mọi nhà---Tin tốt, chuyện đẹp 2023---Tin tốt - Câu chuyện đẹp 2024---Thiện nguyệnPhổ biến, giáo dục pháp luậtỨng xử văn minh trên mạng xã hộiKhoa học - Công nghệ---Công nghệ và cuộc sống---Khoa họcChuyển đổi sốKhởi nghiệp đổi mới sáng tạoThắp sáng ước mơ---Tỏa sáng nghị lực Việt tỉnh Quảng NgãiInfographicTruyền hình Thanh niên Quảng NgãiPodcastE-MagazineChủ quyền biên giới, biển đảo Việt NamHội nhập - Đối ngoạiAn ninh - Quốc phòngQuảng Ngãi trong tôiSức khỏeVăn hóa - Thể thao - Du lịch---SEA Games---Văn hóa - Văn nghệ---Thể thao---Du lịch---Các giải bóng đá mini truyền thốngMã QR di tích và địa chỉ đỏ Quảng NgãiTuyển sinh - Tuyển dụngLịch công tácTài liệu sinh hoạt chi đoànBản tin Thanh niênKênh tư vấn tâm lý, trợ giúp TTNTrang thi trắc nghiệmGiới thiệu---Chức năng, nhiệm vụ Tỉnh đoàn---Thường trực Tỉnh đoàn---Phòng, ban chức năng---Huyện, thị, thành đoàn & đoàn trực thuộc---Đơn vị trực thuộcBác Hồ---Cuộc đời và sự nghiệp---Tư tưởng Hồ Chí Minh---Hồ Chí Minh Toàn Tập---Bác Hồ với Thanh niên---Di chúc Hồ Chí Minh---Học tập và làm theo lời BácĐoàn Thanh niên---Lịch sử Đoàn TNCS HCM---Điều lệ Đoàn---Đại hội đoàn các cấp NK 2022- 2027---Đại hội đoàn các cấp NK 2017-2022---BCH tỉnh Quảng NgãiHội LHTN---Lịch sử Hội LHTN Việt Nam---Nghi thức, Điều lệ Hội---Ủy ban Hội tỉnh Quảng Ngãi---Đại hội Hội LHTN các cấp 2024 -2029---Đại hội Hội LHTNVN các cấp NK 2019-2024Hội Sinh viên---Lịch sử Hội SV Việt Nam---Điều lệ Hội SV Việt nam---ĐH HSVVN T.QNg lần thứ II, NK 2018-2023---Đại hội đại biểu toàn quốc XI---Hội SV tỉnh Quảng NgãiĐội Thiếu niên---Lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh---Điều lệ Đội---Nghi thức Đội---HĐĐ tỉnh Quảng NgãiHệ thống văn bản---Văn bản chỉ đạo, điều hành của TƯ Đoàn---Văn bản chỉ đạo, điều hành của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi---Văn bản Tỉnh ủy, UBND, sở ngành tỉnh Quảng Ngãi---Văn bản Trung ương---Đề cương tuyên truyềnCuộc thi “Tìm kiếm tài năng thanh niên Quảng Ngãi” năm 20164 bài lý luận chính trịTài liệu các cuộc thiQuán cơm xã hội Nụ Cười Sông TràFestival Sáng tạo trẻ Từ khóa: Trang chủ >> Bác Hồ >> Tư tưởng Hồ Chí Minh Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại hochiminhhoc.com - Yêu nước là một tình cảm, một trạng thái tâm lý tự nhiên của con người như tình yêu quê hương, xứ sở, sự gắn bó với ngôn ngữ và niềm tự hào về truyền thống... Yêu nước là một tình cảm xã hội, mà nội dung là tình yêu và lòng trung thành đối với Tổ quốc, lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc. Yêu nước cũng có quá trình phát triển cùng với lịch sử phát triển của quốc gia dân tộc, theo quá trình đó thì tình cảm yêu nước có tính chất cảm tính ấy dần dần trở thành lý tính có nội dung tư tưởng, lý luận. Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh. Ảnh: Tuấn Anh Trong xã hội có giai cấp, chủ nghĩa yêu nước cũng có tính giai cấp, bởi vì mỗi giai cấp biểu hiện thái độ của mình đối với Tổ quốc thông qua những lợi ích riêng vốn có của nó. Gắn liền với hệ tư tưởng của giai cấp thống trị, "chủ nghĩa yêu nước trở thành một bộ phận không thể tách rời của ý thức xã hội"(1) . Nó là một hình thái ý thức xã hội - hình thái ý thức yêu nước. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước truyền thống đã được toàn thể dân tộc ta trong thời hiện đại làm giầu thêm bằng vô vàn những gian khổ, hy sinh suốt hơn 30 năm đấu tranh chống xâm lược và xây dựng đất nước trong điều kiện chiến tranh. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ấy, Đảng ta, do Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, đã từng bước tổng kết và khái quát hoạt động thực tiễn của cả dân tộc thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại. Trong chuyên đề này, chúng tôi không thể giải quyết hết mọi vấn đề, mà chỉ tập trung vào hai nội dung sau: 1) Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại diễn ra như thế nào? 2) Vì sao lại diễn ra như vậy? 1. Tổng quan về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống Nhận định về chủ nghĩa yêu nước truyền thống trong lịch sử dân tộc, Hồ Chí Minh đã viết: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta"(2) . a. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống - cơ sở hình thành và quá trình phát triển Việt Nam có vị trí địa lý và đặc điểm về địa hình, tài nguyên, sinh thái thuận lợi, khí hậu nhiệt đới gió mùa phong phú, đa dạng. Với vị trí và đặc điểm ấy, Việt Nam đã chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn nhưng cũng đặt ra không ít thử thách đối với con người. Ở Việt Nam có sự xuất hiện sớm của quốc gia dân tộc trên cơ sở phân hoá xã hội và phân hoá giai cấp, do yêu cầu xây dựng, quản lý các công trình đê điều, thuỷ lợi và yêu cầu chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc. Quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam gắn liền với quá trình thống nhất quốc gia. Điều đó đã tác động sâu sắc đến sự phát triển của ý thức dân tộc, tạo nên sự cố kết cộng đồng. Tinh thần yêu n¬ước đ¬ược thể hiện qua ý thức cộng đồng và phát triển trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nư¬ớc. Nó là sản phẩm riêng của dân tộc Việt Nam. Hiếm có dân tộc nào trên thế giới trải qua chiến tranh nhiều như dân tộc ta. Kể từ kháng chiến chống Tần thế kỷ thứ III trước công nguyên đến kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ vừa kết thúc, trong hơn 22 thế kỷ, tính ra thời gian kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống đô hộ ngoại bang đã lên đến trên 12 thế kỷ. Độ dài thời gian, tần xuất các cuộc kháng chiến quá lớn so với nhiều nước trên thế giới, hơn nữa lại luôn ở thế nhỏ yếu chống chọi với kẻ thù lớn mạnh hơn mình gấp bội. Điều đó đã tác động sâu sắc đến sự phát triển của tinh thần yêu n¬ước, truyền thống đoàn kết dân tộc, ý chí quật cường bất khuất và niềm tự tôn dân tộc. Thời kỳ Bắc thuộc hơn nghìn năm với tất cả âm mưu đồng hoá của ngoại bang là một thử thách hết sức ác liệt đối với sự tồn vong của đất nước, dân tộc. Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo đã giành lại chủ quyền đất nước, giữ được vốn văn hoá và bản sắc dân tộc, không bị đồng hoá. Trong cuộc đấu tranh ấy, sự cố kết cộng đồng dân tộc và tinh thần yêu nước càng được tôi luyện và nâng cao. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV là thời kỳ tồn tại nền độc lập lâu dài của đất nước. Nội dung bài thơ “ Nam quốc sơn hà” đã chứng tỏ một bước phát triển cao của tinh thần yêu nước và ý thức độc lập tự chủ. Trải qua ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông thắng lợi cùng với những bộ Binh thư, Hịch tướng sĩ, Di chúc của Trần Quốc Tuấn đã phản ánh sự trưởng thành của tinh thần yêu nước với nhận thức gắn nước với dân và sức mạnh “vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, nước nhà chung sức”, “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc giữ nước”. Khởi nghĩa Lam Sơn đã phát huy cao độ sức mạnh “nêu hiệu gậy làm cờ, tụ tập khắp bốn phương manh lệ”, phát triển thành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mang tính nhân dân sâu rộng. Những tổng kết trong “Bình Ngô đại cáo” cho thấy tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc đã phát triển lên trình độ của chủ nghĩa yêu nước với một nhận thức mang tính hệ thống, khái quát tương đối toàn diện về sự tồn tại của đất nước và dân tộc. Cuốn sách: Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh (TS. Nguyễn Mạnh Tường). Ảnh: Tuấn Anh Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến Việt Nam chuyển sang mô hình chế độ phong kiến trung ương tập quyền lấy Nho giáo làm nòng cốt. Từ đó, Nho giáo đã có ảnh hưởng và chi phối ngày càng sâu sắc trong triều đình và xã hội Việt Nam. Phong trào Tây Sơn (1771) nổi lên ở Đàng Trong rồi tiến ra Bắc. Phong trào đó từ một cuộc khởi nghĩa nông dân phát triển thành một phong trào dân tộc, đánh đổ các chính quyền phong kiến, đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh và xoá bỏ tình trạng chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài. Có thể nhận định rằng: theo suốt lịch sử, tổ tiên chúng ta đã biết phát huy cao độ sức mạnh nội sinh, tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước và con người Việt Nam. Nhờ đó mới có thể giữ vững nền độc lập, chủ quyền và xây dựng đất nước. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống có một số giá trị và nội dung cơ bản là: Thứ nhất, có tình yêu quê hương, xứ sở và sự gắn bó, cố kết cộng đồng. Trong truyền thống dân tộc với nền văn minh trồng lúa nước đã lấy nhà ( gia đình) làm đơn vị kinh tế và làng làm cộng đồng cơ sở. Việc nhà, việc làng, việc nước là công việc chung của mọi người. Do vậy, con người Việt Nam từ cổ xưa đã sẵn có truyền thống yêu nước gắn liền với yêu nhà và yêu làng. Thứ hai, có sự khẳng định lịch sử riêng và bản sắc văn hoá riêng của dân tộc, khẳng định về độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, và sự bình đẳng của nước ta, vua ta đối với phương Bắc và các vua phương Bắc. Thứ ba, khẳng định tính chính nghĩa của những cuộc chiến tranh vệ quốc và quyết tâm đánh đuổi kẻ thù, bảo vệ độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ. Tính chất chính nghĩa của những cuộc chiến tranh vệ quốc đã nâng tinh thần yêu nước, yêu quê hương xứ sở lên thành ý thức bảo vệ Tổ quốc và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia với một quyết tâm cao độ của cả dân tộc. Thứ tư, có tư tưởng coi trọng vai trò của nhân dân và thân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Đó là sản phẩm của tư tưởng Việt Nam, là quan điểm tiến bộ của hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam đại diện cho quyền lợi dân tộc. Tuy nhiên, hoàn cảnh lịch sử đã đẩy lên đỉnh cao nghệ thuật đoàn kết nội bộ, cố kết cộng đồng dân tộc để chống lại kẻ thù bên ngoài, nó cũng đã đẩy lên tầm cao ý thức dân tộc về vai trò và lực lượng to lớn của nhân dân trong sự kết hợp lòng yêu nước với tình đoàn kết để bảo vệ nền độc lập, xây dựng đất nước. b. Hạn chế của những hệ tư tưởng cũ ảnh hưởng đến Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời đại đế quốc chủ nghĩa Lịch sử dân tộc đã chứng minh một cách hùng hồn rằng chủ nghĩa yêu nước truyền thống từ thế kỷ XVIII trở về trước đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển đất nước. Vấn đề đặt ra là tại sao với một truyền thống tư tưởng lâu đời và xuất sắc như trên lại không giải đáp được các vấn đề mà cuộc đấu tranh cứu nước đặt ra cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX? Câu trả lời ở đây là: khi quyền lợi dân tộc tạm thời không bị đe doạ từ bên ngoài nữa, thì hệ tư tưởng phong kiến lại vì quyền lơị giai cấp mà trở nên bảo thủ, xem nhẹ tinh thần dân tộc. Bước sang thế kỷ XIX, tình hình đất nước đã thay đổi. Nguyễn Ánh, với sự giúp đỡ của Pháp đã đánh bại triều Tây Sơn, dựng lên triều Nguyễn năm 1802. Các vua triều Nguyễn từ Gia Long, Minh Mệnh đến Tự Đức đã rất bảo thủ, không chú ý đến phát triển kinh tế, công thương nghiệp và củng cố quốc phòng để chuẩn bị cho dân tộc đối phó với những nguy cơ đe doạ bị xâm lược từ bên ngoài. Theo họ, Nho giáo là chân lý duy nhất và xã hội phong kiến là vĩnh viễn không thay đổi, các học thuyết khác, không phải là Nho giáo, đều là tà thuyết. Các nước Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Miến Điện , Ấn Độ lần lượt bị tư bản phương Tây xâm lược và bị thống trị bằng bộ máy cai trị của chúng. Nhân dân các nước đó đã đấu tranh rất anh dũng và đạt đến đỉnh cao của cao trào đấu tranh chống xâm lược phương Tây ở khu vực này thế kỷ XIX. Ở nước ta, triều Nguyễn đã nhận thấy những diễn biến như vậy ở những nước trong khu vực mà vẫn cửa đóng then cài và thực hiện chính sách bế quan toả cảng. Nguy cơ bị xâm lược đã lộ rõ, thế mà từ những người đứng đầu đến các nhà Nho và quan lại ở cấp thấp không nhận thức được. Ở đây các tư tưởng bảo thủ, lạc hậu của Nho giáo đã thấm sâu vào hệ tư tưởng phong kiến triều Nguyễn và trở thành vật cản trở sự vươn lên của nhận thức, của tư duy cả triều đại đó. Hạn chế của hệ tư tưởng phong kiến triều Nguyễn lấy Nho giáo làm nòng cốt đã ảnh hưởng đến chủ nghĩa yêu nước của dân tộc, làm cho nó không đủ sức soi sáng cho vấn đề cơ bản liên quan đến sự nghiệp cứu nước của dân tộc ta hồi nửa cuối thế kỷ XIX. Trên thực tế, đã xuất hiện tư tưởng canh tân. Các nhà canh tân như Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch..., đã phê phán bác bỏ nhiều tư tưởng bảo thủ, lạc hậu của Nho giáo như "Xưa hơn nay", "Bế quan toả cảng", “Trọng nông ức thương". Dẫu vậy, tư tưởng canh tân vẫn không giải quyết được vấn đề cơ bản của thực tiễn cách mạng Việt Nam. Thất bại của cả đường lối Phan Châu Trinh lẫn đường lối Phan Bội Châu đã chứng tỏ rằng các nhận thức mà hai Cụ rút ra từ tân thư, tuy có đánh dấu một bước tiến về chất so với hệ tư tưởng phong kiến và Nho giáo, nhưng đã không đủ sức soi sáng cho yêu cầu của thực tiễn cứu nước. Trước khi gặp chủ nghĩa Mác-Lênin, dân tộc ta chưa nhận thức được bản chất của thời đại, của chủ nghĩa thực dân đế quốc, không nhận thức được vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, không có kiến thức về Đảng tiên phong, cũng không có nhận thức về mối liên hệ giữa phong trào thuộc địa với cách mạng vô sản thế giới. 2. Về con đường đưa Hồ Chí Minh đến chủ nghĩa Mác - Lênin. a. Về sự thống nhất mục đích và phương pháp ra đi tìm đường cứu nước trong con người và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhiều nhà nghiên cứu đã thống nhất khẳng định rằng việc xác định mục đích và lựa chọn hướng đi là điểm mốc đầu tiên đánh dấu sự hình thành và phát triển nhận thức, tư duy của Hồ Chí Minh. Song, cùng với việc xác định mục đích và lựa chọn hướng đi, chúng tôi thấy cần nhấn mạnh thêm vai trò của phương thức sống và hoạt động của Hồ Chí Minh. Chính phương thức sống và hoạt động ấy là nhân tố có ý nghĩa quyết định trong việc Người tìm gặp và tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin. Việc Hồ Chí Minh xác định mục đích và lựa chọn hướng đi sang phương Tây để tìm đường cứu nước là bước phát triển nhận thức quan trọng đầu tiên trong tư tưởng Hồ Chí Minh. “Anh quyết định không đi theo con đường của các bậc tiền bối, mà lại tìm cách sang Pháp, sang phương Tây, đi đến tận hang ổ của kẻ xâm lược để "xem nước Pháp và các nước khác làm ăn như thế nào rồi trở về giúp đồng bào". Đây là điểm mới rất quan trọng thể hiện bản lĩnh độc lập và tư duy sáng tạo của Nguyễn Tất Thành”(3) . Sang Pháp và phương Tây sẽ có những điều kiện thuận lợi cho Người hiểu sâu chủ nghĩa thực dân và tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin. Nhưng, đó không phải là điều quan trọng nhất. Bởi vì, vào thời điểm vài chục năm đầu thế kỷ XX, dù đi về phương Đông hay phương Tây, dù sống ở Nhật hay ở Pháp, cũng đều có thể gặp chủ nghĩa Mác-Lênin. Tuy nhiên, “cần phải chú ý rằng từ trước năm 1911 đến năm 1920 ở Pháp, cũng như ở Châu Âu, chủ nghĩa cơ hội, mà một trong những đặc trưng chính là chủ nghĩa dân tộc tư sản và tiểu tư sản, đang hoành hành và chủ nghĩa Mác-Lênin đã phải đấu tranh quyết liệt với nó. Trong điều kiện như vậy, việc đi sang phương Tây để tìm đường cứu nước có hai, chớ không phải chỉ có một khả năng duy nhất: có khả năng tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, và cũng có nguy cơ sa vào cạm bẫy của chủ nghĩa cơ hội”(4) . Cùng thời với Hồ Chí Minh, đã có nhiều nhà yêu nước khác ở phương Tây, nhưng vẫn không hiểu rõ chủ nghĩa thực dân và vẫn "lạc lối trời Âu". Hay có những người đi về phương Đông, cũng đã ở Nhật nhiều năm, nhưng có phát hiện được bản chất chủ nghĩa đế quốc đâu? Vậy thì phải có yếu tố gì khác khiến cho Hồ Chí Minh hiểu sâu chủ nghĩa thực dân và tiếp thu được chủ nghĩa Mác-Lênin mà những người Việt Nam yêu nước khác không đạt được? Yếu tố khác và quan trọng đó là mục đích đi – “đi là để tìm đường cứu nước, mà không phải là đi cầu viện. Với mục đích ấy, Hồ Chí Minh đã đặt nhiệm vụ là phải dầy công khảo sát văn hoá, chính trị, tổ chức... tựu trung lại là phải dầy công khảo sát lý luận, để xem "những nước ấy tổ chức và cai trị như thế nào"(5) . Việc xác định rõ mục đích ra đi tuy là rất quan trọng, song chưa phải là yếu tố tạo ra sự khác biệt căn bản giữa Hồ Chí Minh với những người yêu nước cùng thời. Theo chúng tôi, yếu tố ấy là phương thức, phương pháp ra đi. Chính vì không tìm được phương pháp hoạt động thích hợp mà hai Cụ Phan và những người Việt Nam yêu nước khác đã không hiểu rõ, hiểu sâu bản chất chủ nghĩa thực dân đế quốc và không tiếp thu được chủ nghĩa Mác-Lênin, nói chính xác hơn là chậm tiếp thu được chủ nghĩa Mác-Lênin, vì vào giai đoạn cuối đời hai Cụ đều đặt niềm tin của mình vào con đường mà Nguyễn Ái Quốc lựa chọn. Sẽ là không đầy đủ nếu không kể đến việc Hồ Chí Minh đã từng sống ở những thủ đô lớn của các nước phương Tây như Pari, Luân đôn, Béclin... và đã từng ở những trung tâm của cách mạng vô sản như Mát-xcơ-va, Diên An... Người còn đặt chân đến nhiều nơi của thế giới thuộc địa. Như vậy, Hồ Chí Minh thâu thái được tinh hoa văn hoá phương Đông và phương Tây, thấu hiểu chủ nghĩa tư bản, thấu hiểu thế giới thuộc địa, được đào tạo trực tiếp ở Trung tâm của cách mạng vô sản thế giới là Mát-xcơ-va. Chính những điều ấy đã chuẩn bị cho Nguyễn Ái Quốc tiếp thu bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, gắn bó với phong trào vô sản, phong trào giải phóng thuộc địa trên thế giới và vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin một cách sáng tạo, đồng thời cũng rất sáng tạo trong việc kế thừa chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc. Như lịch sử đã ghi nhận, lần đầu tiên có ý nghĩa quyết định mà ánh sáng ấy đến với Hồ Chí Minh là sau khi Người được tiếp xúc với “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”. b. Vị trí, vai trò của "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" trong tiến trình tư tưởng Hồ Chí Minh. Trải qua quá trình khảo sát, tìm tòi, hoạt động thực tiễn trong phong trào công nhân và phong trào dân tộc giải phóng, Nguyễn ái Quốc đã rút ra mấy kết luận quan trọng chuẩn bị cho việc tiếp thu "Sơ thảo luận cương" của Lênin: 1) Từ Việt Nam đến các nước thuộc địa khắp thế giới và ở chính những nước tư bản đế quốc tự xưng là văn minh, tự do, bình đẳng, đâu đâu Hồ Chí Minh cũng nhận thấy quần chúng lao động bị áp bức, bóc lột. 2) Ở đâu Hồ Chí Minh cũng thấy sự tàn bạo và những tội ác dã man của chủ nghĩa tư bản đế quốc. Ở đâu Người cũng thấy khát vọng đấu tranh giải phóng, đòi quyền làm người của những người lao động. 3) Muốn đánh đổ chủ nghĩa tư bản đế quốc và được giải phóng, các dân tộc phải trông cậy vào mình, vào lực lượng của bản thân mình. Đoàn kết làm nên sức mạnh. Những kết luận quan trọng kể trên dù là sâu sắc, nhưng còn phải đợi đến khi tiếp thu những tư tưởng cơ bản của Lênin trong "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa", Hồ Chí Minh mới nhận ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc ở Việt Nam: Thứ nhất: Trong suốt cả quá trình bôn ba khảo sát khắp thế giới, Hồ Chí Minh vẫn luôn tìm hiểu về thực chất của những khẩu hiệu: Tự do, Bình đẳng, Bác ái, Hoà bình mà giai cấp tư sản đang hết lời để ca tụng, đặc biệt trong thời gian chiến tranh đế quốc (1914-1918). Sau chiến tranh, nhất là từ khi diễn ra hội nghị Véc-Xây, thì những lời lẽ văn hoa đó của giai cấp tư sản không còn che đậy được những hành vi bạo lực, ăn cướp của chủ nghĩa tư bản đế quốc nữa. Sự kiện "Bản yêu sách của nhân dân An Nam" bị chìm nghỉm trong"Hội nghị Hoà bình", sự kiện đoàn Đại biểu Trung Quốc tự ý bỏ Hội nghị Hoà bình ra về và một số đoàn của người Triều Tiên, Ấn Độ, Ả Rập, v.v., đến Hội nghị Hoà bình để yêu cầu độc lập, tự do cũng bị thất vọng đã cho thấy rõ bản chất của "Nhân đạo" và "Hoà bình" đế quốc. Hiệp ước Véc-Xây còn được gọi là Hiệp ước ăn cướp. Do vậy, hy vọng các dân tộc chung sống hoà bình và bình đẳng dưới chủ nghĩa tư bản đế quốc chỉ là ảo tưởng. Thứ hai: Vấn đề giải phóng dân tộc ở Việt Nam sẽ phải đi theo con đường cách mạng nào? Làm thế nào để giành lại độc lập, bình đẳng cho dân tộc Việt Nam? Khi nghiên cứu luận cương của Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi trên. Người đã vui mừng đến phát khóc. Cảm động, phấn khởi, mà sáng tỏ, tin tưởng biết bao, Người đã nói to lên rằng "Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!"(6) . Từ đấy, Hồ Chí Minh xác định cách mạng Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản. Thứ ba: Cuộc tranh luận trong Đảng xã hội Pháp về vấn đề ở lại Quốc tế II hay gia nhập Quốc tế III gây nên ở Hồ Chí Minh một vấn đề khó hiểu là "cái Quốc tế nào bênh vực nhân dân các nước thuộc địa". Có một số đồng chí nói là Quốc tế III, không phải Quốc tế II và "Điều đó có liên quan đến tiền đồ của giai cấp công nhân". Hồ Chí Minh tuy chưa hiểu nhiều về ý nghĩa của vấn đề, nhưng điều mà Người muốn biết, về thực chất, học thuyết nào quan tâm đến vấn đề giải phóng dân tộc thuộc địa? Chính “Sơ thảo luận cương” đã tháo gỡ điều khó hiểu đó trong nhận thức của Người. Như vậy, hoàn toàn có cơ sở khẳng định chính “Sơ thảo luận cương” đã tạo ra bước ngoặt căn bản về chất trong sự phát triển nhận thức, tư tưởng của Hồ Chí Minh. Qua "sơ thảo luận cương", Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Từ đó, chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc có bước nhảy vọt về chất dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác- Lênin. Có nghĩa là từ đó chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh hay chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại được hình thành. 3. Sự hình thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại a. Chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối cứu nước của Hồ Chí Minh Trong sự hỗn độn và rối tung của những mâu thuẫn như cái vẻ bề ngoài của lịch sử xã hội loài người, "Chủ nghĩa Mác đã cho ta cái kim chỉ nam để tìm ra những qui luật trong tình trạng rối tung và hỗn độn bề ngoài ấy, đó chính là: lý luận về đấu tranh giai cấp"(7) . Lý luận về đấu tranh giai cấp đã được C. Mác trình bày một cách cô đọng, súc tích trong Tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng Sản”. Từ sự phân tích sâu sắc, tỉ mỉ địa vị của từng giai cấp trong xã hội tư sản hiện tại, C. Mác đã vạch ra hết sức rõ vì sao và như thế nào "Bất cứ cuộc đấu tranh giai cấp nào cũng là cuộc đấu tranh chính trị", và trong điều kiện chưa có chính quyền thì "Đương nhiên là trước hết, giai cấp vô sản mỗi nước phải thanh toán xong giai cấp tư sản nước mình đã ”."Giai cấp tư sản đã tạo ra những người đào huyệt chôn chính nó. Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau"(8) . Lênin đã phát triển lý luận về đấu tranh giai cấp của C. Mác trong thời đại chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa; đã phân tích sâu sắc tình hình của từng giai cấp, tầng lớp xã hội ở Nga; cùng với Đảng Bôn-sê-vích, đã lãnh đạo giai cấp vô sản và nhân dân lao động Nga đập tan ách áp bức của giai cấp tư sản Nga, đưa đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười và thiết lập Nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới. Điều đó đã chứng minh quan điểm của Lênin về cách mạng vô sản có thể nổ ra và thành công trong một số nước, thậm chí trong một nước là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng đối với các nước thuộc địa, đặc biệt là Việt Nam, khi mà giai cấp tư sản Việt Nam ra đời muộn hơn giai cấp vô sản Việt Nam, và giai cấp vô sản ở các nước thuộc địa liệu có thanh toán được giai cấp tư sản nước mình nếu chưa tống cổ được bọn thực dân đế quốc đi ? Giải quyết sáng tạo những vấn đề trên là công lao vĩ đại của Hồ Chí Minh. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác -Lênin, Hồ Chí Minh đã phân tích xã hội Việt Nam và chỉ ra mâu thuẫn giữa dân tộc với thực dân đế quốc, giữa công - nông với tư sản - địa chủ, đồng thời đã nhận thấy rằng giai cấp công nhân Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng có sứ mệnh và tiền đồ thật to lớn là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Giai cấp công nhân cần phải liên minh với giai cấp nông dân và sự liên minh ấy trở thành lực lượng nòng cốt của khối đại đoàn kết dân tộc. Như vậy, chủ nghĩa Mác-Lênin đã có vai trò to lớn trong đường lối cứu nước của Hồ Chí Minh và tạo ra bước ngoặt quan trọng trong đường lối cứu nước của lịch sử dân tộc. Qua trí tuệ sáng tạo của Người, chủ nghĩa yêu nước truyền thống được soi sáng bằng chủ nghĩa Mác-Lênin đã vươn lên ngang tâm thời đại. Và trên thực tế, nó đã đáp ứng được yêu cầu của của cách mạng nước ta. b. Về sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống trong tư duy Hồ Chí Minh. Trong thời gian sống ở Liên Xô, Hồ Chí Minh đã phát triển những tư tưởng cơ bản về kết hợp vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp, chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng và độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội nhằm thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Thời kỳ này đã giúp Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc thêm về sứ mệnh lịch sử và tiền đồ của giai cấp công nhân, về sự liên minh công - nông, về tình đoàn kết quốc tế vô sản. Đặc biệt, việc được chứng kiến chế độ dân chủ vô sản hay chế độ xã hội chủ nghĩa ở Nga đã củng cố vững chắc niềm tin của Người vào chân lý đã tìm thấy. Ý thức yêu nước, tinh thần dân tộc ở Hồ Chí Minh dựa vững chắc trên lập trường giai cấp công nhân và thống nhất với chủ nghĩa Quốc tế vô sản. Người xác định: Việc đấu tranh triệt để từ bỏ những tập tục của chế độ gia trưởng (chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi) và việc gắn cách mạng vô sản với phong trào dân tộc giải phóng là đều tất yếu như nhau. Về điểm này, C. Mác chưa coi đấu tranh dân tộc là nội dung của cách mạng vô sản, nhưng C. Mác cũng đã chỉ rõ giai cấp vô sản mỗi nước phải tự xây dựng thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc. Lênin cũng đã chỉ ra sự cần thiết phải liên minh chiến đấu giữa cách mạng vô sản ở các nước tư bản phương Tây với các nước thuộc địa, các nước phương Đông. Hồ Chí Minh còn đề xuất một tư tưởng hết sức sáng tạo rằng: Cách mạng giải phóng dân tộc cần phải chủ động và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở "chính quốc". Hồ Chí Minh đã có sự tổng kết tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam, có sự phân tích sâu sắc từng giai cấp, tầng lớp xã hội cả trong quá khứ, hiện tại và chỉ rõ "Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra không giống như ở phương Tây", "Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước"(9) và "Chiến tranh đã làm thay đổi chủ nghĩa dân tộc" thành “chủ nghĩa dân tộc bản xứ”. Từ đó, Người đã phát hiện ra rằng giai cấp công nhân Việt Nam đang cần có một chính đảng chắc chắn để tổ chức và huấn luyện; chính đảng ấy nhất thiết đại diện cho lợi ích của cả dân tộc và giai cấp; lực lượng nòng cốt của cách mạng là liên minh công nông, dù rằng họ còn nhiều hạn chế, nhưng họ là những người cùng khổ nhất và rất yêu nước. Trên cơ sở đó, Người đề nghị "phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế cộng sản... Một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời"(10) . Theo Người, chỉ có kết hợp phong trào giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản thành nguồn động lực chung thì cách mạng mới có sức mạnh và giải quyết được vấn đề hiện tại của đất nước. Thế giới quan Hồ Chí Minh là thuộc về thế giới quan Mác-Lênin. Cơ sở của thế giới quan ấy là triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Điều làm cho Hồ Chí Minh trở nên vĩ đại chính là "Người đã dựa vào triết học duy vật biện chứng, thứ triết học không chỉ phản ánh sự đúc kết quan trọng nhất trong lịch sử tư duy của loài người mà còn là sự khám phá có ý nghĩa nhất trong lịch sử tri thức và văn hóa; phát hiện ra những quy luật vận hành của mọi tồn tại vật chất, những quy luật chi phối của cả thế giới cũng như thiên nhiên, con người và cuộc sống. Nếu không thực hiện những biện pháp cần thiết, không phân tích đúng đắn thực tế ở mỗi nước, sẽ có nguy cơ chệch hướng và mắc phải những sai lầm mà sau đó có thể trở thành những hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển cách mạng"(11) . Chính triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đã cung cấp cho Hồ Chí Minh cơ sở khoa học trong việc lý giải về mặt lý luận con đường cứu nước, góp phần vào việc lý giải về mặt lý luận con đường giải phóng các dân tộc thuộc địa. Triết học ấy đã soi sáng cho ý chí và quyết tâm cứu nước, đánh đuổi thực dân, giải phóng đồng bào của Người. Dựa vào triết học ấy, Hồ Chí Minh đã sáng tạo một phương pháp cách mạng để giác ngộ, tập hợp, tổ chức và động viên sức mạnh của cả dân tộc, góp phần động viên sức mạnh của nhân dân các dân tộc bị áp bức, bóc lột trên thế giới. Người đã truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam và thực hiện giáo dục chủ nghĩa cộng sản suốt cả quá trình cách mạng trong nhân dân có ý nghĩa quyết định mọi thắng lợi của cách mạng. Như vậy, dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa yêu nước truyền thống đã có bước nhảy vọt về chất, trở thành chủ nghĩa yêu nước ở Hồ Chí Minh (= chủ nghĩa yêu nước Việt Nam ở thời đại Hồ Chí Minh). Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, dựa vững chắc trên lập trường giai cấp vô sản, đã bổ sung thêm "cơ sở lịch sử" cho chủ nghĩa Mác-Lênin và "củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông"(12) , nhưng chỉ có Hồ Chí Minh mới thực hiện được điều đó, mới tiếp thu được và tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin. Tóm lại, sự thống nhất mục đích và phương pháp ra đi tìm đường cứu nước trong con người và tư tưởng Hồ Chí Minh là nguồn lực để ngay từ đầu và suốt cả quá trình khảo sát thực tiễn, tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin và trở thành người Việt Nam cộng Sản đầu tiên. Mỗi bước tiến trên con đường phát triển nhận thức, tư tưởng của Hồ Chí Minh đã chứng tỏ một trí tuệ độc lập, sáng tạo, đủ khả năng thâu thái văn hóa Đông-Tây, thấu hiểu chủ nghĩa tư bản và thế giới thuộc địa. Người còn được đào tạo ở trung tâm của cách mạng vô sản thế giới là Mat-xcơ-va. Chính những điều kiện ấy đã chuẩn bị cho Hồ Chí Minh tiếp thu cái bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin và tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa ấy. "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" đã tạo ra bước ngoặt căn bản trong sự phát triển nhận thức, tư tưởng của Hồ Chí Minh. Dưới ánh sáng của “Sơ thảo luận cương”, Người đã tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam và đề xuất một luận điểm hết sức quan trọng cho cách mạng thuộc địa và Việt Nam: Cách mạng giải phóng dân tộc cần phải chủ động và có thể giành thắnglợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Việt Nam có một di sản quí là chủ nghĩa yêu nước truyền thống. Dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác- Lênin, chủ nghĩa yêu nước truyền thống vươn lên ngang tầm thời đại trở thành chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh hay chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại, và chỉ có Hồ Chí Minh mới thực hiện được sự kết hợp chặt chẽ hai thành phần cơ bản nói trên trong cách mạng Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX. Không được chủ nghĩa Mác-Lênin soi sáng thì chủ nghĩa yêu nước truyền thống không thể tránh khỏi tình trạng bất cập trước thời đại đế quốc chủ nghĩa. Ngược lại, không được chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam bổ sung thêm thì chủ nghĩa Mác-Lênin thiếu mất mảng nhận thức những vấn đề phương Đông. Ở Việt Nam, chủ nghĩa Mác - Lênin đã gặp được sức mạnh vật chất của mình không chỉ ở giai cấp công nhân, mà còn ở toàn thể dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam tiếp nhận được ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, trên cơ sở đó, tiếp tục phát triển và hiện diện rực rỡ trong sự nghiệp giải phóng, bảo vệ và xây dựng đất nước ở thời đại ngày nay. TS. Nguyễn Mạnh Tường Chủ nhiệm Khoa lý luận chính trị, ĐH Luật Hà Nội (*) Nguyễn Mạnh Tường, Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, Sách “Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về trung với nước hiếu với dân”, Nxb.ST - CTQG, H.2009, tr. 204 – 224. (1) Từ điển Triết học, Nhà xuất bản tiến bộ Mác-xcơ-va và Nhà xuất bản Sự thật 1986, tr.712. (2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 171. (3) Võ Nguyên Giáp,Tư tưởng Hồ Chí Minh quá trình hình thành và phát triển, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1993, tr.16 (4) Lê Sĩ Thắng, " Nguồn trong gốc thẳng” trong buổi ban đầu của chủ nghĩa Mác-Lênin đi vào Việt Nam, Triết học 2/1980, tr.106 - 107 (5) Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (tái bản), Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1976, tr.43. (6) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996, tr.127. (7) V.I. Lênin, Mác-ăngghen, Chủ nghĩa Mác, Nhà xuất bản tiến bộ Mát-xcơ-va, 1976, tr.16. (8) C. Mác, Ph. Ăngghen, Tuyển tập, tập 1, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1980, tr.552,555,557 (9) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996, tr.466 (10) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996, tr.467 (11) Mác-xê-La Lom-Bac-Đô,Giá trị tư tưởng của Hồ Chí Minh trong thời đại hiện nay, (Hội thảo Quốc tế: Chủ Tịch Hồ Chí Minh- Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hoá lớn), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1990, tr.104. (12) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996, tr.465 Các tin, bài khác » Suy nghĩ về tư tưởng khoan dung của chủ tịch Hồ Chí Minh trong hai bức thư gửi đồng bào theo phật giáo và công giáo (13/6/2013) » Vấn đề kết hợp các mặt đối lập trong tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh (13/5/2013) » Giá trị minh triết Hồ Chí Minh (13/5/2013) » Tư tưởng Hồ Chí Minh (27/11/2012) Bản quyền ©2012 thuộc về Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi
Từ khóa » Khái Niệm Chủ Nghĩa Yêu Nước Là Gì
-
Chủ Nghĩa Yêu Nước – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Chuyên đề "Chủ Nghĩa Yêu Nước Việt Nam"
-
Chủ Nghĩa Yêu Nước Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
Chủ Nghĩa Yêu Nước Là Gì?
-
CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC - ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM
-
Chủ Nghĩa Yêu Nước Việt Nam - Nền Tảng Tinh Thần, động Lực Phát Triển
-
Hồ Chí Minh Với Chủ Nghĩa Yêu Nước Việt Nam - Huyện Hải Hậu
-
Tìm Hiểu Khái Quát Chủ Nghĩa Yêu Nước Việt Nam – Từ Thời đại Hùng ...
-
Yêu Nước Là Gì? Biểu Hiện Của Lòng Yêu Nước? - Luật Hoàng Phi
-
[PDF] Phát Huy Chủ Nghĩa Yêu Nước Việt Nam Trong Thời Kỳ đẩy
-
Giáo Dục Tinh Thần Yêu Nước, ý Thức Dân Tộc Cho Tuổi Trẻ Việt Nam ...
-
Chủ Nghĩa Yêu Nước Việt Nam - Nền Tảng Tinh Thần, động Lực Phát ...
-
Từ Chủ Nghĩa Yêu Nước Truyền Thống đến Chủ Nghĩa Yêu Nước Hồ ...
-
[PDF] PHẦN THỨ BA I. PHẨM CHẤT YÊU NƯỚC 1. QUAN NIỆM VỀ YÊU ...