Chủ Thể Nộp đơn Yêu Cầu Mở Thủ Tục Phá Sản - Tư Vấn Doanh Nghiệp

Chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản chia làm hai nhóm chính: chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản và chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản.

Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản

Chủ thể có quyền yêu cầu nộp đơn phá sản bao gồm:

Chủ nợ

Khoản 1 Điều 5 Luật phá sản 2014 quy định:

“Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán”.

Theo đó, chủ thể là chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ở đây là chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần. Luật phá sản năm 2014 vẫn giữ nguyên thành phần chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. quy định này tạo điều kiện cho các chủ nợ không có bảo đảm và các chủ nợ có bảo đảm một phần có cơ hội lựa chọn thủ tục thích hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.

Thời điếm phát sinh quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần là hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán (tức là thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán).

Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở

Khoản 2 Điều 5 Luật phá sản quy định:

“Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở tủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán”.

Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở cấp trên trực tiếp. ta thấy, Luật phá sản 2014 có quy định thêm hai đối tượng có quyền nộp đơn trong nhóm này à công đoàn cơ sở và công đoàn cơ sở cấp trên trực tiếp (đối với những nơi không có công đoàn cấp cơ sở). Đây là điểm mới đã ngăn ngừa bất cập trong Luật phá sản 2014 là người lao động cử người đại diện nộp đơn. Bên cạnh đó, dựa vào chức năng, nhiệm vụ công đoàn cơ sở ta thấy thêm chủ thể nà vào là rất hợp lý, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Thời điểm phát sinh quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của những chủ thể này là thời điểm hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Đối với chủ thể này, thời điểm phát sinh quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của họ có thêm một thời điểm riêng nữa đó là hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thự hiện nghãi vụ trả lương mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ. Do đặc điểm riêng biệt của chủ thể này là người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, họ làm công cho doanh nghiệp, hợp tác xã và doanh nghiệp, hợp tác xã nợ họ là nợ công lao động (không thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền lương).

Cổ đông hoặc nhóm cổ đông

Khoản 5 Điều 5 Luật phá sản nă 2014 quy định:

“Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thong trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phàn mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định”.

Theo đó, chủ thể là cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có hai loại:

Loại một, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng.

Loại hai, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng và được quy định trong Điều lệ công ty.

Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của chủ thể này là thời điểm công ty cổ phần mất khả năng thanh toán, tức là công ty cổ phần không thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã

Khoản 6 Điều 5 Luật phá sản quy định:

“thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán”.

Theo đó, đối tượng áp dụng ở đây chỉ có thể là hợp tác xã hoặc liên hiệp hợp tác xã vì chỉ có hai đối tượng này mới tồn tại thành viên hợp tác xã và hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã.

Thời điểm phát sinh quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là thời điểm hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Tức là thời điểm hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ khi đến hạn thanh toán.

Chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Luật phá sản năm 2014 quy định các chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại hai khoản của Điều 5 Luật này.

Thứ nhất, Khoản 3 Điều 5 Luật phá sản 2014 quy định:

“người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán”.

Thứ hai, khoản 4 Điều 5 Luật phá sản 2014 quy định:

“Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cỏ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán”.

Theo đó, chủ thể co nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm:

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cỏ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh

Riêng nhóm chủ thể thứ hai chỉ áp dụng cho đối tượng là doanh nghiệp. vì  thành viên chỉ ở các loại hình doanh nghiệp mới xuất hiện các chủ thể trên. ở Hợp tác xã thì chỉ có thành viên hợp tác xã và hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã, các chủ thể này đã được quy định có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Khoản 6 Điều 5 Luật này..

Thời điểm phát sinh nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, không trả được các khoản nợ đến hạn.

Từ khóa » Chủ Thể Kinh Doanh Nào Không Là đối Tượng áp Dụng Của Luật Phá Sản