Đối Tượng Không được Thành Lập Và Góp Vốn Vào Doanh Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Đối tượng không được thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp? Quy định những chủ thể bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp như thế nào?
Căn cứ vào Luật doanh nghiệp 2020 Lawkey xin đưa ra tư vấn về vấn đề này như sau:
Chủ thể bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp
Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
Đối tượng khác
+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Chủ thể có thể không được thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật phá sản 2014
Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã là Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Giám đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 của Luật phá sản 2014 thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.
Tuy nhiên, hạn chế trên không áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản do trường hợp bất khả kháng.
Chủ thể không được thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật phòng chống tham nhũng
Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
> Xem thêm: Phân loại doanh nghiệp
Thủ tục thành lập công ty
Chủ thể không được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
– Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
– Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
– Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức:
+ Đối với công ty cổ phần, cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn mà không được tham gia với tư cách là người trong Hội đồng quản trị hay ban kiểm soát của doanh nghiệp.
+ Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì cán bộ, công chức, viên chức không thể tham gia góp vốn.
+ Đối với công ty hợp danh thì cán bộ, công chức, viên chức chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên góp vốn không được tham gia với tư cách thành viên hợp danh.
>> Xem thêm: Những việc phải làm sau khi thành lập công ty
Trên đây là đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp. Nếu Quý khách hàng mong muốn tìm một công ty chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ thành lập công ty uy tín, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được được tư vấn miễn phí và báo giá ưu đãi nhất.
Từ khóa » Chủ Thể Kinh Doanh Nào Không Là đối Tượng áp Dụng Của Luật Phá Sản
-
Chủ Thể Nào Có Thẩm Quyền Giải Quyết Việc Phá Sản Theo Quy định
-
Đối Tượng áp Dụng Của Luật Phá Sản 2004
-
Luật Phá Sản Doanh Nghiệp Là Gì ? Tìm Hiểu Về Luật ... - Luật Minh Khuê
-
Các Chủ Thể Tham Gia Quan Hệ Pháp Luật Phá Sản - Tạp Chí Tòa án
-
Luật Phá Sản áp Dụng Với Những đối Tượng Nào?
-
Phá Sản Là Gì? Khi Nào Một Doanh Nghiệp Bị Coi Là Phá Sản?
-
Luật Phá Sản 2014 Số 51/2014/QH13 - Thư Viện Pháp Luật
-
09 Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Luật Phá Sản
-
Phổ Biến Pháp Luật Kinh Doanh
-
[DOC] ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU LUẬT PHÁ SẢN - Ngân Hàng Nhà Nước
-
Chủ Thể Nộp đơn Yêu Cầu Mở Thủ Tục Phá Sản - Tư Vấn Doanh Nghiệp
-
Tìm Hiểu Quy định “tạm Ngưng Hoạt động” Trong Luật Phá Sản Mỹ
-
Tìm Hiểu Khái Niệm Về Phá Sản Doanh Nghiệp - Phamlaw
-
[PDF] GIẢI THỂ Và PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP