Đối Tượng áp Dụng Của Luật Phá Sản 2004
Có thể bạn quan tâm
Đối tượng áp dụng của Luật phá sản năm 2004 được quy định tại điều 2 cụ thể như sau:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
“1. Luật này áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gọi chung là hợp tác xã) được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định cụ thể danh mục và việc áp dụng Luật này đối với doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và trong các lĩnh vực khác thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu.”
Như vậy, Luật phá sản được áp dụng đối với các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo quy định của pháp luật.
Các loại hình doanh nhiệp bao gồm các hình thức sở hữu Nhà nước, sở hữu chung hay sở hữu tư nhân: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các loại hình công ty (công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh).
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kể cả doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài vẫn thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật phá sản. Tuy nhiên, doanh nghiệp nước ngoài (hiểu là doanh nghiệp mang quốc tịch nước ngoài, chỉ hiện diện thương mại ở Việt Nam thông qua chi nhánh, văn phòng đại diện) thì không thể bị tuyên bố phá sản tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam; trường hợp này sẽ được giải quyết theo quy định của luật dân sự và luật tố tụng dân sự.
Hộ kinh doanh cá thể không phải là doanh nghiệp nên không thuộc đối tượng áp dụng của Luật phá sản, khi hộ kinh doanh cá thể lâm vào tình trạng phá sản được giải quyết theo quy định của luật dân sự và luật tố tụng dân sự.
Công ti nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích thiết yếu và doanh nghiệp phục vụ quốc phòng, an ninh đều thuộc đối tượng điều chỉnh của luật phá sản; Chính phủ đã quy định cụ thể về việc áp dụng Luật phá sản đối với các đối tượng này tại Nghị định 67/2006 NĐ-CP ngày 11/7/2006 hướng dẫn áp dụng Luật phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của tổ quản lí, thanh lí tài sản.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng là những lĩnh vực đặc thù, có ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế xã hội nhưng những chủ thể đó vẫn là những chủ thể kinh doanh hoạt động trên thị trường và bình đẳng với các chủ thể kinh doanh khác nên những chủ thể này vẫn thuộc sự điều chỉnh của Luật phá sản. Chính phủ đã có quy định cụ thể về việc áp dụng luật phá sản đối với các chủ thể trên tại Nghị định 114/2008/NĐ-CP và Nghị định 05/2010/NĐ-CP.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
- Nhận xét:
Đối tượng áp dụng của Luật phá sản cần được mở rộng hơn nữa theo hướng mọi tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh và có đăng ký kinh doanh không phân biệt loại hình tổ chức, quy mô kinh doanh và ngành nghề kinh doanh nếu lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn thì đều có thể bị đưa ra Toà để giải quyết theo thủ tục phá sản. Lý do:
– Các chủ thể kinh doanh trong đó có cá nhân, hộ gia đình … cần được bình đẳng với các chủ thể kinh doanh khác (doanh nghiệp) trong việc sử dụng các cơ chế do pháp luật quy định, trong đó có cơ chế phá sản. Nếu chẳng may thua lỗ thì các chủ thể này cũng có được một cơ chế xử lý nợ như các tổ chức sản xuất kinh doanh khác để có cơ hội trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh.
– Các chủ nợ cũng theo một cơ chế bảo đảm cho họ quyền đòi nợ đúng pháp luật, tránh tình trạng bắt xiết nợ, gây mất trật tự an toàn xã hội như một số trường hợp xảy ra hiện nay.
– Nhiều hộ gia đình có quy mô kinh doanh lớn làm ăn với cả doanh nhân nước ngoài nên Luật Phá sản cũng cần sửa đổi cho phù hợp với Luật phá sản của thế giới nhất là khi ta đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Đối tượng áp dụng luật phá sản năm 2004
– Thủ tục tuyên bố phá sản
– Thay đổi trình tự thủ tục phá sản theo Luật phá sản năm 2014
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
Từ khóa » Chủ Thể Kinh Doanh Nào Không Là đối Tượng áp Dụng Của Luật Phá Sản
-
Chủ Thể Nào Có Thẩm Quyền Giải Quyết Việc Phá Sản Theo Quy định
-
Luật Phá Sản Doanh Nghiệp Là Gì ? Tìm Hiểu Về Luật ... - Luật Minh Khuê
-
Các Chủ Thể Tham Gia Quan Hệ Pháp Luật Phá Sản - Tạp Chí Tòa án
-
Luật Phá Sản áp Dụng Với Những đối Tượng Nào?
-
Phá Sản Là Gì? Khi Nào Một Doanh Nghiệp Bị Coi Là Phá Sản?
-
Luật Phá Sản 2014 Số 51/2014/QH13 - Thư Viện Pháp Luật
-
09 Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Luật Phá Sản
-
Phổ Biến Pháp Luật Kinh Doanh
-
[DOC] ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU LUẬT PHÁ SẢN - Ngân Hàng Nhà Nước
-
Đối Tượng Không được Thành Lập Và Góp Vốn Vào Doanh Nghiệp
-
Chủ Thể Nộp đơn Yêu Cầu Mở Thủ Tục Phá Sản - Tư Vấn Doanh Nghiệp
-
Tìm Hiểu Quy định “tạm Ngưng Hoạt động” Trong Luật Phá Sản Mỹ
-
Tìm Hiểu Khái Niệm Về Phá Sản Doanh Nghiệp - Phamlaw
-
[PDF] GIẢI THỂ Và PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP