Công Ty Quản Lý Tài Sản (VAMC)
Có thể bạn quan tâm
Nghị định 21 có nhiều quy định mới, chi tiết giải quyết được nhiều bất cập, vướng mắc phát sinh trong thực tế thi hành các quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung, đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng (TCTD) nói riêng, vớimột số nội dung đáng chú ý như sau:
1.Hiệu lực của Hợp đồng bảo đảm và Hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm
Bộ Luật dân sự 2015 và Nghị định 21 quy định theo hướng tách bạch giữa hiệu lực của hợp đồng bảo đảm và hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba, theo đó:
- Hiệu lực của Hợp đồng bảo đảm được công chứng, chứng thực theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc theo yêu cầu thì có hiệu lực từ thời điểm được công chứng, chứng thực. Các trường hợp khác thì hợp đồng bảo đảm có hiệu lực từ thời điểm do các bên thỏa thuận hoặc từ thời điểm hợp đồng được giao kết nếu không có thỏa thuận.
- Hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba, trong đó khẳng định, biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong trường hợp hợp đồng bảo đảm đã có hiệu lực pháp luật. Trường hợp biện pháp bảo đảm phải đăng ký theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc được đăng ký theo thỏa thuận hoặc được đăng ký theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm thì thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật liên quan là thời điểm biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba; Trường hợp khác không đăng ký thì hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp cầm cố tài sản, đặt cọc, ký cược phát sinh từ thời điểm bên nhận bảo đảm nắm giữ TSBĐ.
Nghị định đã có quy định cụ thể đối với (i) Bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai; (ii) Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai; (iii) Bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản được tạo lập từ quyền bề mặt, quyền hưởng dụng; (iv) Xác lập, thực hiện hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm bằng tài sản chung của vợ chồng; (v) Thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; (vi) Xử lý hợp đồng vô hiệu từng phần.
2. Quyền truy đòi tài sản
Bộ luật dân sự 2015 đã sử dụng cụm từ “hiệu lực đối kháng với người thứ ba” thay thế cho cụm từ “giá trị pháp lý đối với người thứ ba” của BLDS 2005, đồng thời ghi nhận Bên nhận bảo đảm được “quyền truy đòi tài sản bảo đảm” và “quyền thanh toán” theo thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận TSBĐ khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba.
Tại Nghị định 21 khẳng định “quyền truy đòi TSBĐ” của bên nhận bảo đảm đối với TSBĐ trong biện pháp bảo đảm đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không thay đổi hoặc không chấm dứt trong trường hợp TSBĐ bị chuyển giao cho người khác do mua bán, tặng cho, trao đổi, chuyển nhượng, chuyển giao khác về quyền sở hữu; chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về TSBĐ không có căn cứ pháp luật (kể cả trường hợp bên bảo đảm là cá nhân chết, pháp nhân chấm dứt tồn tại), trừ trường hợp TSBĐ được bán, được chuyển nhượng, được thay thế, trao đổi…do có sự đồng ý của bên nhận bảo đảm.
3. Tài sản bảo đảm (TSBĐ)
- Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định trong Nghị định 21 được chia thành các nhóm: (i) Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm; (ii) Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu; (iii) Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ; (iv) Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.
- Về mô tả TSBĐ, ngoài việc mô tả do bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận thì việc mô tả phải phù hợp quy định đối với từng loại tài sản như: (i) TSBĐ là bất động sản, động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký thì thông tin được mô tả theo thỏa thuận phải phù hợp với thông tin trên Giấy chứng nhận; (ii) TSBĐ là quyền tài sản thì thông tin được mô tả theo thỏa thuận phải thể hiện được tên, căn cứ pháp lý phát sinh quyền tài sản…
- Cơ chế pháp lý đối với một số loại TSBĐ đặc thù đã được quy định chi tiết, cụ thể hơn nhằm thống nhất cách hiểu và thực hiện trên thực tế đối với tài sản, ngoài các tài sản “quen thuộc” là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; giấy tờ có giá, chứng khoán, số dư tiền gửi; hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh và kho hàng... thì một số tài sản và quyền tài sản được dùng làm TSBĐ được “chỉ mặt, gọi tên” rõ ràng hơn như tài sản được tạo lập từ quyền bề mặt, quyền hưởng dụng; vật có vật phụ, vật đồng bộ, vật đặc định; quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng tài sản hình thành từ việc góp vốn; quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên; quyền tài sản phát sinh từ quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, hoạt động khoa học, công nghệ; dự án đầu tư, tài sản thuộc dự án đầu tư.
4. Xử lý tài sản bảo đảm
- Việc xử lý TSBĐ phải được thực hiện đúng với thỏa thuận của các bên theo một trong các phương thức xử lý TSBĐ: (i) Bán đấu giá tài sản; (ii) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; (iii) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm và (iv) Phương thức khác. Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được bán đấu gía, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Nghị định 21 quy định rõ bên nhận bảo đảm khi thực hiện xử lý TSBĐ theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo đảm thì không cần có văn bản ủy quyền của bên bảo đảm và giải quyết trường hợp bên bảo đảm hoặc người có nghĩa vụ được bảo đảm là cá nhân chết hoặc bị Tòa án ra quyết định tuyên bố là đã chết. Các quy định này đã giải quyết được những khó khăn, vướng mắc phát sinh trên thực tế vừa qua.
- Do Nghị định 21 hướng dẫn thi hành BLDS nên hiện không còn quy định về “Thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý” như đã được quy định tại Nghị định 163 mà thay vào đó là quy định về “Giao tài sản bảo đảm, xử lý tài sản cầm cố, thế chấp”, theo đó, bên bảo đảm hoặc người đang giữ TSBĐ có nghĩa vụ giao TSBĐ cho bên nhận bảo đảm theo thông báo về xử lý TSBĐ. Trường hợp bên bảo đảm hoặc người đang giữ tài sản không giao TSBĐ thì bên nhận bảo đảm có quyền xem xét, kiểm tra thực tế TSBĐ để ngăn chặn việc tẩu tán TSBĐ, để xử lý hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, Nghị định không có quy định hay chế tài để buộc Bên bảo đảm (Chủ tài sản) giao TSBĐ cho Bên nhận bảo đảm và cũng chưa có quy định để hỗ trợ Bên nhận bảo đảm thực hiện “quyền được xử lý TSBĐ”.
- Phương thức và thời hạn thông báo về việc xử lý TSBĐ được thực hiện theo thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì thời hạn thông báo phải thực hiện trong thời hạn hợp lý, nhưng trước ít nhất 10 ngày đối với động sản hoặc trước ít nhất 15 ngày đối với bất động sản tính đến thời điểm xử lý TSBĐ, trừ trường hợp TSBĐ bị xử lý ngay theo quy định tại khoản 1 Điều 300 của Bộ luật Dân sự.
Bên cạnh đó, Nghị định 21 quy định về xử lý TSBĐ đối với một số tài sản có tính “đặc thù” được dùng để bảo đảm cho các khoản vay tại các TCTD như: vật đồng bộ, tài sản có tài sản gắn liền; quyền đòi nợ, khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác; giấy tờ có giá, chứng khoán, số dư tiền gửi; vận đơn, chứng từ vận chuyển; tài sản hình thành trong tương lai; tài sản thế chấp được đầu tư. Một số quy định về nhận lại TSBĐ; mua, nhận chuyển nhượng, nhận chuyển giao khác về quyền sở hữu TSBĐ; nhận chính TSBĐ để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm đã được quy định đối với từng trường hợp cụ thể và sát với thực tế.
5. Một số nội dung khác
- Về “Thế chấp tài sản”: Nghị định quy định cơ chế pháp lý về việc nhận thế chấp của cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của cá nhân, hộ gia đình phải đáp ứng điều kiện: Bên nhận thế chấp là tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất Đai (được thành lập theo pháp luật Việt Nam), cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Về “Bảo lãnh”: bên bảo lãnh có thể thỏa thuận với bên nhận bảo lãnh về việc áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh).
- Một số cụm từ được sử dụng Nghị định đã có giải thích cụ thể để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức và áp dụng pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, như: “Tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở; công trình xây dựng khác; cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng hoặc vật khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật”; “Thời hạn hợp lý là khoảng thời gian được hình thành theo thói quen đã được xác lập giữa các bên hoặc là khoảng thời gian mà trong điều kiện bình thường, các bên trong hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm hoặc chủ thể khác có quyền, lợi ích liên quan có thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ của mình”...
Có thể thấy, Nghị định 21 có nhiều nội dung mới, quy định chi tiết, cụ thể về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, tháo gỡ được phần lớn bất cập trong việc thi hành các quy định về giao dịch bảo đảm thời gian vừa qua. Mặc dù còn có quy định chưa được như kỳ vọng và kiến nghị của bên nhận bảo đảm là các TCTD và VAMC, nhưng hy vọng với các quy định mới, chi tiết của Nghị định 21 sẽ có nhiều tác động tích cực và hỗ trợ cho hoạt động các TCTD nói chung và hoạt động của VAMC nói riêng.
Từ khóa » Phát Sinh Hiệu Lực đối Kháng Với Người Thứ Ba
-
Hiệu Lực đối Kháng Với Người Thứ Ba Là Gì? - AZLAW
-
Hiệu Lực đối Kháng Với Người Thứ Ba Là Gì Theo Bộ Luật Dân Sự?
-
Thời điểm Phát Sinh Hiệu Lực đối Kháng Của Biện Pháp Bảo đảm Với ...
-
Hiệu Lực đối Kháng Của Biện Pháp Bảo đảm Với Người Thứ Ba - Giải ...
-
Hiệu Lực đối Kháng Với Người Thứ Ba Của Biện Pháp Bảo đảm?
-
Quy định Của Pháp Luật Về Hiệu Lực đối Kháng Với Người Thứ Ba?
-
Hiệu Lực đối Kháng Với Người Thứ Ba - Báo Khánh Hòa điện Tử
-
Hiệu Lực đối Kháng Của Biện Pháp Bảo đảm Với Người Thứ Ba
-
Hỏi - Đáp Thời điểm Phát Sinh Hiệu Lực đối Kháng Của Việc Thế Chấp ...
-
Hiệu Lực đối Kháng Với Người Thứ Ba Là Gì? - Tạp Chí Kiểm Sát
-
Hiệu Lực đối Kháng Với Người Thứ Ba - Công Ty Luật An Hoàng Gia
-
HIỆU LỰC ĐỐI KHÁNG VỚI NGƯỜI THỨ 3
-
Hiệu Lực đối Kháng Với Người Thứ Ba - Luật Toàn Quốc
-
Quy định Chung Của Pháp Luật Về Hiệu Lực đối Kháng