Hiệu Lực đối Kháng Với Người Thứ Ba Là Gì? - AZLAW
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1 Khái niệm hiệu lực đối kháng với người thứ ba
- 2 Thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba
- 3 Quyền lợi bên nhận đảm bảo khi phát sinh nghĩa vụ đối kháng
- 4 Trường hợp nào phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba
Hiệu lực đối kháng với người thứ ba là một khái niệm mới được quy định tại Bộ luật dân sự 2015, vậy hiệu lực đối kháng với người thứ ba là gì? AZLAW sẽ phân tích các quy định và giải thích cụ thể về khái niệm “hiệu lực đối kháng với người thứ 3” trong bài viết sau đây:
Khái niệm hiệu lực đối kháng với người thứ ba
Điều 297. Hiệu lực đối kháng với người thứ ba1. Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.2. Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Hiểu đơn giản hiệu lực đối kháng với người thứ ba là khi xác lập giao dịch đảm bảo, quyền và nghĩa vụ các bên trong giao dịch không chỉ xác lập với hai bên trong giao dịch, trong một số trường hợp còn phát sinh với bên thứ 3 chiếm giữ tài sản.
Ví dụ: Trong trường hợp A là bên vay có thể chấp tài sản là quyền sử dụng đất cho ngân hàng B nhưng lại giao mảnh đất cho C sử dụng, thì trong trường hợp A không đủ khả năng thanh toán và xử lý tài sản đảm bảo ngân hàng B có quyền yêu cầu C không tiếp tục sử dụng mảnh đất để tiến hành thủ tục thanh lý tài sản đảm bảo.
Thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba
Hiệu lực đối kháng với người thứ ba phát sinh khi đăng ký giao dịch đảm bảo hoặc bên nhận tài sản đảm bảo nẵm giữ hoặc chiếm giữ tài sản (đây là điểm mới so với bộ luật dân sự 2005)
Quyền lợi bên nhận đảm bảo khi phát sinh nghĩa vụ đối kháng
Điều 297. Hiệu lực đối kháng với người thứ ba2. Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Trường hợp nào phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba
Hiện tại có 9 biện pháp bảo đảm nhưng chỉ có 4 biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba đó là Cầm cố tài sản; Thế chấp tài sản; Bảo lưu quyền sở hữu; Cầm giữ tài sản
Từ khóa » Phát Sinh Hiệu Lực đối Kháng Với Người Thứ Ba
-
Hiệu Lực đối Kháng Với Người Thứ Ba Là Gì Theo Bộ Luật Dân Sự?
-
Thời điểm Phát Sinh Hiệu Lực đối Kháng Của Biện Pháp Bảo đảm Với ...
-
Hiệu Lực đối Kháng Của Biện Pháp Bảo đảm Với Người Thứ Ba - Giải ...
-
Hiệu Lực đối Kháng Với Người Thứ Ba Của Biện Pháp Bảo đảm?
-
Quy định Của Pháp Luật Về Hiệu Lực đối Kháng Với Người Thứ Ba?
-
Hiệu Lực đối Kháng Với Người Thứ Ba - Báo Khánh Hòa điện Tử
-
Hiệu Lực đối Kháng Của Biện Pháp Bảo đảm Với Người Thứ Ba
-
Hỏi - Đáp Thời điểm Phát Sinh Hiệu Lực đối Kháng Của Việc Thế Chấp ...
-
Hiệu Lực đối Kháng Với Người Thứ Ba Là Gì? - Tạp Chí Kiểm Sát
-
Hiệu Lực đối Kháng Với Người Thứ Ba - Công Ty Luật An Hoàng Gia
-
HIỆU LỰC ĐỐI KHÁNG VỚI NGƯỜI THỨ 3
-
Hiệu Lực đối Kháng Với Người Thứ Ba - Luật Toàn Quốc
-
Công Ty Quản Lý Tài Sản (VAMC)
-
Quy định Chung Của Pháp Luật Về Hiệu Lực đối Kháng