Hiệu Lực đối Kháng Của Biện Pháp Bảo đảm Với Người Thứ Ba - Giải ...

Hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba Ngày đăng 11/12/2021 | 15:43

Do nhu cầu đầu tư chứng khoán, tôi có ý định vay tiền của một số người. Lý do tôi vay của nhiều người là để thuận lợi cho việc trả nợ theo thanh khoản thị trường. Xin hỏi, tôi có thể cầm cố chiếc xe ô tô để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ cho nhiều người cùng lúc hay không?

TIN LIÊN QUAN

Trả lời

Cầm cố tài sản, theo Điều 309 Bộ luật Dân sự năm 2015, “là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”.

Cầm cố tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện. Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều 295 của Bộ luật này quy định về tài sản bảo đảm như sau:

“1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm”.

Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại. Tương ứng, theo quy định tại Điều 296 của Bộ luật này, một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ. Cụ thể:

“1. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.

3. Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác.

Trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn”.

Như vậy, tài sản thuộc sở hữu của bạn, dù là tài sản hiện có hay tài sản hình thành trong tương lai có thể được sử dụng làm tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Thông thường, giá trị tài sản cầm cố phải bằng hoặc lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Về nguyên tắc, bạn có thể sử dụng một tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ nếu tài sản này có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch cầm cố lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Cũng cần lưu ý về hiệu lực của cầm cố tài sản, hiệu lực đối kháng với bên thứ ba khi thực hiện giao dịch cầm cố để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ.

Hiệu lực của cầm cố tài sản được quy định tại Điều 310 của Bộ luật này như sau:

“1. Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

2. Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.

Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký”.

Theo khoản 3 Điều 23 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/03/2021 của Chính phủ, “nắm giữ tài sản bảo đảm quy định tại khoản này là việc bên nhận bảo đảm trực tiếp quản lý, kiểm soát, chi phối tài sản bảo đảm hoặc là việc người khác quản lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nhưng bên nhận bảo đảm vẫn kiểm soát, chi phối được tài sản này”.

Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm. Biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong trường hợp hợp đồng bảo đảm đã có hiệu lực pháp luật.

Điều đó đồng nghĩa, khi chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố nắm giữ, bạn không thể sử dụng tài sản này để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác dù giá trị tài sản đủ để bảo đảm cho các nghĩa vụ, trừ trường hợp được sự đồng ý của bên nhận cầm cố.

Thu Hường

Vũ Thị Thanh Tú

Các tin khác
  • Bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận BHXH một lần?
  • Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chung theo Quyết định của Tòa án
  • Quyền được thăm nom con sau khi ly hôn
  • Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn của cha, mẹ?
  • Lao động nước ngoài làm việc dưới 01 năm có phải đóng BHXH bắt buộc?
  • Có phải đóng bảo hiểm xã hội khi làm việc bán thời gian?
  • Hinh sự
  • Dân sự
  • Đất đai
  • Hộ tịch - Quốc tịch
  • Hôn nhân và gia đình
  • Lao động - Bảo hiểm
  • Lĩnh vực khác
  • Tuyên truyền, phổ biến Tài liệu giới thiệu Luật Thủ đô số 39/2024/QH15
  • Kế hoạch Hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024
  • Phóng sự “Luật Thủ đô năm 2024 - Khơi thông nguồn lực phát triển Thủ đô”
Xem tất cả
  • Cảnh giác khi đầu tư chứng khoán, đa cấp, tiền ảo trên mạng
  • Cảnh báo mạo danh nhân viên Điện lực liên hệ khách hàng yêu cầu cài app lạ ...
  • Cảnh báo các trang facebook giả mạo “Liên đoàn Pickleball Việt Nam” để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
  • Cảnh giác với “chiêu trò” lừa đảo việc làm thời vụ cuối năm
Xem tất cả

Vềđầu trang // ]]>

Từ khóa » Phát Sinh Hiệu Lực đối Kháng Với Người Thứ Ba