Hiệu Lực đối Kháng Với Người Thứ Ba Của Biện Pháp Bảo đảm?
Có thể bạn quan tâm
Theo quy định của pháp luật dân sự; một tài sản có thể làm tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ. Chính bởi lẽ đó; trong quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; không chỉ phát sinh quan hệ giữa bên bảo đảm với bên nhận bảo đảm mà có thể còn liên quan đến một hoặc nhiều chủ thể khác. Khi đó sẽ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba. Vậy hiệu lực đối kháng với người thứ ba là gì? Điều kiện để biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba là gì? Thời điểm biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba là khi nào?
Để giải quyết các vấn đề trên. Mời bạn đọc cùng với Luật sư 247 tìm hiểu về Hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm?
Căn cứ pháp lý
Bộ luật dân sự năm 2015
Nghị định 21/2021/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng bảo đảm
- Điều kiện về chủ thể: có năng lực pháp luật và năng lực hành vi phù hợp với giao dịch dân sự xác lập
- Điều kiện về ý chí: hoàn toàn tự nguyện
- Điều kiện về nội dung: không vi phạm điều cấm của luật; không trái với đạo đức xã hội
- Điều kiện về hình thức: chỉ đặt ra trong trường hợp luật có quy định
Sự vô hiệu của hợp đồng
Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ. Trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ sẽ thay thế hợp đồng chính. Tuy nhiên; quy định này lại không áp dụng với hợp đồng bảo đảm (khoản 2 Điều 407 Bộ luật dân sự 2015).
Ví dụ: A cho B vay 1 tỷ đồng trong thời hạn 2 năm (Hợp đồng vay là hợp đồng chính). B thế chấp căn nhà 2 tỷ cho A để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (Hợp đồng thế chấp là hợp đồng phụ). Hợp đồng chính vô hiệu; tuy nhiên A đã chuyển tiền vay cho B. Trong trường hợp đồng hợp đồng phụ vẫn có hiệu lực để nhằm bảo đảm nghĩa vụ của B đối với A.
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo đảm
- Thời điểm luật định (đối với bất động sản hoặc động sản phải đăng ký)
- Thời điểm các bên thỏa thuận: nếu không thuộc trường hợp pháp luật quy định; các bên có thể tự do lựa chọn 1 thời điểm bất kỳ
- Thời điểm giao kết hợp đồng: thường là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản đó.
Hiệu lực của biện pháp bảo đảm
Đối với các biện pháp bảo đảm không phải đăng ký thì biện pháp bảo đảm có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng bảo đảm có hiệu lực.
Đối với các biện pháp bảo đảm phải đăng ký (bắt buộc) thì có hiệu lực từ thời điểm hoàn thành việc đăng ký.
Đối với biện pháp cầm giữ tài sản; mang tính đặc thù; có hiệu lực từ thời điểm bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm
Hiệu lực đối kháng với người thứ ba là gì?
Hiệu lực đối kháng với người thứ ba hay còn có cách gọi là hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm. Hiện nay khái niệm về hiệu lực đối kháng với người thứ ba chưa được quy định trong Bộ luật dân sự.
Hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong giao dịch bảo đảm là Khi xác lập giao dịch bảo đảm hợp pháp thì quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong trong giao dịch bảo đảm không chỉ phát sinh đối với các chủ thể trực tiếp tham gia giao dịch (bên nhận bảo đảm và bên bên bảo đảm) mà trong những trường hợp luật định còn phát sinh hiệu lực và có giá trị pháp lý đối với cả người thứ ba không phải là chủ thể trong giao dịch bảo đảm; thời điểm phát sinh hiệu lực kể từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.
Điều kiện để biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng?
- Biện pháp bảo đảm đã được xác lập. Mối quan hệ giữa hiệu lực hợp đồng biện pháp bảo đảm với hiệu lực đối kháng với người thứ ba; thì hiệu lực đối kháng với người thứ ba không thể phát sinh nếu biện pháp bảo đảm chưa hình thành. Tại Khoản 1 Điều 23 Nghị định 21/2021/NĐ- CP quy định “Biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong trường hợp hợp đồng bảo đảm đã có hiệu lực pháp luật.” Như vậy; các bên trong quan hệ bảo đảm phát hình thành giao dịch bảo đảm và giao dịch này phải có hiệu lực pháp luật thì mới có hiệu lực đối kháng phát sinh.
- Đối tượng của biện pháp bảo đảm là tài sản. Lợi ích của các bên trong nghĩa vụ có các biện pháp bảo đảm là những lợi ích vật chất; mà theo quy định ngang giá thì chỉ có những lợi ích vật chất mới bù đắp được cho các lợi ích vật chất. Cho nên; đối tượng của biện pháp bảo đảm là những lợi ích vật chất; thường là một tài sản. Hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh khi các biện pháp bảo đảm có đối tượng là tài sản; bởi lẽ bản chất của hiệu lực đối kháng là căn cứ để xác định quyền truy đòi tài sản; buộc các chủ thể khác phải tôn trọng. Hiệu lực đối kháng với người thứ ba không thể phát sinh; nếu đối tượng của biện pháp bảo đảm là một công việc hoặc là uy tín; bởi lẽ các đối tượng này mang tính chất nhân thân.
- Biện pháp bảo đảm đã được đăng ký hoặc bên nhận bảo đảm đã nắm giữ; chiếm giữ tài sản bảo đảm.
Thời điểm biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng?
Thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm
- Thế chấp tài sản
- Cầm cố bất động sản
- Bảo lưu quyền sở hữu
Thời điểm nắm giữ tài sản
- Cầm cố động sản
- Đặt cọc
- Ký cược
- Ký quỹ
Thời điểm chiếm giữ: cầm giữ tài sản. (Thuật ngữ “chiếm giữ” được dùng riêng cho biện pháp cầm giữ tài sản; nó mang tính chất tiêu cực hơn so với thuật ngữ “nắm giữ” tuy nhiên về bản chất thì không khác nhau.)
Hệ quả của hiệu lực đối kháng với người thứ ba
Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba; thì bên nhận bảo đảm có các quyền sau:
- Quyền truy đòi tài sản
- Quyền ưu tiên thanh toán
Có thể bạn cần biết
- Các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm trong giao dịch dân sự?
- Khởi kiện đòi lại tài sản bị trộm cắp theo quy định của pháp luật
- Cầm đồ tài sản không chính chủ sẽ bị xử lý như thế nào?
Như vậy; về định nghĩa hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm thì Bộ luật dân sự chưa có quy định cụ thể. Để biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng phải đáp ứng đủ ba điều kiện: Biện pháp bảo đảm đã được xác lập; Đối tượng của biện pháp bảo đảm là tài sản; Biện pháp bảo đảm đã được đăng ký hoặc bên nhân bảo đảm đã nắm giữ; chiếm giữ tài sản bảo đảm. Hệ quả là bên nhận bảo đảm sẽ có quyền truy đòi tài sản và quyền ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi! Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi thắc mắc về vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Có phải tất cả biện pháp bảo đảm phát sinh từ sự thỏa thuận?Hầu hết các biện pháp bảo đảm đều phát sinh dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, biện pháp cầm giữ phát sinh do quy định của pháp luật. Các biện pháp ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu vẫn có những quan điểm tría chiều; tuy nhiên theo tác giả biện pháp ký quỹ và bảo lưu quyền ở hữu có thể phát sinh dựa trên cả sự thỏa thuận và do pháp luật quy định.
Căn cứ xác lập biện pháp bảo đảm là gì?Căn cứ xác lập biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là sự kiện pháp lý do pháp luật quy định; mà khi xuất hiện những sự kiện này; thì biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ sẽ được phát sinh.
Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm?– Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản. – Bên nhận bảo đảm nhận lấy tài sản bảo đảm để khấu trừ nghĩa vụ. – Bán đấu giá tài sản bảo đảm. – Các phương thức khác.
5/5 - (5 bình chọn)Từ khóa » Phát Sinh Hiệu Lực đối Kháng Với Người Thứ Ba
-
Hiệu Lực đối Kháng Với Người Thứ Ba Là Gì? - AZLAW
-
Hiệu Lực đối Kháng Với Người Thứ Ba Là Gì Theo Bộ Luật Dân Sự?
-
Thời điểm Phát Sinh Hiệu Lực đối Kháng Của Biện Pháp Bảo đảm Với ...
-
Hiệu Lực đối Kháng Của Biện Pháp Bảo đảm Với Người Thứ Ba - Giải ...
-
Quy định Của Pháp Luật Về Hiệu Lực đối Kháng Với Người Thứ Ba?
-
Hiệu Lực đối Kháng Với Người Thứ Ba - Báo Khánh Hòa điện Tử
-
Hiệu Lực đối Kháng Của Biện Pháp Bảo đảm Với Người Thứ Ba
-
Hỏi - Đáp Thời điểm Phát Sinh Hiệu Lực đối Kháng Của Việc Thế Chấp ...
-
Hiệu Lực đối Kháng Với Người Thứ Ba Là Gì? - Tạp Chí Kiểm Sát
-
Hiệu Lực đối Kháng Với Người Thứ Ba - Công Ty Luật An Hoàng Gia
-
HIỆU LỰC ĐỐI KHÁNG VỚI NGƯỜI THỨ 3
-
Hiệu Lực đối Kháng Với Người Thứ Ba - Luật Toàn Quốc
-
Công Ty Quản Lý Tài Sản (VAMC)
-
Quy định Chung Của Pháp Luật Về Hiệu Lực đối Kháng