Cyber-bullying (Bắt Nạt ảo): Những Con Dao Vô Hình Gây đau Nhói
Có thể bạn quan tâm
Với sự phát triển chóng mặt của mạng xã hội và công nghệ, Cyber-bullying đang trở thành một nỗi ám ảnh với nhiều người, đặc biệt là bộ phận thanh thiếu niên. Cyber-bullying hay còn gọi là “Bắt nạt ảo” là hành động sử dụng công nghệ thông tin để làm tổn hại hay quấy rầy người khác với chủ ý xấu như là tung lên Internet những hình ảnh, bài viết, tin đồn gây ảnh hưởng tới uy tín của nạn nhân,…
Vấn nạn Cyber-bullying xảy ra ở khắp mọi nơi ?
Việc mượn công nghệ như một thứ “vũ khí lợi hại” để bắt nạt, lấn át tinh thần của một ai đó hẳn là không còn xa lạ gì. Nhưng nếu bạn thường xuyên sử dụng các trang mạng xã hội và “sân si” đủ mọi nơi thì chắc rằng bạn sẽ không ít lần bắt gặp những hội nhóm “nhân danh chính nghĩa” được lập ra để “tẩy chay”,”dìm hàng” ai đó một cách cay nghiệt. Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ Việt đã và đang là nạn nhân của vấn nạn xấu xí này ở dưới các mức độ khác nhau. Không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới, hình thức bắt nạt qua mạng xã hội ngày càng bành trướng. Vì vậy, số lượng nạn nhân phải chịu đựng những điều này ngày một tăng, trong đó, không ít người đã lựa chọn những hình thức giải quyết tiêu cực như tự kết liễu đời mình vì không chịu nổi những áp lực quá lớn kia.
Trong cuốn sách “Thiện, Ác và Smartphone”, Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang gọi hiện tượng “bắt nạt ảo” này là hành động “làm nhục mua vui và tàn nhẫn giải khuây”. Tác giả đã đưa ra quan điểm sắc bén: “Làm nhục mua vui trên truyền thông là một xu hướng của văn hóa đại chúng, nó tạo ra những đấu trường La Mã của thời hiện đại, nó tái tạo lại những show đầu thế kỉ 20 triển lãm người lùn và người dị tật để đám đông thưởng ngoạn như trong sở thú”. Phải chăng xã hội ngày càng phát triển, con người lại càng trở nên vô tâm, đến mức sẵn sàng hả hê trên nỗi nhục nhã của chính đồng loại mình?
Bắt nạt qua mạng tồn tại dưới những “hình hài” nào?
- Gửi những thông điệp hoặc tin nhắn có nội dung xấu tới email hoặc điện thoại di động tới một ai đó.
- Phát tán những tin đồn nhảm, có tính chất xúc phạm và làm nhục qua mạng.
- Gửi những tin nhắn gây tổn thương hoặc đe dọa lên các trang mạng xã hội hoặc các trang web/blog.
- Lấy trộm thông tin cá nhân của ai đó rồi lẻn vào tài khoản của họ để phá hoại hoặc gửi những thông điệp gây hại.
- Lấy những bức hình/clip riêng tư hoặc không được đẹp của một ai đó rồi lan truyền qua Internet và mạng xã hội….
Nguyên nhân sâu xa của “sự độc ác online”:
Bạn có ngạc nhiên không khi chủ nhân của những comment tàn nhẫn, độc ác trên mạng xã hội ngoài đời lại có thể là những anh chàng, cô nàng hoàn toàn bình thường, thậm chí khoác lên mình một vỏ bọc hiền lành và vô hại? Nhưng họ lại sẵn sàng dành ra cả một khoảng thời gian dài chỉ để theo dõi và “truy tìm” đối tượng mà mình không vừa lòng bằng đủ kiểu hình thức như lập nhóm tẩy chay, page anti, spam tin nhắn hàng loạt hay thậm chí là tạo nick giả hoặc account Facebook mạo danh rồi post lên đó những thứ người ta sẽ không nỡ “ném” vào mặt nhau bằng lời nói nếu gặp nhau ngoài đời thật. Vậy thì lý do tại sao, điều gì đã khiến họ trở nên tàn độc, sử dụng từ ngữ cay nghiệt để bình phẩm, hãm hại người khác như vậy?
Như đã đề cập tới, sự bùng nổ của thời đại Internet đã vô tình tiếp tay cho sự lan truyền một cách đáng sợ của việc bắt nạt ảo . Facebook, Twitter hay Instagram là những mạng xã hội được dùng phổ biến bởi giới trẻ và cũng là “hiện trường” của nhiều trường hợp bắt nạt ảo.
Bên cạnh đó, các hành động “bắt nạt ảo” cũng bắt nguồn từ sự giận dữ, ý định trả thù hay muốn hạ uy tín, danh dự của một ai đó. Đôi khi lại là sự ganh tị. Tuy vậy, đáng ngạc nhiên rằng phần lớn các bạn trẻ ngày nay thích làm những “chiến binh bàn phím” chỉ vì muốn thỏa nỗi khát khao được khác biệt, được nhìn thấy của bản thân. Nỗi khát khao này sẽ khiến bạn say sưa dành thời gian để chà đạp người khác. Chỉ cần một bài post, bài share hay là một status nói xấu, ném đá người khác, thì sẽ có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người dùng mạng xã hội biết đến rồi “like, bình luận và chia sẻ”. Những người dù vô tình hay cố ý thực hiện 3 động tác trên, họ đều không thể tưởng tượng được cảm nhận của nạn nhân khi đọc được chúng. Tuy nhiên, nhiều nạn nhân – họ cũng chẳng thể tố cáo sự việc, vì họ nghĩ, họ không thể chống lại được mọi lời chỉ trích.
Nạn nhân và thuốc độc?
Những comment, status lăng nhục người khác sẽ được “trả công xứng đáng” bằng những cái like, share, bằng sự “nổi tiếng ảo”. Phần lớn các “anh hùng bàn phím” cho rằng sẽ chẳng ai biết được con người của họ khi bước ra khỏi thế giới ảo là như thế nào nên họ cứ vịn vào cái lý lẽ ấy mà thỏa sức tung hoành. Nhưng, liệu họ có vô danh như họ nghĩ? Những lời chỉ trích cay nghiệt của họ đã gây ảnh hưởng vô cùng lớn đối với tâm lý người bị hại. Dần dần, những nạn nhân “xấu số” ấy, họ cho bản thân một liều thuốc độc bằng nhiều cách như tự chui vào vỏ bọc của mình, xa lánh xã hội, thậm chí trở nên trầm cảm, gây ra thương tích, tổn hại tới chính họ như rạch tay, rạch chân, nhịn ăn, tự sát… Chưa kể, một khi đã xuất hiện trên mạng thì những nội dung như vậy thường lưu lại rất lâu sau đó và rất khó để thoát khỏi nó. Nỗi đau gây ra bởi bắt nạt qua mạng là rất lớn và không thể lường trước được.
“Bạo lực Internet” không phải lỗi của điện thoại hay máy tính. Tuy nhiên, những công cụ này cũng là vũ khí nguy hiểm đe dọa tinh thần mọi người.
Cách hạn chế ảnh hưởng từ Cyber-bullying:
Việc bạn trả lời, bình luận một bài viết đôi khi chính là điều mà kẻ bắt nạt đang tìm kiếm, vì chúng nghĩ rằng điều đó đem cho chúng sức mạnh. Hay việc bạn phản bác ý kiến bài viết ấy một cách không khéo lại chính là một lưỡi dao đâm lại bạn. Vì vậy, nếu có thể, bạn hãy bình tĩnh, khôn ngoan, và tự tách mình ra khỏi những tình huống đó.
Đặc biệt, nếu tình huống, hành vi đó ảnh hưởng tới bạn, bạn xứng đáng được hỗ trợ. Xem có ai đó có thể lắng nghe, giúp đỡ bạn xử lý việc đang diễn ra và giải quyết nó – bạn bè, họ hàng hay có thể là một người lớn mà bạn tin tưởng. Nhưng trước hết, hãy tự bảo vệ mình tốt nhất có thể.
Rất khó để có thể hạn chế hành vi người dùng mạng, càng khó hơn để ngăn chặn triệt để vấn nạn này. Vâỵ nên mỗi chúng ta phải tự ý thức được cách xử lý, giải quyết mỗi khi phải đối mặt với Cyber-bullying. Và điều đáng lưu ý nhất: “Mọi người cần nên chú ý tác phong, cách ứng xử và lời nói trên mạng xã hội” vì đôi khi, chỉ cần một sơ xuất nhỏ, có thể làm ảnh hưởng tới nhiều người khác.
Cuối cùng, bạn có đang “bắt nạt ảo”?
Có thể bạn nghĩ rằng: “Mình là người tử tế, mình chưa bao giờ chửi bậy hay châm biếm ai đó trên mạng xã hội…”, nhưng sự thật có luôn là những điều bạn nghĩ? Liệu trong một phút nông nổi, bạn có núp bóng bàn phím mà buông lời phán xét hay nhục mạ người khác?
Internet, mạng xã hội không có lỗi, lỗi chăng là ở người dùng. Việc phát ngôn trong môi trường ảo cần được lưu ý và kiểm soát chặt chẽ, khi mà trong thời đại công nghệ ngày nay, mỗi lời nói, bài viết của bạn đều được lưu lại và có thể trở thành một công cụ vô cùng nguy hiểm trực tiếp hoặc gián tiếp “hại người”.
Từ khóa » Hình ảnh Về Cyberbullying
-
Cyberbullying (Bắt Nạt Qua Mạng) Là Gì? Thực Trạng Và Hậu Quả ...
-
Bắt Nạt Qua Mạng (cyberbullying) Và Những điều Cần Lưu ý
-
Cyberbullying (Mối Đe Dọa Qua Mạng) Là Gì? Nguyên Nhân Và ...
-
Người Nổi Tiếng Và Vấn Nạn Cyberbullying - The Influencer
-
Nghiên Cứu Về Cyberbullying - Thực Trạng Bắt Nạt Trực Tuyến
-
Cyberbullying – Kẻ đánh Cắp Tâm Hồn - Dkap VietNam
-
Cyberbullying Là Gì? Nguy Hiểm Ra Sao? Làm Gì Khi Bạn Là Nạn Nhân?
-
CYBERBULLYING – BẮT NẠT QUA KHÔNG GIAN MẠNG
-
Bắt Nạt Trực Tuyến Là Gì Và Làm Thế Nào để Ngăn Chặn Nó - UNICEF
-
Mối đe Dọa Trực Tuyến Là Gì? Ảnh Hưởng Của Cyberbullying?
-
Cyberbullying (mối đe Dọa Trực Tuyến) Là Gì? - Bitdefender Vietnam
-
Cyber Bullying - Home | Facebook
-
TÀI LIỆU BẮT NẠT QUA MẠNG_CYBERBULLYING - 123doc