Đặc điểm Kiến Trúc Roman: Lịch Sử Hình Thành Và Những đặc Trưng ...
Có thể bạn quan tâm
Gắn liền với lịch sử là sự ra đời của các phong cách kiến trúc ở các vùng lãnh thổ trên thế giới. Nó cũng là một phát minh to lớn của nhân loại còn ảnh hưởng sâu sắc đến ngày nay. Và phong cách kiến trúc Roman cũng là một trong số đó. Vậy đặc điểm kiến trúc Roman ra sao, hình thành và phát triển như thế nào, có những đặc trưng gì, các kiến trúc sư angcovat sẽ giới thiệu đầy đủ qua bài viết.
Kiến trúc Roman là gì? Ý nghĩa của kiến trúc Roman
Đặc điểm kiến trúc Roman còn thô sơ hơn thời kì La Mã nhưng góp phần quan trọng vào việc hình thành kiến trúc Gothic
Kiến trúc Roman là phong cách kiến trúc của các vùng Trung và Tây Âu. Kiến trúc Roman ra đời vào khoảng thế kỷ 11 và thế kỷ 12, chủ yếu ở các nước Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Tây Ban Nha.. Đặc điểm kiến trúc Roman thiên về kiểu mái vòm cong với các khối cột thể hiện nét tinh xảo, độc đáo của Roman.
Tên gọi Roman xuất xứ từ Mỹ- La Tinh với ý nghĩa là “La Mã” đã phần nói nói nên phong cách kiến trúc của người đương thời hơi giống và muốn tìm đến chút ít cách thức của kiến trúc La Mã cổ đại. Tuy vậy về quy mô và hình thức, kiến trúc Roman còn xa mới đạt đến trình độ của người La Mã cổ đại, thiết kế thi công còn thô sơ, vật liệu có lúc lấy từ công trình đã hoang phế của kiến trúc La Mã. Cũng có thể do vừa trải qua một quá trình trì trệ sa sút và chiến tranh nên kiến trúc – xây dựng vẫn chưa được khối phục, còn non yếu. Về mặt dùng kết cấu cuốn cửa trụ, đặc điểm kiến trúc Roman học tập cạc làm của người La Mã cho các mẫu biệt thự đẹp. Tuy vậy, kiến trúc Roman không phải là không có những bước tiến nhất định về mặt loại hình và kết cấu góp phần đáng kể vào việc hình thành kiến trúc Gothic sau này ra đời từ nửa sau thời Trung Cổ ở Tây Âu.
Giới thiệu lịch sử hình thành và quá trình phát triển đặc điểm kiến trúc Roman
Các đặc điểm kiến trúc Roma ảnh hưởng bởi kiến trúc La Mã nhưng vẫn đơn giản hơn
Từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ IX sau khi Đế chế La Mã sụp đổ, các nhà nước ở Tây Âu và một số nhà nước Đông Âu rơi vào thời kì khủng hoảng, đen tối, tình trạng sản xuất ngày càng sút kém tại hàng loạt các quốc gia phong kiến manh mún ở Tây Âu, điều đó đã khiến kinh tế ngưng trệ và kỹ thuật xây dựng không còn cơ hội phát triển, lúc này đặc điểm kiến trúc Roman chưa hình thành trong các công trình nhà cửa. Ngoài số ít công trình tôn giáo và thành quách còn được tiếp tục xây dựng, những thành tựu kỹ thuật thời đế quốc La Mã hầu như bị lãng quên. Phải đến thế kỷ thứ X và XI và XII nền kinh tế phong kiến ở một số nước Tây Âu – Pháp, Đức, Itali…dường như mới sực tỉnh sau một giấc ngủ dài đầy lo âu.
Khi các cuộc xâm lăng cướp phá chấm dứt, xã hội Tây Âu trở lại yên tĩnh thì cuộc sống có điều kiện ổn định và cải thiện dần. Sự lớn mạnh tương đối mau lẹ của lực lượng sản xuất phong kiến đưa đến sự sôi động của các khu chợ búa, khôi phục các đô thị cũ và xây thêm nhiều đô thị mới. Lúc này dưới tác động của giáo hội, con người chuyển hướng sang cầu xin sự che chở của Chúa. Mọi người dân không phân biệt giai cấp đều là con của Chúa. Nhà thờ trở thành ngôi nhà chung. Nhiều nhà thờ cũ được phục hồi. Các nhà thờ mới lần lượt ra đời ở những vùng đất mới được khai phá. Các hoạt động xây dựng dẩn dần trở lại nhộn nhịp. Các phương thức xây dựng truyền thống từ thời hậu đế quốc La Mã, các kiểu kiến trúc Tiền Thiên chúa giáo và kiến trúc Bidăngtin được khuyến khích áp dụng đã dẫn đến việc hình thành một phong cách kiến trúc mới với tên gọi là kiến trúc Roman. Đặc điểm kiến trúc Roman thể hiện qua các nhà thờ, tu viện và lâu đài phong kiến.
Phong cách kiến trúc Roman trải dài trên một bình diện rộng, phát triển chủ yếu ở các nước Tây Âu và Trung Âu, gồm Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha… Khi các thành phố ở các nước này đã bắt đầu gượng dậy nhưng bộ mặt kiến trúc nhiều công trình còn thô sơ.
Nến văn hóa đô thị lúc bấy giờ không khác xa với văn hóa lãnh địa nông thôn trước đó ít lâu, vì các tầng lớp dân đô thị cũng vừa mới ở nông thôn ra, họ đã là các thế hệ thị dân đầu tiên, vì thế đặc điểm kiến trúc Roman lúc bây giờ không có sự phân biệt lớn giữa 2 khu vực.
Tuy vậy, từ thế kỷ 10, nông nghiệp và thủ công nghiệp đã phục hồi và phát triển, người dân đã xây nhà không chỉ bằng gỗ, mà còn bằng gạch, đá, để "xây nhà như người La Mã cổ đại".
Hơn mười quốc gia dân tộc ở Trung Âu và Tây Âu đã chính thức tiến vào xã hội phong kiến, với nền kinh tế tự nhiên và trật tự xã hội tương đối ổn định.
Những đặc điểm kiến trúc Roman tiêu biểu nhất
Mô hình đặc điểm kiến trúc Roman sử dụng mái hình vòm và không có các cột chóp nhọn
So sánh đặc điểm kiến trúc Roman với kiến trúc Gothic ra đời sau này
Trước khi có thể tìm hiểu được đặc điểm của phong cách kiến trúc Roman, chúng ta sẽ khám phá từng giai đoạn phát triển của nó.
Trong giai đoạn kiến trúc Roman tiền kỳ, phần lớn mái nhà của người dân La Mã đều được làm từ gỗ, vì thế ngôi nhà sẽ rất dễ cháy, nên thời kỳ này các tàn tích còn sót lại không nhiều, các nhà khảo cổ chỉ có thể dựa trên những gì còn sót lại mà có thể phục dựng. Cho tới thời gian tiếp theo, phong cách kiến trúc Roman mới có thêm nhiều bước tiến mới, các công trình sử dụng kiến trúc Roman có độ bền tốt hơn, từ đó chúng ta có thể nhận ra những đặc điểm kiến trúc Roman dễ dàng hơn như sau:
Đặc điểm kiến trúc Roma thô ráp, không có nhiều chi tiết trang trí và đơn giản
- Đa phần các công trình kiến trúc Roman đều chịu sự tác động không nhỏ của kiến trúc Byzantine và La Mã cổ đại, vì do một số khu vực của kiến trúc Roman nằm trong biên giới của đế chế La Mã trước đây.
- Số lượng các tòa nhà công trình kiến trúc Roman không xuất hiện quá nhiều và thường nằm rải rác ở các địa phương, loại hình kiến trúc cũng không quá đa dạng, phần lớn là được xây dựng trong nhà thờ, tu viện, và các công trình kiến trúc có tính chất phòng thủ giống như giai cấp phong kiến trước đây.
- Đặc điểm kiến trúc Roman tiêu biểu là các đường nét kiến trúc không hề có sự đa dạng, cũng không có quy mô lớn và cầu kỳ như kiến trúc La Mã cổ đại. Đa phần các công trình được xây dựng trong thời kỳ phong cách kiến trúc Roman đều được sử hữu mặt ngoài thô ráp, các yếu tố trang trí được giảm thiểu một cách tối đa, cảm giác kiến trúc vẫn còn rất nặng nề, cửa đi và cửa sổ có diện tích nhỏ.
Cửa đi và cửa sổ đều có diện tích nhỏ, đặc biệt là diện tích cửa sổ rất nhỏ
- Về kết cấu của phong cách kiến trúc Roman trong thời kỳ La Mã cổ đại, nhà thờ, tu viện và các công trình khác chủ yếu sử dụng vòm bán cầu, vòm nôi và cuốn cửa trụ. Vì đa phần các loại mái vòm đều được làm từ đá kỹ thuật nên mặt cắt kiến trúc của các bộ phận khá đơn giản với hình chữ thập La tinh, hình vuông hoặc hình tròn nhỏ. Đặc điểm kiến trúc Roman ở 2 phía đông tây của công trình nhà thờ cũng có sự khác biệt rõ rệt: Trong khi phía Tây của nhà thờ nổi bật lên nhiều tòa tháp cao, những tháp này sẽ có hình trụ tròn hoặc dáng hình học cơ bản, còn phía đông được cắt bằng một cánh ngang.
Đặc điểm kiến trúc Roman nổi bật nhất ở phần mái vòm cụp và nhiểu mảng chứ không chĩa nhọn
- Bàn thờ được đặt ở phía Đông của nhà thờ để hướng về phía Jerusalem và tầng hầm mộ đặt dưới phần nà của kiến trúc.
- Chân cột, thân cột của kiến trúc Roman rất khác nhau, các đầu cột thường có hình cái dấu ngược, được trang trí bằng hoa lá hoặc bằng những trang trí hình học cuộn vào nhau, cũng có lúc đầu cột trang trí bằng cảnh người hay thú.
Chi tiết đặc điểm kiến trúc Roman – Đặc trưng của các loại hình kiến trúc
Loại hình kiến trúc không đa dạng, phần lớn là kiến trúc tôn giáo như nhà thờ, tu viện và các nhà ở và công trình kiến trú có tính phòng thủ của giai cấp phong kiến.
1. Đặc điểm kiến trúc Roman thể hiện ở các công trình nhà thờ
Tuy xuất phát từ mô hình basilica thời La Mã cổ đại nhưng chức năng sử dụng và cấu tạo của nhà thờ Roman đã biến đổi khá nhiều. Thay cho các chức năng cũ như làm chợ, tòa án, nơi giao dịch, các basilica nay chuyển sang chỉ để làm nơi tiến hành các lễ nghi của đạo Thiên Chúa: cầu kinh, rửa tội.
Kiến trúc nhà thờ Roman khá đơn giản được trang trí bằng phù điêu ở mặt tiền
Đặc điểm kiến trúc Roman về nhà thờ chú yếu từ các mặt bằng chữ nhật tương đối ngắn, ít gian, mặt ngang nhà ba nhịp có một phần cao ở giữa, hai bên thấp hơn theo kiểu basilica La Mã, các mặt bằng nhà thờ Rôman được kéo ra nhiều gian, chiều dài lớn gấp nhiều lần chiều ngang nhà, với phần sảnh và phần kết được biến hóa phức tạp. Nhà thờ Roman thường kết thúc bằng một không gian ba nhánh rộng rãi, mái lợp bằng bốn vòm (vòm giữa lớn, vòm ba phía nhỏ hơn) theo kiểu các nhà thờ Bidăngtin. Ánh sáng lọt vào trong nhà gián tiếp qua hàng cửa sổ hẹp từ các gian bên hoặc trực tiếp qua dãy cửa sổ gian chính từ trên cao. Đến cuối thời kỳ Roman, đặc điểm kiến trúc Roman thể hiện ở các cửa sổ được làm có vành tròn, đố bằng đá nổi trên nền kính màu. Mặt nhà thường có những mảng đặc trang trí bằng phù điêu, các hàng cột hiên, cửa cuốn chia theo chiểu ngang. Do kỹ thuật xây đá có phần hạn chế nên nhà thờ Rôman có chiểu cao vừa phải, thường dưới 20m. Có thể điều này còn do chủ ý của tư tưởng Thiên chúa giáo tạo ấn tượng đè nén con người.
2. Đặc điểm kiến trúc Roman thể hiện ở các tu viện
Đặc điểm kiến trúc Roman thể hiện rõ nét ở các tu viện với vật liệu gạch đá thô sơ nhưng khá mềm mại
Tu viện là nơi ăn ở, học hành của các nhà tu hành nên thường gắn liền với cơ cấu nhà thờ. Tòa tu viện là một phần trong bố cục của quần thể nhà ở. Trong tu viện có rất nhiều loại nhà, có khi lên tới 37 loại, kể cả bệnh xá, xưởng sản xuất, vườn cây thuốc… vì thế đặc điểm kiến trúc Roman đối với tu viện khá đa dạng. Tu viện thường chiếm vị trí tốt trong quy hoạch đô thị hoặc những khu đất gần sông ở các vùng quê.
Các nhà thờ, tu viện được xây dựng với nhiều hình dáng rất độc đáo
Trong thế kỷ thứ X, tu viện Roman được xây dựng ở rất nhiều vùng khắp Châu Âu, nên mang những đặc thù địa phương khá đa dạng. Đặc điểm kiến trúc Roman chung về tu viện là có các sân trong được vây bốn mặt bằng hành lang có hệ vòm – một cột hoặc vòm – hai cột. Các vòm này lúc đầu thường bị làm nặng và thô, càng về sau càng thanh thoát dần. Hành lang được tôn cao nhiều bậc so với sân , còn giữa sân có vòi phun nước hoặc có tượng chúa.
3. Đặc điểm kiến trúc Roman - Kiến trúc lâu đài
Những lâu đài, biệt thự mang đặc điểm kiến trúc Roman thường là nơi ở của lãnh chúa với sự đơn giản nhưng kiên cố
Nếu tu viện dùng cho thầy tu ở nơi thoáng đang gần thiên nhiên thì lâu đài phong kiến là nơi cố thủ của các lãnh chúa. Không giống như các mẫu hình nhà thờ hoặc tu viện, lâu đài là loại hình kiến trúc trước nay chưa hề có. Sự phát triển của đặc điểm kiến trúc Roman kiểu lâu đài được xếp gần như song song với thời kỳ Gothic, tức là từ thế kỷ XI – XIII, khi phương thức sản xuất phong kiến đã thực sự ổn định ở Tây Âu.
Vị trí xây dựng lâu đài thường được chọn ở nơi hiểm yếu, trên đồi cao, đường vào khó khăn. Khu vực xung quanh lâu đài đều cố các bức thành cao, tháp canh và các lỗ châu mai. Dưới chân tường thành có hào nước rộng và sâu. Thường chỉ có một cây cầu duy nhất bắc qua hào, đôi khi nâng hạ được, và một cổng duy nhất tại chỗ đó để vào thành.
Các lâu đài kiến trúc Roma rất dày, mái thoải và khe cửa sổ nhỏ
Tường các lâu đài thường được xây rất dày bằng gạch và đá, có ít khe cửa nhỏ hình lỗ châu mai, nhìn bề ngoài rất nặng nề thô thiển. Đặc điểm kiến trúc Roman phía bên trong lâu đài được chia làm hai hoặc ba tầng. Tầng dưới tối tăm, dùng làm kho và nơi ở của gia nhân. Các tầng trên thường sáng sủa, có bếp nấu, phòng ăn, chỗ ở của chúa đất và gia tộc.
Các mẫu thiết kế lâu đài Roman thường được xây dựng trên các đỉnh đồi, nổi bật giữa một vùng bằng phẳng hay giữa những nơi nhiều cây xanh rậm rạp um tùm nên lối kiến trúc này được coi là thứ nghệ thuật thôn dã.
4. Đặc điểm kiến trúc Roman - Kiến trúc thành quách và dinh thự
Những thành quách và dinh thự kiến trúc Roma mang tính chất phòng thủ rất lớn
Thời kỳ trung cổ, do tình hình an ninh rất kém, các thế lực phong kiến thường xuyên xâm chiếm lãnh địa của nhau, ngoài ra để bảo vệ lãnh địa của mình khỏi các bộ tộc du mục man rợ chuyên cướp bóc và các cuộc thập tự chinh đẫm máu, các lãnh chúa thường xây dựng các lâu đài của mình như những pháo đài phòng thủ kiên cố cũng như xây dựng các tòa thành bao quanh lãnh địa của mình.
- Đặc điểm kiến trúc Roman thể hiện ở cấu trúc các tòa thành thời trung cổ có những đặc trưng sau đây:
+ Bề ngoài có các tường thành kiên cố, cao và dày thường được xây dựng bằng các vật liệu sẵn có của địa phương như gạch, đá, gỗ… Mặt trên tường thành thường làm kiểu răng cưa để nấp bắn, các phần tường răng cưa cũng có thể nhô ra ngoài theo kiểu côngxôn tạo ra lỗ hở trên mặt thành để thả đá hay đổ vạc dầu xuống quân địch. Tùy vào quy mô của tòa thành mà có thể có một hay hai lớp tường thành.
+ Phía ngoài thành thường có hào sâu để bảo vệ, cửa vào thành thường là cầu dây xích có thể nâng lên hạ xuống. Có thể nói đặc điểm kiến trúc Roman ở các thành quách đều phục vụ mục đích phòng thủ chiến tranh.
+ Trên tòa thành có các vọng lâu cao để quan sát, trên vọng lâu bố trí các lỗ châu mai.
+ Phía trong thành có tháp trung tâm (tháp này cũng thường là lâu đài của giai cấp phong kiến). Tháp này dùng để cố thủ khi quân địch đã vào trong thành, hoặc để đối phó trong trường hợp nông dân, binh lính trong thành nổi dậy.
+Thành thường bố trí ở những vị trí hiểm yếu như các khu vực có độ cao có thể khống chế toàn bộ khu vực, ở cửa sông, cửa biển
- Các tường thành và pháo đài nổi tiếng khác thể hiện đặc điểm kiến trúc Roman còn có:
+ Lâu đài kiểu pháo đài Coucy de Chateau ở Pháp, có lô cốt, của vào có đường kính 30 m, cao 64 m, phần tường phía dưới dày 10 m. Phía ngoài có hào nước bảo vệ và phía trong có sân trong.
+ Tòa thành Krak des Chevalier ở Syria (giữa thế kỷ 12 đến giữa thế kỷ 13) có vị trí án ngữ trên dồi cao, có tháp canh nhiều tầng, với các lỗ châu mai cũng như cửa cuốn vòm, hình thức kiến trúc khô khan và nặng nề.
Đặc điểm kiến trúc Roman – Vài nét về kỹ thuật xây dựng
Kỹ thuật xây dựng biệt thự Roman ngày càng tiến bộ và tốt hơn ảnh hưởng bởi các tư tưởng tôn giáo
Kỹ thuật xây tường, xây cuốn có sống và xây cột trụ dần dần làm cho kiến trúc trở nên tốt hơn. Tường đá dày, các lớp vữa còn dày, cửa sổ mở nhỏ và ít ánh sáng, một mặt thể hiện trình độ xây dựng chưa chín muồi nhưng mặt khác lại phù hợp với tư tưởng cấm dục của tôn giáo. Sự phát triển của kỹ thuật kết cấu của kiến trúc Roman là dựa trên tay nghề của những người thợ dân gian. Do kỹ thuật xây dựng còn hạn chế nên đặc điểm kiến trúc Roman ở các nhà thờ là khá thấp, chiều cao tối đa thường không quá 20 m.
Cùng với việc dùng nhiều các loại hình kết cấu thường, cuốn có sống và cột, kiến trúc Roman lại không nhất quán trong việc dùng thức cột.
Việc sử dụng đại trà tường và vách ngăn đã đưa đến một kết quả là phải tìm tòi một sức biểu hiện mới cho những bức tường và vách ngăn đó, do vậy, đã dẫn đến việc trang trí gắn với công việc nặng nề. Những bức tường đầu tiên xây dựng bằng đá mảnh và đá cuội trộn lẫn với vữa, sau đó dùng tường gạch, giai đoạn sau cùng dùng đá tấm với vẻ đẹp mộc mạc được bộc lộ trung thực ra phía ngoài. Hậu quả là tường rất dày, nhằm mục đích chịu lực hơn là mục đích bảo vệ. Đặc điểm kiến trúc Roman thời sau nghiêng về làm tường dày như vậy dùng để chống đỡ các cuốn. Mỗi một tầng có cuốn tương ứng, tầng dưới cuốn to tầng trên hẹp dần, làm thành những cửa sổ ghép đôi hoặc ghép ba, có nghĩa là lỗ mở của cuốn được chia làm hai hay ba phần, đỡ bởi những cột hình tròn hoặc hình nhiều cạnh.
Chân cột, thân cột của kiến trúc Roman rất khác nhau, các đầu cột thường có hình cái đấu ngược, được trang trí bằng hoa lá hoặc bằng những trang trí hình học cuộn vào nhau, cũng có lúc đầu cột trang trí bằng cảnh người hay thú.
Hệ thống kết cấu trong đặc điểm kiến trúc Roman sở dĩ có những bước tiến sơ khởi là do tính chất thế tục, dân gian của kiến trúc nhà thờ đã mạnh lên, tính chất này do những người thợ ở nông thôn ra tạo nên, do tư tưởng của họ đã được giải phóng ở mức độ nhất định. Những kĩ năng dân gian này trái ngược với tư tưởng bảo thủ của tầng lớp tăng lữ, muốn nghiêm ngặt tuân theo quan điểm của tôn giáo.
Mặt cắt điển hình của một nhà thờ Roman gồm một nhịp giữa cao hơn và hai nhịp biên thấp hơn, nhịp biên có hai tầng để tầng sàn góp phần gia cường kết cấu. Do ánh sáng phải xuyên qua cửa sổ của hai tầng ở hai nhịp biên mới vào nhịp giữa nên nội thất nhà thờ không được sáng sủa.
Cho đến giữa thế kỷ 12, tuy có những tiến bộ nhất định, kiến trúc Roman trông vẫn thiếu vẻ nhẹ nhàng và kết cấu chưa thuần thục, ví dụ bài toán xây vòm có hình chiếu mặt bằng hình chữ nhật, phải kiến trúc Gothich mới giải quyết được.
Một số công trình nhà thờ xây dựng theo đặc điểm kiến trúc Roman ở Việt Nam
Như chúng ta đã biết kiến trúc Roman nổi bật nhất với kiến trúc nhà thờ, tu viện, vậy nó ảnh hưởng như thế nào đã kiến trúc nhà thờ ở Việt Nam?
1. Nhà thờ Đức Bà (TP.Hồ Chí Minh)
Nhà thờ Đức Bà sử dụng hệ mái Gothic nhưng đường nét và các chi tiết khác đều mang đặc điểm kiến trúc Roman
Không phải ai cũng biết tên chính thức của nhà thờ Đức Bà là Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Trải qua hàng trăm năm với bao thăng trầm lịch sử, nhà thờ Đức Bà vẫn đẹp lộng lẫy, tráng lệ và uy nghiêm, được coi là một tuyệt tác kiến trúc của Sài thành.
Nhà thờ Đức Bà có rất nhiều điểm thú vị và tinh tế trong kiến trúc về tường, cửa kính, chuông, tượng Đức Mẹ... Mọi đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều tuân thủ theo đặc điểm kiến trúc Roman và Gôtich, tôn nghiêm và trang nhã.
Trong quá trình xây dựng, toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Mặt ngoài của nhà thờ Đức Bà xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille để trần, không tô trát, đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi, không bám bụi rêu.
2. Nhà thờ Tân Định
Tương tự nhà thờ Tân Định mang đặc điểm kiến trúc Roman
Nhà thờ Tân Định được khánh thành vào năm 1876. Tổng thể mang phong cách kiến trúc Gothic, nhưng các chi tiết trang trí lại mang chút đặc điểm kiến trúc Roman và Baroque. Nhà thờ Tân được coi là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam.
3. Nhà thờ gỗ Kon Tum
Vẻ đẹp của nhà thờ gỗ Kon Tum khi mang đặc điểm kiến trúc Roman kết hợp Gothic
Nhà thờ được làm hoàn toàn bằng gỗ cà chít. Nhà thờ gỗ Kon Tum là một kiệt tác bởi được thiết kế theo đặc điểm kiến trúc Roman, phối hợp hài hòa kiểu nhà sàn của người Ba Na nên đậm sắc thái văn hóa, tín ngưỡng người dân cao nguyên.
Nhà thờ là một công trình khép kín gồm: giáo đường, nhà tiếp khách, nhà trưng bày các sản phẩm dân tộc và tôn giáo, nhà rông. Ngoài ra, trong khuôn viên nhà thờ còn có cô nhi viện, cơ sở may, dệt thổ cẩm và cơ sở mộc.
Là một phong cách kiến trúc đặc trưng của Châu Âu gắn liền với lịch sử của các vùng lãnh thổ ở Tây Âu trong một thời kì nhưng kiến trúc Roman có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới sang cả Châu Á và các châu lục khác. Hiện nay đặc điểm kiến trúc Roman chúng ta có nhìn thấy ở các công trình nhà thờ được xây dựng từ thời Pháp thuộc ở nước ta hoặc có những công trình nhà thờ chỉ có một vài nét của kiến trúc Roman trong đó nhưng cũng tạo nên vẻ đẹp hoang sơ và đầy linh thiêng.
Xem thêm: Bộ sưu tập phối cảnh 21 mẫu nhà trệt cấp 4 đẹp
Từ khóa » đặc điểm Kiến Trúc Roman
-
Kiến Trúc Roman Có Gì đặc Biệt? - Vinhomes
-
Tìm Hiểu Về Kiến Trúc Roman - Đặc điểm Và Một Số Công Trình Nổi ...
-
Kiến Trúc Romanesque: Lịch Sử, Đặc điểm & Các Công Trình Nổi Tiếng
-
Kiến Trúc Roman - Nguồn Gốc, đặc điểm & Công Trình Nổi Tiếng
-
Cùng Tìm Hiểu Về Phong Cách Kiến Trúc Roman: Nguồn Gốc, đặc điểm
-
Lịch Sử Và đặc điểm Kiến Trúc Roman - Santino
-
Kiến Trúc Romanesque - Lịch Sử Hình Thành Và đặc Trưng - Gach Vitto
-
Tìm Hiểu Nghệ Thuật Kiến Trúc Roman - Đặc điểm, Kỹ ...
-
Tìm Hiểu Về Phong Cách Kiến Trúc Roman
-
Khám Phá Kiến Trúc Roman: đặc điểm & TOP Công Trình Nổi Bật
-
Kiến Trúc Romanesque: Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển
-
Kiến Trúc Roman - Hướng Dẫn Viên Việtnam
-
Kiến Trúc Roman – Đặc Trưng Của Các Loại Hình Kiến Trúc Thời Bấy Giờ