Kiến Trúc Roman - Hướng Dẫn Viên Việtnam
Có thể bạn quan tâm
Sự xuất hiện và phát triển của phong cách kiến trúc Roman trong đế chế La Mã đã góp phần mang lại rất nhiều cơ hội mới cho nền kiến trúc thời kì cổ đại. Vì thế, trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về kiến trúc Roman ở Việt Nam cũng như trên thế giới nhé.
Sự ra đời của phong cách kiến trúc Roman
Trước khi có thể tìm hiểu và trả lời câu hỏi “Roman là gì?” đầu tiên chúng ta sẽ đi qua một vài giai đoạn lịch sử quan trọng.
Kể từ sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã, các nước Đông Âu và Tây Âu nhanh chóng lầm vòa một cuộc khủng hoảng và thời kỳ đen tối mới, dẫn đến sự thành lập và ra đời của triều đại Karolinger. Vào năm 800, Charlemagne đã nhanh chóng đăng ngôi vị hoàng đế, tuy nhiên đế quốc này chỉ tồn tại được trong khoảng thời gian khá ngắn (từ năm 943 đến năm 911) thì bị tộc người Mormandes xâm lược.
Trong thời điểm đó, nền kiến trúc Trung Âu và Tây Âu cũng bắt đầu được hình thành và phát triển. Phong cách kiến trúc này được gọi là kiến trúc Roman. Phong cách Roman trải dài trên cả một khu vực có diện tích lớn, bao trùm cả các nước Tây Âu và Trung Âu như Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ, Ý, Anh, Pháp,…tuy nhiên ở thời điểm này, các công trình kiến trúc còn rất thô sơ và đơn giản, chưa có điểm nhấn đặc sắc.
Chỉ cho tới thế kỷ thứ 10, khi mà nền nông nghiệp và thủ công nghiệp của khu vực đã phục hồi và có những bước phát triển nhất định, nhà ở của người dân cũng dần được nâng cấp theo, không chỉ xây mà bằng gỗ mà còn có thể sử dụng thêm gạch, đá,…từ đó tạo sự tiền đề cho phong cách kiến trúc Romanphát triển mạnh mẽ hơn.
Đặc điểm của phong cách kiến trúc Roman
Trước khi có thể tìm hiểu được đặc điểm của phong cách kiến trúc trên, chúng ta sẽ khám phá từng giai đoạn phát triển của Roman.
Trong giai đoạn tiền kỳ, phần lớn mái nhà của người dân La Mã đều được làm từ gỗ, vì thế ngôi nhà sẽ rất dễ cháy, nên thời kỳ này các tàn tích còn sót lại không nhiều,các nhà khảo cổ chỉ có thể dựa trên những gì còn sót lại mà có thể phục dựng. Cho tới thời gian tiếp theo, phong cách Roman mới có thêm những bước tiến mới, các công trình sử dụng kiến trúc Roman có độ bền tốt hơn, từ đó chúng ta có thể nhận ra những đặc điểm kiến trúc Roman:
Đa phần các công trình Roman đều chịu sự tác động không nhỏ của kiến trúc Byzantine và La Mã cổ đại, vì thế có một số công trình có vị trí ở khu vực biên giới thuộc đế chế La Mã trước đây.
Số lượng các tòa nhà công trình Roman không xuất hiện quá nhiều, và thường nằm rải rác ở các địa phương, loại hình kiến trúc cũng không quá đa dạng, phần lớn là được xây dựng trong nhà thờ, tu viện và các công trình kiến trúc có tính phòng thủ giống như giai cấp phong kiến trước đây.
Các đường nét kiến trúc không hề có sự đa dạng, cũng không có quy mô lớn và cầu kỳ như kiến trúc La Mã cổ đại. Đa phần các công trình được xây dựng trong thời kỳ phong cách kiến trúc Roman đều sở hữu mặt ngoài thô ráp, không có nhiều chi tiết trang trí và đơn giản, các yếu tố trang trí được giảm thiểu một cách tối đa, cảm giác kiến trúc vẫn còn rất nặng nề, cửa đi và cửa sổ có diện tích nhỏ.
Về kết cấu của phong cách Roman trong thời kỳ La Mã cổ đại, nhà thờ, tu viện và các công trình khác chủ yếu sử dụng vòm bán cầu, vòm nôi và cuốn cửa trụ. Vì đa phần các loại mái vòm được làm từ đá kỹ thuật nên mặt cắt kiến trúc của các bộ phận khá đơn giản với hình chữ thập La tinh, hình vuông hoặc hình tròn nhỏ. Hai phía đông tây của nhà thờ cũng có sự khác biệt rõ rệt: trong khi phía tây của nhà thờ kiến trúc Roman thường nổi bật lên nhiều tháp cao, những tháp này sẽ có hình trụ tròn hoặc dáng hình học cơ bản, còn phía đông được cắt bằng một cánh ngang.
Đặc điểm kiến trúc Roman thiên về kiểu mái vòm cong với các khối cột thể hiện nét tinh xảo, độc đáo của Roman. Kiến trúc Roman thể hiện rõ nét ở các tu viện với vật liệu gạch đá thô sơ nhưng khá mềm mại
Đặc điểm kiến trúc Roman về nhà thờ chú yếu từ các mặt bằng chữ nhật tương đối ngắn, ít gian, mặt ngang nhà ba nhịp có một phần cao ở giữa, hai bên thấp hơn theo kiểu basilica La Mã, các mặt bằng nhà thờ Rôman được kéo ra nhiều gian, chiều dài lớn gấp nhiều lần chiều ngang nhà, với phần sảnh và phần kết được biến hóa phức tạp. Nhà thờ Roman thường kết thúc bằng một không gian ba nhánh rộng rãi, mái lợp bằng bốn vòm (vòm giữa lớn, vòm ba phía nhỏ hơn) theo kiểu các nhà thờ Bidăngtin. Ánh sáng lọt vào trong nhà gián tiếp qua hàng cửa sổ hẹp từ các gian bên hoặc trực tiếp qua dãy cửa sổ gian chính từ trên cao. Đến cuối thời kỳ Roman, đặc điểm kiến trúc Roman thể hiện ở các cửa sổ được làm có vành tròn, đố bằng đá nổi trên nền kính màu. Mặt nhà thường có những mảng đặc trang trí bằng phù điêu, các hàng cột hiên, cửa cuốn chia theo chiểu ngang. Do kỹ thuật xây đá có phần hạn chế nên nhà thờ Rôman có chiểu cao vừa phải, thường dưới 20m. Có thể điều này còn do chủ ý của tư tưởng Thiên chúa giáo tạo ấn tượng đè nén con người.
Kỹ thuật xây dựng của phong cách Roman
Mặc dù kiến trúc Roman được xây dựng và phát triển theo cách thức phát triển của kiến trúc La Mã cổ đại, cả về quy mô cũng như hình thức, song phong cách kiến trúc này được đánh giá là vẫn còn kém hơn. Thiết kế thi công của công trình còn rất thô sơ, vật liệu còn khá hạn chế, có lúc vật liệu được chọn từ những công trình La Mã cổ đại đã bị hoang phế. Không khó để nhận ra, phong cách kiến trúc này đã học tập cách làm của người La Mã cổ đại trong việc dùng kết cấu cuốn cửa trụ. Từ việc học tập kiến trúc La Mã cổ đại, Roman đã đạt được những thành tựu nhất định về loại hình và các mặt kết cấu, từ đó đã góp phần đáng kể vào quá trình hình thành và phát triển phong cách kiến trúc Gothic sau này.
Kỹ thuật xây dựng của kiến trúc Roman đã có những bước tiến đáng kể: kỹ thuật xây dựng cột trụ, xây cuốn có sóng, kỹ thuật xây tường dần được nâng cấp và cải thiện tốt hơn. Tuy nhiên, các lớp vữa còn được xây dựng dày, tường đá còn nặng, cửa sổ có diện tích khá nhỏ và ít ánh sáng. Dù kỹ thuật xây dựng trong thời kỳ này còn kém, nhưng lại phù hợp với tư tưởng cấm dục của tôn giáo thời bấy giờ.
Nhờ sự nâng cấp tay nghề của những người thợ dân gian, kỹ thuật kết cấu của các công trình cũng theo đó mà hình thành và phát triển hơn. Tuy nhiên, vì kỹ thuật còn khá hạn chế nên các công trình kiến trúc Roman có chiều cao khá thấp (nhất là nhà thờ), chiều cao tối đa của các tòa nhà thường không vượt quá 20 mét.
Một trong những đặc điểm kiến trúc Roman khác dễ nhận thấy là sự không nhất quán trong việc sử dụng thức cột, các họa tiết hoa văn trang trí còn khá nặng nề. Những bức tường đầu tiên được xây dựng bằng đá mảnh trộn lẫn với đá cuội và vữa, vì vậy tường rất dày để có thể đảm bảo độ chắc chắn cao nhất. Mãi cho đến sau này, các công trình xây dựng mới xuất hiện thêm những bức tường bằng gạch và đá tấm với vẻ đẹp mộc mạc đặc trưng.
Ngoài ra, sử dụng những bức tường tường dày còn có chức năng chịu lực của cuốn trong công trình. Mỗi một tầng tòa nhà sẽ có một cuốn tương ứng, cuốn sẽ hẹp dần lên phía trên, từ đó tạo thành những ô cửa sổ được ghép 2 hoặc ghép 3 với nhau. Như vậy, lỗ mở của cuốn thường được chia thành 2 hoặc 3 phần và được đỡ bằng những cột hình tròn hoặc hình có nhiều cạnh.
Họa tiết trang trí và thiết kế của thân cột, chân cột trong những công trình xây dựng theo phong cách kiến trúc Roman có sự khác biệt rõ rệt, ở vị trí đầu mỗi cột thường được chạm khắc hình cái đấu ngược và trang trí bằng các họa tiết thiên nhiên như hoa, lá hoặc họa tiết hình học cuộn vào nhau, trong một số trường hợp thì còn sử dụng đầu người hoặc đầu thú để trang trí.
Một số công trình tiêu biểu của kiến trúc Roman
Sau khi tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sự, từng giai đoạn phát triển cũng như đặc điểm, kỹ thuật của phong cách kiến trúc Roman, hãy cùng Lythuyetkientruc xem qua những công trình Roman tiêu biểu trên thế giới cũng như tại Việt Nam nhé
Còn phong cách kiến trúc Roman ở Việt Nam được nhận thấy nhiều nhất là những công trình nhà thờ cổ, được xây dựng trong thời Pháp thuộc.
Share this:
Related
Từ khóa » đặc điểm Kiến Trúc Roman
-
Đặc điểm Kiến Trúc Roman: Lịch Sử Hình Thành Và Những đặc Trưng ...
-
Kiến Trúc Roman Có Gì đặc Biệt? - Vinhomes
-
Tìm Hiểu Về Kiến Trúc Roman - Đặc điểm Và Một Số Công Trình Nổi ...
-
Kiến Trúc Romanesque: Lịch Sử, Đặc điểm & Các Công Trình Nổi Tiếng
-
Kiến Trúc Roman - Nguồn Gốc, đặc điểm & Công Trình Nổi Tiếng
-
Cùng Tìm Hiểu Về Phong Cách Kiến Trúc Roman: Nguồn Gốc, đặc điểm
-
Lịch Sử Và đặc điểm Kiến Trúc Roman - Santino
-
Kiến Trúc Romanesque - Lịch Sử Hình Thành Và đặc Trưng - Gach Vitto
-
Tìm Hiểu Nghệ Thuật Kiến Trúc Roman - Đặc điểm, Kỹ ...
-
Tìm Hiểu Về Phong Cách Kiến Trúc Roman
-
Khám Phá Kiến Trúc Roman: đặc điểm & TOP Công Trình Nổi Bật
-
Kiến Trúc Romanesque: Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển
-
Kiến Trúc Roman – Đặc Trưng Của Các Loại Hình Kiến Trúc Thời Bấy Giờ