Kiến Trúc Romanesque: Lịch Sử, Đặc điểm & Các Công Trình Nổi Tiếng
Có thể bạn quan tâm
Kiến trúc Romanesque - một kiến trúc độc đáo của Châu Âu nổi bật với các tòa nhà, tòa lâu đài đồ sộ với mái vòm tròn, ngọn tháp lớn và những đường vòng cung uốn lượn được trang trí tỉ mỉ. Có khởi nguồn từ thời kỳ Đế chế La Mã sụp đổ khi các nhà nước phong kiến được thành lập với sự ra đời của triều đại Karolinger, kiến trúc Romanesque ra đời tại Tây Âu, Trung Âu sau đó phát triển sang các nước lân cận: Hà Lan, Ý, Pháp, Bỉ, Anh, Tây Ban Nha,... Vậy rốt cuộc kiến trúc Roman là gì và điều gì đã khiến cho trường phái kiến trúc này trở nên vang danh một thời đến vậy, cùng Akisa tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
- Kiến trúc Romanesque: Ra đời & phát triển
- Sự ra đời kiến trúc Romanesque
- Sự phát triển của kiến trúc Roman
- Đặc điểm của kiến trúc Roman
- Tường
- Cầu tàu
- Cột
- Các cột được tận dụng
- Cột trống
- Cột lõi rỗng
- Sự luân phiên
- Vòm và cửa sổ
- Hầm và mái nhà
- Hầm thùng
- Hầm rãnh
- Vòm có gân
- Vòm nhọn
- Butresses
- Arcades
- Tháp
- Trang trí
- Sự kết hợp các họa tiết trang trí
- Nghệ thuật điêu khắc
- Điêu khắc tượng hình
- Tranh tường
- Kính màu
- Kỹ thuật xây dựng trong kiến trúc Roman
- Khám phá những công trình kiến trúc Romanesque tiêu biểu
- Tháp Luân Đôn
- Tu viện Vézelay
- Nhà thờ Aachen
- Nhà thờ Parma
- Nhà thờ Lund
- Nhà thờ Cefalù
- Nhà thờ Pisa
- Nhà thờ San Miniato al Monte
- Nhà thờ Monreale
- Nhà thờ Speyer
- Vương cung thánh đường Saint-Sernin
- Tu viện Maria Laach
- Nhà thờ Trier
- Công trình Ca 'Loredan và Ca' Farsetti
- Nhà thờ Mộ Thánh
- Tạm kết
Kiến trúc Romanesque: Ra đời & phát triển
Kiến trúc Romanesque hay còn được gọi bằng cái tên ngắn gọn hơn là kiến trúc Roman xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ thứ X - đây được xem là thời kỳ đen tối của Châu Âu nói chung. Tại Anh, trường phái này phát triển với tên gọi là kiến trúc Norman.
Sự ra đời kiến trúc Romanesque
Kiến trúc Romanesque ra đời trong hoàn cảnh nền văn hóa Châu Âu đang từng bước phục hồi và phát triển, các tầng lớp dân đô thị bắt đầu chú trọng tới nông nghiệp, thủ công nghiệp. Họ không chỉ xây nhà bằng gỗ mà đã linh hoạt hơn khi sử dụng các vật liệu xây dựng bằng gạch, đá,... Các tòa nhà, các tòa lâu đài bắt đầu mọc lên, thậm chí số lượng các lâu đài còn nhiều hơn so với các nhà thờ hay tu viện lớn.
Một thiết kế tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Romanesque
Sự phát triển của kiến trúc Roman
Sự kiên cố, vững chắc và đồ sộ là những ấn tượng chung nhất khi người ta nhắc đến kiến trúc Romanesque. Bên cạnh các tòa lâu đài rộng lớn, nguy nga, trường phái kiến trúc này còn xuất hiện trong các tòa nhà giáo hội và thế tục. Khác với kiến trúc La Mã cổ đại trước đó hay kiến trúc Gothic sau này, ở Romanesque nhấn mạnh các thành phần kết cấu chịu lực như cột và vòm. Trái lại, các trụ cầu được xem là vật nâng đỡ các bức tường lại có phần giống với kiến trúc Byzantine.
>> Xem thêm: Kiến trúc Byzantine: Lịch sử, Đặc điểm & Các Công trình nổi tiếng
Đặc điểm của kiến trúc Roman
Trên thực tế, các công trình kiến trúc Romanesque rất đa dạng về kiểu dáng và có nhiều diện mạo khác nhau. Để dễ dàng nhận biết các công trình của lối kiến trúc độc đáo này, cùng quan sát các đặc trưng về tường, cột, mái nhà, vòm, lỗ mở,...
Tường
Làm nên các bức tường đặc trưng theo phong cách Roman, những vị kiến trúc sư đã cân nhắc lựa chọn các vật liệu xây dựng từ truyền thống như gạch, gỗ đến các nguyên vật liệu theo từng địa phương sinh sống như đá, đá vôi, đá granit và đá lửa.
Bức tường kiên cố trong kiến trúc Roman
Cầu tàu
Sự khác biệt của kiến trúc xây dựng Roman nằm ở cầu tàu - đây là nơi các trụ của vòm lớn giao nhau có hình dạng hình chữ thập có vai trò hỗ trợ nâng đỡ mái vòm. Cầu tàu được xây bằng gạch vững chắc.
Cầu tàu có hình dạng hình chữ thập
Cột
Thiết kế cột trong kiến trúc xây dựng Roman nói chung thường là các cột nguyên khối được cắt từ đá lớn. Các vòng cung của cột được cắt ghép công phu tại nên sự mềm mại cho lối kiến trúc tổng thể.
Các kiểu cột tiêu biểu trong kiến trúc Roman
Các cột được tận dụng
Tại nhiều công trình ở Ý, một số lượng lớn các cột được tận dụng để trang trí nội thất cho các nhà thờ. Các cột được tái sử dụng có chất lượng bền nhất là đá cẩm thạch.
Cột trong kiến trúc Roman được tận dụng trong trang trí nội thất
Cột trống
Do các công trình Romanesque đều rất đồ sộ với các bức tường dày và hệ thống mái vòm nặng nên phương pháp xây dựng cột trống từ các trụ đá được sử dụng phổ biến.
Một nhà thờ xây dựng theo phương pháp cột trống tiêu biểu
Cột lõi rỗng
Cột lõi rỗng được sử dụng khi các cột được xây bằng gạch và phần lõi rỗng bên trong sẽ chứa đầy gạch vụn. Những chiếc cột khổng lồ không thon này đôi khi được trang trí bằng những đồ trang trí có khía.
Cột khổng lồ lõi rỗng tại nhà thờ Durham
Sự luân phiên
Sự luân phiên giữa các trụ và cột là một giải pháp tối ưu cho các công trình kiến trúc Roman rộng lớn. Các đường gờ kết hợp với cầu tàu đầy tinh tế nối liền các cột luân phiên nhau.
Sự luân phiên giữa trụ và cột trong trường phái Roman
Vòm và cửa sổ
Các mái vòm và cửa sổ hình mái vòm là đặc trưng không thể thiếu trong kiến trúc xây dựng Roman. Đa số các mái vòm đều có hình bán nguyệt trừ rộng lớn. Các cửa sổ thường đặt dưới mái vòm và hướng về mặt tiền.
Cửa sổ và mái vòm đều mang hình bán nguyệt đặc trưng
Hầm và mái nhà
Phần lớn trong các nhà thờ, mái vòm được xây bằng gỗ tại các lối đi như một hình thức trang trí đầy độc đáo. Với mỗi vùng miền, tùy theo văn hóa riêng biệt mà cách trang trí hầm và mái nhà cũng có nhiều dạng khác nhau.
Hầm thùng
Hầm thùng hay mái vòm thùng là kiểu mái vòm được xem là đơn giản nhất trong kiến trúc Roman. Đây là dạng mái vòm kéo dài từ bức tường này sang bức tường khác đầy kiên cố, vững chắc.
Mái vòm thùng đơn giản kết hợp với các họa tiết trang trí đa dạng
Hầm rãnh
Hầm rãnh hay mái vòm rãnh thường xuất hiện trong thiết kế tòa nhà. Thiết kế này luôn có mặt bằng hình vuông và được xây dựng bằng hai hầm chứa cắt nhau ở các góc vuông.
Hầm rãnh khiến kiến trúc Roman thêm phần nổi bật
Vòm có gân
Khác với những kiểu mái khác, vòm có gân các đường gân đầy bắt mắt. Không có một cấu trúc hay quy định nào có thể kiểm soát kiểu dáng của mái vòm này.
Kiểu mái vòm có gân lạ mắt
Vòm nhọn
Khác với vòm tròn thông thường, vòm nhọn trong phong cách kiến trúc Roman được tạo ra giúp tăng hiệu ứng về chiều cao cho không gian nội thất bên trong công trình. Đây là một đặc trưng đột phá mà cùng là tiền đề tạo nên kiến trúc Gothic sau này.
Mái vòm nhọn tạo hiệu ứng thu hút ánh nhìn
Butresses
Butresses là tên một bệ trụ kiểu Roman có hình dáng vuông với công dụng nâng đỡ các bức tường bên cạnh các cột trụ lớn. Ngoài ra, nó còn có công dụng để trưng bày và làm điểm nhấn cho các công trình.
Bệ trụ Roman có công dụng nâng đỡ các bức tường
Arcades
Arcade là tên gọi chỉ một hàng vòm được hỗ trợ trên các trụ hoặc cột. Nó thường xuất hiện tại các sảnh lớn của tòa lâu đài.
Hàng vòm được hỗ trợ trên các trụ hoặc cột
Tháp
Bên cạnh mái vòm, các tòa tháp nhọn cao chót vót nổi bật tại các tu viện hay nhà thờ lớn là đặc trưng không thể thiếu của kiến trúc Roman. Số lượng các ngọn tháp có thể tăng từ hai cho đến rất nhiều tùy thuộc vào quy mô của từng công trình riêng biệt.
Những ngọn tháp cao vút trong kiến trúc Roman
Trang trí
Ngoài các đặc trưng về kiến trúc, các yếu tố đa dạng về trang trí trong kiến trúc Romanesque cũng vô cùng thú vị.
Sự kết hợp các họa tiết trang trí
Sự kết hợp các họa tiết trang trí là đặc điểm thường thấy trong kiến trúc Roman. Dưới bộ óc sáng tạo của các kiến trúc sư, các họa tiết trang trí có thể biển đổi linh hoạt tạo nên những tác phẩm độc nhất.
Họa tiết trang trí mang đầy tính sáng tạo
Nghệ thuật điêu khắc
Yếu tố chạm khắc được sử dụng linh hoạt trong trang trí với những đường nét chìm nổi sống động góp phần thổi hồn vào các tác phẩm Roman.
Kiến trúc Roman với họa tiết chìm nổi sống động
Điêu khắc tượng hình
Bên cạnh nghệ thuật điêu khắc nói chung, điêu khắc tượng hình các nhân vật bằng vữa hoặc thạch cao cũng xuất hiện nhiều trong trường phái kiến trúc này.
Điêu khắc tượng hình sống động trong trường phái Roman
Tranh tường
Để các bức tường dài không bị nhàm chán, các bức tranh hay các bức bích họa với màu sắc sặc sỡ thành công trở thành điểm nhấn vô cùng nổi bật. Có rất nhiều bức tranh ra đời trong thời kỳ kiến trúc Roman phát triển tuy nhiên một số đã bị phá hủy bởi chiến tranh.
Bức tranh tiêu biểu còn sót lại của kiến trúc Roman
Kính màu
Ngoài các ô cửa bán nguyệt, trang trí cửa sổ bằng kính với nhiều màu sắc được xem là trào lưu nghệ thuật lúc bấy giờ.
Sự khéo léo trong nghệ thuật trang trí kính màu
Kỹ thuật xây dựng trong kiến trúc Roman
Kỹ thuật xây dựng trong kiến trúc Roman tuy có những bước đổi mới tuy nhiên vẫn gặp phải một vài hạn chế như: thiết kế tường đá dày, cửa sổ còn nhỏ và ít ánh sáng tự nhiên chiếu vào kiến trúc bên trong. Do kỹ thuật xây dựng còn nhiều hạn chế so với kiến trúc La Mã cổ đại, kiến trúc Roman không có sự nhất quán trong việc sử dụng hình thức cột.
Khám phá những công trình kiến trúc Romanesque tiêu biểu
Cùng Akisa điểm qua 15 công trình tiêu biểu nhất của kiến trúc Romanesque dưới đây.
Tháp Luân Đôn
Tháp Luân Đôn hay Tháp Trắng là một tòa tháp nằm tại trung tâm thành phố của Anh. Lấy cảm hứng từ kiến trúc Roman, kiến trúc sư William the Conqueror đã xây dựng tòa tháp vào những năm 1080 như một nhà nguyện.
Tháp Luân Đôn tại Vương quốc Anh
Tu viện Vézelay
Tu viện Vézelay được hoàn thiện năm 1150 và là một trong những nhà thờ sở hữu nhiều bức tượng và tác phẩm điêu khắc bằng đá quý hiếm. Ngay từ mặt tiền tu viện, hình ảnh mái vòm lớn đồ sộ đặc trưng của phong cách Roman khiến nhiều du khách thích thú.
Hình ảnh tu viện Vézelay tại Pháp
Nhà thờ Aachen
Nhà thờ Aachen hay nhà thờ Hoàng đế Đức là một trong những nhà thờ thuộc trường phái Romanesque được xây dựng bởi Charlemagne vĩ đại. Đây là nhà thờ thuộc Công giáo Roma nằm ở miền Tây nước Đức và được ví là một trong những nhà thờ lâu đời nhất Châu Âu.
Nhà thờ Aachen tại Đức
Nhà thờ Parma
Một công trình theo phong cách Romanesque phải kể đến là thờ Parma ở Ý. Xây dựng năm 1059, Parma là một trong số ít nhà thờ có một phòng rửa tội và tháp chuông riêng biệt. Các căn phòng rửa tội được giữ riêng biệt vì không ai được phép vào nhà thờ cho đến khi họ làm lễ rửa tội.
Nhà thờ Parma ở Ý
Nhà thờ Lund
Nhà thờ Lund thuộc Scandinavia là một trong những công trình kiến trúc bằng đá lâu đời nhất ở Thụy Điển xuất hiện vào khoảng thế kỷ XII. Tại thời điểm ấy, nhà thờ Lund thuộc quyền cai trị của Đan Mạch nên công trình này cũng có thể được coi là một tác phẩm của Kiến trúc La Mã Đan Mạch.
Nhà thờ Lund tại Thụy Điển
Nhà thờ Cefalù
Tiếp đến là nhà thờ Cefalù thuộc thành phố cùng tên tại Ý nơi được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Mang trong mình những đặc trưng của kiến trúc Roman, nhà thờ được xây dựng để làm nơi thờ cúng đồng thời nó cũng là một pháo đài giúp bảo vệ thị trấn khỏi quân xâm lược.
Nhà thờ Cefalù tại Sicily nước Ý
Nhà thờ Pisa
Nhà thờ Pisa được biết như một thánh đường, nhà rửa tội và tháp chuông đều được xây bằng đá cẩm thạch trắng tại Ý. Nhìn tổng thể thiết kế nhà thờ là sự pha trộn của một vài phong cách khác nhau tuy nhiên các đặc trưng của kiến trúc Roman rất nổi bật với các mái vòm và cột.
Nhà thờ Pisa tại Tuscani nước Ý
Nhà thờ San Miniato al Monte
Cũng giống như Nhà thờ Pisa, nhà thờ San Miniato al Monte đặt tại Ý được trang trí phong phú bằng đá cẩm thạch trắng và xanh lục, với tông màu thanh lịch. Mái nhà thờ được làm bằng gỗ - loại vật liệu chính được sử dụng cho mái của các tòa nhà theo phong cách Romanesque thời kỳ đầu.
Nhà thờ San Miniato al Monte tại Ý
Nhà thờ Monreale
Nhà thờ Monreale được xây dựng năm 1172 bởi hầu hết các kiến trúc người Norman. Nơi đây nổi tiếng với các bức tranh khảm Byzantine. Điểm thú vị ở nhà thờ này là những viên gạch được làm bằng những mảnh vàng thật và ngay cả những bức tranh ghép cũng được lắp ráp một cách tỉ mỉ bởi những người thợ thủ công Byzantine.
Nhà thờ Monreale tại Ý
Nhà thờ Speyer
Nhà thờ Speyer nằm ở Tây Nam nước Đức ra đời năm 1030. Là một công trình xây dựng bằng đá sa thạch màu đỏ khác biệt. Đi qua nhiều thăng trầm lịch sử cùng thành phố Speyer, bất chấp sự tàn phá của thời gian, nhà thờ Speyer vẫn được bảo tồn đáng kể với tuổi đời đáng kinh ngạc của nó.
Nhà thờ Speyer tại Đức
Vương cung thánh đường Saint-Sernin
Vương cung thánh đường Saint-Sernin ở Pháp là tòa nhà Romanesque lớn nhất thế giới được xây dựng từ năm 1080 đến năm 1120 với nội thất mái hình vòm làm bằng đá. Ngoài ra, hầm đá là một bước tiến vượt bậc trong công tác phòng cháy chữa cháy.
Vương cung thánh đường Saint-Sernin tại Pháp
Tu viện Maria Laach
Là một trong những tu viện giàu có và quyền lực nhất thời trung cổ, tu viện Maria Laach nằm trên vùng Andernach của Rhineland-Palatinate nước Đức.
Tu viện Maria Laach tại Đức
Nhà thờ Trier
Cũng thuộc Rhineland-Palatinate nước Đức, nhà thờ Trier được xây dựng vào thế kỷ 4 CN theo kiến trúc Roman nổi tiếng với một số tòa tháp thường được tái tạo trong các tòa nhà khác trên khắp châu Âu.
Nhà thờ Trier tại Đức
Công trình Ca 'Loredan và Ca' Farsetti
Ca 'Loredan và Ca' Farsetti là hai công trình đáng kinh ngạc của kiến trúc Romanesque khi ra đời trong sự hỗn loạn và bất ổn sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã. Chúng nằm ngay cạnh nhau nhìn ra kênh đào Grand Canal ở Venice.
Hai công trình Ca 'Loredan và Ca' Farsetti tại Veneto nước Ý
Nhà thờ Mộ Thánh
Cái tên cuối cùng trong danh sách các công trình kiến trúc Roman tiêu biểu đó là nhà thờ Mộ Thánh - nơi có lịch sử lâu đời và phức tạp trải dài từ thời Đế chế La Mã cho đến tận ngày nay.
Nhà thờ Mộ Thánh tại Jerusalem, Israel
Tạm kết
Trên đây là tất cả những thông tin hữu ích về sự hình thành và phát triển của kiến trúc Romanesque tại Châu Âu nói chung. Hy vọng bài viết của Akisa đã đem đến cho các bạn nhiều kiến thức thú vị.
Từ khóa » đặc điểm Kiến Trúc Roman
-
Đặc điểm Kiến Trúc Roman: Lịch Sử Hình Thành Và Những đặc Trưng ...
-
Kiến Trúc Roman Có Gì đặc Biệt? - Vinhomes
-
Tìm Hiểu Về Kiến Trúc Roman - Đặc điểm Và Một Số Công Trình Nổi ...
-
Kiến Trúc Roman - Nguồn Gốc, đặc điểm & Công Trình Nổi Tiếng
-
Cùng Tìm Hiểu Về Phong Cách Kiến Trúc Roman: Nguồn Gốc, đặc điểm
-
Lịch Sử Và đặc điểm Kiến Trúc Roman - Santino
-
Kiến Trúc Romanesque - Lịch Sử Hình Thành Và đặc Trưng - Gach Vitto
-
Tìm Hiểu Nghệ Thuật Kiến Trúc Roman - Đặc điểm, Kỹ ...
-
Tìm Hiểu Về Phong Cách Kiến Trúc Roman
-
Khám Phá Kiến Trúc Roman: đặc điểm & TOP Công Trình Nổi Bật
-
Kiến Trúc Romanesque: Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển
-
Kiến Trúc Roman - Hướng Dẫn Viên Việtnam
-
Kiến Trúc Roman – Đặc Trưng Của Các Loại Hình Kiến Trúc Thời Bấy Giờ