Kiến Trúc Roman – Đặc Trưng Của Các Loại Hình Kiến Trúc Thời Bấy Giờ
Có thể bạn quan tâm
Kiến trúc Roman – Đặc trưng của các loại hình kiến trúc thời bấy giờ
Loại hình kiến trúc Roman này không phải loại hình kiến trúc đa dạng và phần lớn là kiến trúc tôn giáo như là nhà thờ, tu viện, có cả nhà ở và cả loại công trình kiến trúc có tính phòng thủ cao của giai cấp phong kiến.
1. Đặc điểm của loại hình kiến trúc Roman được thể hiện rõ nét trong các công trình nhà thờ
Tuy kiến trúc này xuất phát từ loại mô hình basilica của thời La Mã cổ đại nhưng với chức năng sử dụng và cấu tạo chắc chắn của nhà thờ Roman đã bị biến đổi khá nhiều. Thay thế cho các chức năng cũ họp chợ, làm tòa án, là nơi giao dịch, các basilica dần chuyển sang chỉ làm nơi để làm nơi tiến hành các lễ nghi của đạo Thiên Chúa như : cầu kinh và rửa tội.
Các đặc điểm của kiến trúc Roman về nhà thờ thì chủ yếu tạo nên từ các mặt bằng chữ nhật tương đối ngắn, phần mặt ngang nhà ba nhịp có một phần cao ở giữa, còn lại hai bên thì thấp hơn theo kiểu basilica La Mã, phía trong các mặt bằng nhà thờ Rôman đã được kéo ra nhiều gian, chiều dài nhà thờ gấp nhiều lần chiều ngang nhà thờ, với phần sảnh đây là phần kết được biến hóa rất phức tạp. thông thường nhà thờ Roman luôn được kết thúc bằng một không gian có ba nhánh rất rộng rãi, với phần mái lợp bằng bốn vòm (vòm giữa lớn nhất, vòm ba phía nhỏ hơn một chút) theo dạng các nhà thờ Bidăngtin. Những tia ánh sáng lọt vào phía trong nhà gián tiếp qua những khe cửa sổ hẹp từ các gian bên hông hoặc trực tiếp là qua dãy cửa sổ gian chính từ phía trên cao xuống.
2. Những đặc điểm kiến trúc Roman được thể hiện ở các tu viện
Tu viện được xem là nơi ăn ở và học hành của các nhà tu hành nên nơi đây thường được gắn liền với cơ cấu của nhà thờ. Một tòa tu viện là một phần không thể thiếu trong bố cục của quần thể nhà ở. Trong tu viện thường có rất nhiều loại nhà ở, có khi lên còn tới 37 loại nhà, có cả bệnh xá, có cả xưởng sản xuất,thậm chí là vườn cây thuốc… chính vì thế mà đặc điểm của kiến trúc Roman đối với tu viện là khá đa dạng. Tu viện thường được lọt vào vị trí tốt trong khu quy hoạch đô thị hoặc những khu đất tốt gần sông ở các vùng quê yên bình.
Trong những năm thế kỷ thứ X, tu viện Roman đã được xây dựng ở rất nhiều nơi trong khắp vùng Châu Âu, nên tu viện đã mang những đặc thù địa phương khá đa dạng. Đặc điểm của kiến trúc Roman chung là các tu viện sẽ có các sân trong được bao vây bốn mặt bằng những hành lang có hệ vòm – một cột hoặc hai cột. Các vòm này vào những năm đầu thường bị làm nặng và rất thô, nhưng càng về sau càng có sự thanh thoát dần. Hành lang đã được tôn lên rất cao so với sân , còn ở phía giữa sân thì có những vòi phun nước hoặc có tượng chúa.
3. Đặc điểm của kiến trúc Roman – Kiến trúc lâu đài
Những lâu đài nguy nga và biệt thự mang những đặc điểm của kiến trúc Roman đã từng là nơi ở của lãnh chúa được thiết kế rất đơn giản nhưng vô cùng kiên cố
Nếu ở đây tu viện được dùng cho những thầy tu ở nơi thoáng đãng gần thiên nhiên thì lâu đài phong kiến vững chắc lại là nơi cố thủ của các lãnh chúa. Không giống như những mẫu hình nhà thờ hay tu viện, lâu đài là một loại hình kiến trúc trước nay chưa hề có. Đây là sự phát triển của đặc điểm kiến trúc Roman kiểu lâu đài được sắp xếp gần như song song với thời kỳ của Gothic, tức là từ những thế kỷ XI – XIII, khi các phương thức sản xuất phong kiến đã thực sự ổn định tại Tây Âu.
Vị trí để lựa chọn xây dựng lâu đài thường được chọn ở những nơi hiểm yếu, trên hẳn đồi cao, đường vào thì khó khăn. Khu vực xung quanh lâu đài thường là các bức thành cao, có tháp canh và các lỗ châu mai. Phía dưới chân tường thành có những hào nước rộng và rất sâu. Thường thường chỉ có một cây cầu duy nhất bắc qua hào ấy, đôi khi nâng hạ được, và chỉ có một cổng duy nhất tại chỗ đó để vào được thành.
Tường thành bao bên ngoài các lâu đài thường được xây rất dày bằng gạch và đá, có những khe cửa nhỏ hình lỗ châu mai, tuy nhiên nhìn bề ngoài rất nặng nề và thô thiển. Đặc điểm của kiến trúc Roman phía bên trong của lâu đài được chia làm hai hoặc ba tầng. Tầng dưới thì rất tối tăm, dùng làm kho giữ đồ đạc và nơi ở của các gia nhân. Các tầng trên thì sáng sủa, sạch sẽ, có bếp nấu, có phòng ăn, có chỗ ở của chúa đất và gia tộc.
Từ khóa » đặc điểm Kiến Trúc Roman
-
Đặc điểm Kiến Trúc Roman: Lịch Sử Hình Thành Và Những đặc Trưng ...
-
Kiến Trúc Roman Có Gì đặc Biệt? - Vinhomes
-
Tìm Hiểu Về Kiến Trúc Roman - Đặc điểm Và Một Số Công Trình Nổi ...
-
Kiến Trúc Romanesque: Lịch Sử, Đặc điểm & Các Công Trình Nổi Tiếng
-
Kiến Trúc Roman - Nguồn Gốc, đặc điểm & Công Trình Nổi Tiếng
-
Cùng Tìm Hiểu Về Phong Cách Kiến Trúc Roman: Nguồn Gốc, đặc điểm
-
Lịch Sử Và đặc điểm Kiến Trúc Roman - Santino
-
Kiến Trúc Romanesque - Lịch Sử Hình Thành Và đặc Trưng - Gach Vitto
-
Tìm Hiểu Nghệ Thuật Kiến Trúc Roman - Đặc điểm, Kỹ ...
-
Tìm Hiểu Về Phong Cách Kiến Trúc Roman
-
Khám Phá Kiến Trúc Roman: đặc điểm & TOP Công Trình Nổi Bật
-
Kiến Trúc Romanesque: Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển
-
Kiến Trúc Roman - Hướng Dẫn Viên Việtnam