Kiến Trúc Romanesque: Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển
Có thể bạn quan tâm
Lịch sử kiến trúc có nhiều sự chuyển biến qua từng giai đoạn. Ở mỗi thời kỳ sẽ có những phong cách kiến trúc đặc trưng riêng biệt và có những tầm ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách ngày nay. Kiến trúc Romanesque được hình thành từ rất sớm ở vùng Trung và Tây Âu mang những nét thiết kế đặc sắc và thể hiện được lối kiến trúc đặc trưng riêng của phong cách này.
Kiến trúc Romanesque có những điểm nhấn riêng biệt trong thiết kế
Table of Contents
- Kiến trúc Romanesque là gì?
- Lịch sử hình thành và phát triển
- Đặc điểm và loại hình kiến trúc
- Kỹ thuật xây dựng
- Nhà thờ và tu viện trong kiến trúc Romanesque
- Basilica kiểu chữ thập La Tinh
- Nhà thờ của các tu viện
- Nhà thờ của thành phố
- Kiến trúc thành quách và các dinh thự
- Một số công trình kiến trúc Romanesque tiêu biểu ở Việt Nam
- Nhà thờ Đức Bà
- Nhà thờ Tân Định
- Nhà thờ gỗ Kon Tum
Kiến trúc Romanesque là gì?
Lối kiến trúc Romanesque hay còn gọi là kiến trúc Roman được xem là phong cách được ra đời ở thế kỷ 11 ở các nước Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha. Phong cách này sở hữu những điểm đặc sắc của lối thiết kế trước và tạo nên những điểm riêng cho mình.
Những mái vòm và các khối cột là thiết kế quen thuộc của phong cách kiến trúc này. Tên gọi của kiến trúc này bắt nguồn từ tiếng La Tinh được dịch ra là La Mã. Chính vì vậy mọi người có thể nhìn thấy những điểm tương đồng giữa hai phong cách kiến trúc này.
Mặc dù ảnh hưởng phong cách kiến trúc của La Mã cổ đại, tuy nhiên lối kiến trúc này vẫn còn nhiều nét thô sơ, không có nhiều sự chuyển biến, các công trình sử dụng vật liệu của các công trình La Mã bị hoang phế. Nền xây dựng của phong cách này còn yếu so với kiến trúc trước đây.
Phong cách kiến trúc này dù còn non yếu nhưng cũng có những điểm đặc biệt về phong cách thiết kế của mình. Những công trình kiến trúc được xây dựng mang những điểm đặc sắc riêng, các kết cấu vững chắc tạo dựng nên công trình đồ sộ vào thời kỳ này.
Tuy không có nhiều công trình đặc sắc nhưng với các phong cách kiến trúc đặc trưng, mọi người có thể dễ dàng nhận biết phong cách này. Đây cũng là nền kiến trúc tạo tiền đề phát triển cho các phong cách kiến trúc sau này.
Lịch sử hình thành và phát triển
Kiến trúc này được hình thành ở thế kỷ thứ 10
Vào thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 9 là giai đoạn sụp đổ của đế chế La Mã. Một số nhà nước ở Đông Âu và Tây Âu bước vào thời kỳ đen tối. Kinh tế bị trì trệ nên ảnh hưởng đến việc phát triển và xây dựng nên những công trình kiến trúc mới trong thời kỳ này.
Ở giai đoạn thế kỷ 10, 11, 12 nền kinh tế một số nước mới bắt đầu phục hồi. Các cuộc chiến tranh chấm dứt và nền kinh tế dần đi vào ổn định trở lại. Các công trình cũ cũng được khôi phục và xây dựng nên những đô thị mới.
Sự ảnh hưởng của tôn giáo trong thời kỳ này rất mạnh mẽ, người dân tập trung tại các nhà thờ lớn để cầu nguyện. Chính vì vậy các nhà thờ được khôi phục trở lại và xây dựng thêm nhiều nhà thờ mới.
Các công trình xây dựng bắt đầu trở lại nhộn nhịp và tạo dựng nên những kiến trúc thời kỳ hậu La Mã. Đây cũng chính là bước phát triển để xuất hiện nên phong cách kiến trúc Romanesque và những điểm nhấn đặc sắc của lối kiến trúc này.
Đặc điểm kiến trúc này tập trung chủ yếu vào các nhà thờ, những công trình dân dụng, các lâu đài, tu viện của thời kỳ phong kiến. Sự phát triển mạnh mẽ trở lại đã giúp cho nền kiến trúc Roman được hình thành và tạo nên những công trình tiêu biểu cho lối kiến trúc này.
Đặc điểm và loại hình kiến trúc
Kiến trúc tập trung chủ yếu vào những nhà thờ và tu viện
Đặc điểm kiến trúc Romanesque mang những ảnh hưởng sâu sắc của phong cách thiết kế Byzantine và La Mã cổ đại vì một số khu vực nằm trong biên giới của đế chế La Mã thời kỳ cổ đại nên đã có những điểm tương đồng về thiết kế này.
Kiến trúc này không có nhiều sự đặc sắc, không mang quy mô lớn và không có tính cầu kỳ như các phong cách kiến trúc La Mã cổ đại mặc dù có nhiều ảnh hưởng. Phong cách kiến trúc này có phần đơn giản hơn nhiều.
Các công trình kiến trúc có mặt ngoài thô, những phần trang trí bị giảm thiểu, cửa ra vào và những cửa sổ nhỏ. Chính vì vậy mà có thể nói phong cách kiến trúc này mang sự đơn điệu và không có quá nhiều điểm nổi bật.
Lối kiến trúc của thời kỳ này tập trung chủ yếu vào những nhà thờ, tu viện, dinh thự và lâu đài. Sự nặng nề và thô sơ là những điểm đặc trưng của phong cách thiết kế này, không có những điểm nhấn đặc sắc được tạo dựng.
Kỹ thuật xây dựng
Các thiết kế thô sơ nên hầu như kỹ thuật xây dựng của các công trình không có nhiều sự đặc sắc. Kỹ thuật xây tường được áp dụng, xây cuốn có sống, cột trụ được xây dựng giúp gia cố cho các công trình chắc chắn hơn.
Tường được xây dựng chủ yếu bằng đá, lớp vữa dày, các cửa sổ được thiết kế nhỏ tạo không gian u tối. Kỹ thuật xây dựng ở thời kỳ này chủ yếu được hình thành bởi những người thợ dân gian nên không có nhiều sự chuyển biến. Các công trình chỉ đạt chiều cao tối đa lên đến 20m.
Nhà thờ và tu viện trong kiến trúc Romanesque
Basilica kiểu chữ thập La Tinh
Các nhà thờ với mặt bằng chữ nhật tương đối ngắn, ít gian, mặt ngang nhà ba nhịp có một phần cao ở giữa, hai bên thấp hơn kiểu basilica của La Mã. Các mặt bằng nhà thờ tạo ra nhiều gian, chiều dài lớn hơn chiều ngang của nhà thờ.
Nhà thờ của các tu viện
Với những kiến trúc tu viện thường mang những ảnh hưởng của tín ngưỡng và tôn giáo như nhà thờ nên có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên các tu viện được thiết kế theo bố cục quần thể nhà ở nên bên trong có rất nhiều loại nhà. Đây cũng là điểm đặc biệt của kiến trúc này.
Nhà thờ tại các tu viện được xây dựng đơn giản hơn với một không gian nhỏ nhưng vẫn có những điểm giống với các nhà thờ khác, một hành lang có nhiều bậc so với sân, giữa sân là tượng chúa.
Nhà thờ của thành phố
Kiến trúc Romanesque tại các nhà thờ mang những phong cách thiết kế của Byzantine, không gian ba nhánh rộng rãi, mái lợp bằng bốn vòm. Ánh sáng được lấy chủ yếu từ những cửa sổ nhỏ được thiết kế hay từ cửa chính.
Kiến trúc thành quách và các dinh thự
Ở thời kỳ này thường diễn ra các cuộc chiến, xâm lăng nên những lãnh chúa thường xây dựng nên các thành trì có sự kiên cố, vững chắc, các pháo đài phòng thủ được tạo dựng để tránh những sự tấn công từ bên ngoài.
Các thành quách được xây dựng với lớp tường dày, vữa dày bằng đá chắc chắn. Mặt trên được xây dựng theo những kiểu răng cưa để phòng thủ từ bên trong. Bên ngoài tường thành là một hào sâu và rộng chỉ có một cây cầu bắc ngang có thể nâng và hạ.
Một số công trình kiến trúc Romanesque tiêu biểu ở Việt Nam
Nhà thờ gỗ Kon Tum với lối kiến trúc Romanesque đặc sắc
Phong cách kiến trúc Romanesque mang những ảnh hưởng sâu rộng khắp châu Âu và lan rộng trên toàn thế giới. Tại Việt Nam cũng có các công trình xây dựng tiêu biểu của phong cách kiến trúc này nổi tiếng như:
Nhà thờ Đức Bà
Đây là một công trình kiến trúc tiêu biểu tại thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng từ rất lâu. Công trình này tuân theo những tiêu chuẩn của kiến trúc Romanesque và Gothic tạo nên điểm nhấn đặc sắc cho công trình này và những thiết kế quen thuộc của kiến trúc Romanesque.
Nhà thờ Tân Định
Nhà thờ này mang đậm nét kiến trúc Gothic, tuy nhiên những chi tiết trang trí lại mang phong cách thiết kế của Romanesque. Đây là một công trình kiến trúc mang nhiều dấu ấn và được xem là một trong những nhà thờ đẹp nhất tại Việt Nam.
Nhà thờ gỗ Kon Tum
Nhà thờ được làm hoàn toàn bằng gỗ và được xây dựng theo lối kiến trúc Romanesque, kết hợp cùng với thiết kế nhà sàn theo kiểu Tây Nguyên. Đây là một nhà thờ mang phong cách thiết kế đặc sắc, mới lạ và tạo nên một công trình kiến trúc độc đáo.
Được hình thành tại Tây Âu sau kiến trúc La Mã, tuy nhiên kiến trúc Romanesque lại có những ảnh hưởng to lớn khắp vùng châu Âu và lan rộng sang các quốc gia châu Á. Dù không có nhiều điểm nhấn đặc sắc trong phong cách thiết kế nhưng lối kiến trúc này vẫn tạo nên những công trình đặc sắc và tiêu biểu cho đến ngày nay.
Từ khóa » đặc điểm Kiến Trúc Roman
-
Đặc điểm Kiến Trúc Roman: Lịch Sử Hình Thành Và Những đặc Trưng ...
-
Kiến Trúc Roman Có Gì đặc Biệt? - Vinhomes
-
Tìm Hiểu Về Kiến Trúc Roman - Đặc điểm Và Một Số Công Trình Nổi ...
-
Kiến Trúc Romanesque: Lịch Sử, Đặc điểm & Các Công Trình Nổi Tiếng
-
Kiến Trúc Roman - Nguồn Gốc, đặc điểm & Công Trình Nổi Tiếng
-
Cùng Tìm Hiểu Về Phong Cách Kiến Trúc Roman: Nguồn Gốc, đặc điểm
-
Lịch Sử Và đặc điểm Kiến Trúc Roman - Santino
-
Kiến Trúc Romanesque - Lịch Sử Hình Thành Và đặc Trưng - Gach Vitto
-
Tìm Hiểu Nghệ Thuật Kiến Trúc Roman - Đặc điểm, Kỹ ...
-
Tìm Hiểu Về Phong Cách Kiến Trúc Roman
-
Khám Phá Kiến Trúc Roman: đặc điểm & TOP Công Trình Nổi Bật
-
Kiến Trúc Roman - Hướng Dẫn Viên Việtnam
-
Kiến Trúc Roman – Đặc Trưng Của Các Loại Hình Kiến Trúc Thời Bấy Giờ