Đặc điểm Sáng Tạo Của Trẻ Mẫu Giáo - Trường Mầm Non Sao Mai
Có thể bạn quan tâm
Ở độ tuổi mẫu giáo, cùng với sự hoàn thiện về nhận thức, bé yêu của bạn cũng không ngừng sáng tạo. Sự sáng tạo luôn hiện hữu trong hành vi của bé, vấn đề là người làm cha làm mẹ chúng ta có nhìn ra, có cổ vũ, có biết nhiều phương pháp để nuôi dưỡng và kích hoạt kịp thời hay không. Nắm được đặc điểm sự sáng tạo theo lứa tuổi là một chìa khóa để bạn có thể nuôi dạy con một cách tốt nhất
Khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo
Sự sáng tạo thể hiện bằng trí tưởng tượng phong phú: Nếu bạn cho bé quan sát một bức tranh, bé có thể kể thành một câu chuyện có tình tiết, có lô gíc, biết đặt tên cho bức tranh theo ý tưởng và kinh nghiệm riêng của bé. Còn khi xem những hình tròn, hình vuông, hình tam giác… bé sẽ vẽ chúng thành những thứ bé thích, ví dụ ông mặt trời, ngôi nhà, cái đầu của con chuột…, vậy là chúng đã sáng tạo. Bé nghĩ ra quy tắc chơi, biết điều chỉnh quy tắc chơi cho phù hợp với tình huống… đó là sáng tạo. Một số cha mẹ đã tỏ vẻ lo lắng khi con cái họ có biểu hiện thích "trò chuyện một mình". Họ sốt sắng đưa con đến trị liệu ở bác sĩ tâm lý và thử kiểm tra chỉ số thông minh của con. Kết quả đưa ra khá ổn thỏa, đứa bé không hề mắc chứng bệnh nào liên quan đến thần kinh và chỉ số IQ vẫn ở mức bình thường. Thực tế, biểu hiện thích "nói chuyện một mình" là bởi ở tuổi này, trẻ có khả năng tưởng tượng cao. Chúng có thể ngồi hàng giờ với những con búp bê, gấu bông và vô vàn món đồ chơi khác để cùng nhau chơi trò dạy học, bác sĩ, gia đình... Tự bản thân trẻ sẽ đóng vai cô giáo, bố mẹ, y tá... để trò chuyện với những nhân vật ấy. Chúng tự tưởng tượng ra khung cảnh, lời thoại và thích được diễn một mình như thế.
Sự sáng tạo với cái "tôi" đầy cá tính: Bạn nhận thấy bé yêu của bạn ở độ tuổi 3-6 tuổi thỉnh thoảng vẽ bậy lên tường hay bày bừa ra nhà, đơn giản là vì bé hiếu động, tò mò, muốn tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Vốn có bản tính hiếu động, trẻ luôn đầy ắp ý tưởng sáng tạo trong đầu. Chúng có thể đổ đầy nước ra sàn nhà hay bôi vẽ những mảng đất sét lên khuôn mặt lấm lem, bê bết bùn đất. Căn nhà của bạn có thể trở nên tan tành chỉ sau vài phút rời mắt trẻ.. Bé có thể đòi làm theo ý mình, tự mình làm lấy mọi việc mà không muốn người khác làm hộ, nếu không thỏa mãn trẻ sẽ tỏ ra bất hợp tác và phản ứng theo nhiều cách khác nhau, có thể nói hỗn, có thể ăn vạ, gào khóc vv…Lúc này, trẻ cho bạn cảm giác không biết sự hiếu động của bé sẽ đi đến đâu nữa. Thậm chí, những trò tai quái của bé làm bạn thực sự mệt mỏi. Nhưng điều này hoàn toàn bình thường vì từ ba tuổi trở đi, bé đã bắt đầu ý thức được cái tôi của mình như 1 chủ thể riêng biệt, không còn quá gắn bó, quá phụ thuộc người lớn như trước, trẻ ý thức được ý muốn của mình, khả năng của mình và muốn khẳng định mình như 1 cá nhân độc lập, tuy nhiên nếu người lớn vẫn đối xử với trẻ như cũ, bé có thể sẽ có sự phản ứng.
Vậy, làm thế nào để chúng ta có thể kích thích sự sáng tạo của bé ở độ tuổi mẫu giáo?
Theo tiến sĩ giáo dục học Nguyễn Thị Bích Hồng: "Muốn kích thích tư duy sáng tạo, cần cho trẻ thể hiện suy nghĩ của mình, lắng nghe và tôn trọng những phát hiện của trẻ, không xem thường hoặc vội phê phán cho dù ý tưởng của trẻ không hay...". Đối với những trẻ thụ động và nhút nhát trong giao tiếp, cha mẹ cần tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc rộng rãi hơn, đồng thời hỗ trợ trẻ làm quen, tiếp chuyện với người khác... Khi trẻ bị bắt nạt, nên hướng dẫn trẻ thông báo với người lớn để được quan tâm xử lý công bằng trong lớp học. Hỏi han trẻ đã gây phiền hà cho bạn điều gì không? Hướng dẫn trẻ cách tạo thiện cảm với bạn, cha mẹ có thể lân la, làm quen với những bạn đã bắt nạt con để các cháu dễ gần gũi và quý mến nhau hơn. Không nên xúi giục con đánh trả lại vì sẽ tạo thành thói quen cư xử bạo lực ở trẻ. Cha mẹ nên hướng dẫn con học theo chương trình mẫu giáo", bạn hãy thường xuyên trò chuyện và kể chuyện cho bé, nghe, tham gia làm đồ chơi, nghe nhạc và tham gia việc nhà với bố mẹ. Nhiều bậc phụ huynh có quan niệm giáo dục, nuôi dưỡng con cái hết sức sai lầm. Họ thích "giam" con mình trong phòng kính với suy nghĩ môi trường gia đình luôn trong lành và an toàn nhất. Thực tế, cuộc sống "sạch sẽ" như thế chỉ giúp cơ thể và những bộ quần áo của trẻ thêm phần trắng trẻo, thơm tho, chứ không mang lại hiệu quả cao trong sự phát triển thể chất cũng như tinh thần trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ hãy tạo điều kiện để trẻ được vui chơi với bạn bè, với người thân, để bé vận động và khám phá thế giới xung quanh, hãy tạo cơ hội để bé thỏa sức thể hiện sự sáng tạo của mình.Từ khóa » Tính Sáng Tạo Của Trẻ Em
-
Sự Sáng Tạo Có đặc Biệt Quan Trọng Với Trẻ? - Góc Cha Mẹ
-
Phát Triển Tính Sáng Tạo Cho Trẻ Mầm Non Như Thế Nào
-
Dạy Trẻ Tư Duy Sáng Tạo Trước Khi đến Trường - Bí Quyết Hay Ba Mẹ ...
-
7 Cách "dễ ợt" Khơi Dậy Sức Sáng Tạo Của Bé - IQ SCHOOL
-
7 Cách Phát Triển Năng Lực Tư Duy Sáng Tạo Cho Trẻ | ISSP
-
TRÒ CHƠI MANG TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ
-
Cách Giúp Trẻ Trở Thành đứa Trẻ Sáng Tạo - Tiền Phong
-
Những Cách Giúp Con Thành đứa Trẻ Sáng Tạo - VnExpress
-
Phát Triển Tư Duy Sáng Tạo Của Trẻ
-
Làm Sao để Giúp Trẻ Phát Triển Tính Tự Lập Và Sáng Tạo?
-
5 Tuyệt Chiêu Để Thúc Đẩy Sự Sáng Tạo Của Trẻ Em - Teky
-
Những Cách Giúp Con Bạn Phát Triển Khả Năng SÁNG TẠO - Bé Tư Duy
-
5 Tuyệt Chiêu Để Thúc Đẩy Sự Sáng Tạo Của Trẻ Em