Sự Sáng Tạo Có đặc Biệt Quan Trọng Với Trẻ? - Góc Cha Mẹ
Có thể bạn quan tâm
Có nhiều bậc phụ huynh vẫn quan niệm rằng cốt lõi của sự thông minh chính là làm được những gì người khác chưa từng làm, nghĩ được những gì người khác chưa từng nghĩ và tựu chung người ta gọi đó là Tư duy sáng tạo. Và phụ huynh cho rằng sáng tạo với trẻ là điều không cần thiết và điều đó chỉ cần khi con đến tuổi đi làm hoặc làm những việc liên quan đến khoa học. Nhưng đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.
Xem thêm: 6 DẤU HIỆU CỦA ĐỨA TRẺ SÁNG TẠO, BA MẸ ĐÃ BIẾT?
Tại sao cần tư duy sáng tạo?
Trong thời đại hiện nay, bất kỳ ngành nghề nào như chính trị, xã hội, kinh tế, nghệ thuật, kỹ thuật… đều cần đến tư duy sáng tạo. Tại các trường học, ngoài các kiến thức chuyên môn, nhà trường luôn ưu tiên rèn luyện cho học sinh những kỹ năng mềm như giao tiếp, xử lý tình huống và đặc biệt là tư duy sáng tạo. Mục đích là để học sinh rèn luyện sự nhạy bén, sáng tạo của mình để áp dụng vào đời sống hằng ngày và dễ dàng đạt được thành công hơn.
Xét cho cùng, chính trí thông minh sáng tạo mới làm nên lịch sử khoa học kỹ thuật và công nghệ, mới xây dựng được một kho tàng văn hóa nghệ thuật khổng lồ, mới thúc đẩy sự tiến hóa của nhân loại. Trong thế kỷ 21, mỗi cá nhân đều phải chạy đua vô cùng quyết liệt để có được những vị trí nhất định trong xã hội, và để có được điều đó, cần phải có sự khác biệt, và nói cụ thể đó là sự sáng tạo.
Trẻ có cần rèn luyện tư duy sáng tạo?
Sự sáng tạo của trẻ em không giống như sự sáng tạo của người lớn. Một người trưởng thành được coi là có trí sáng tạo khi họ tạo ra cái mới, cái độc đáo, gắn với tính chủ đích, có tính bền vững và thường là kết quả của quá trình nỗ lực tìm tòi… Nhưng một em bé được coi là có trí sáng tạo khi trẻ bắt đầu từ sự tái tạo, bắt chước, mô phỏng… và thường không có tính chủ đích. Sự sáng tạo của trẻ em phụ thuộc nhiều vào xúc cảm, vào tình huống và thường kém bền vững.
Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi tràn ngập xúc cảm, phát triển trí tò mò, trí tưởng tượng bay bổng,… khả năng liên tưởng mạnh…trẻ được chơi với những ý tưởng của mình. Chính xúc cảm nảy sinh trong quá trình chơi, chứ không phải sản phẩm cuối cùng nuôi dưỡng trí tưởng tượng sáng tạo.
Những người thành công là những người luôn biết tạo ra sự khác biệt, sự đột phá có hiệu quả cả trong suy nghĩ và hành động. Và nếu muốn con mình trở thành nhà lãnh đạo trong tương lai, thì ngoài những kiến thức có sẵn mà con được học ở trên lớp, trong sách vở, con cần được khuyến khích để phát triển những điều mới mẻ cho riêng mình nhằm khẳng định bản thân.
Cách rèn luyện tư duy sáng tạo?
Xem thêm: Làm sao để KÍCH THÍCH VÀ PHÁT TRIỂN tư duy sáng tạo cho bé
1. Đọc sách cho trẻ hằng ngày
Chúng ta vẫn luôn nói, mỗi cuốn sách là một bản đúc kết kinh nghiệm sống, trong đó, chúng ta sẽ tự gom nhặt được ít nhiều những điều có ích cho mình. Tuy nhiên, nói một cách gần gũi hơn, sách là một hệ thống ngôn từ đầy biến hóa và thú vị.
Cho trẻ đọc sách là cách gián tiếp giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, một trong những yếu tố phát triển tư duy sáng tạo ở trẻ. Giúp não bộ của trẻ tự động “ngấm” dần những cách dùng từ và cả tư duy của người viết và giúp mở rộng thế giới quan của trẻ. Đây là việc cực kỳ cần thiết nếu cha mẹ mong muốn con mình lớn lên với một nhận thức rõ ràng, mạch lạc và nhạy bén.
Việc cho trẻ bắt đầu thói quen đọc sách hàng ngày cũng nên được cha mẹ tiến hành một cách từ từ và phù hợp. Khi trẻ mới bắt đầu làm quen mặt chữ, cha mẹ chỉ nên cho các con tìm đọc các cuốn sách ít chữ, nội dung hài hước, đơn giản, nhiều hình ảnh minh họa.
2. Tập viết
Tập viết là một cách giúp các em phát triển khả năng ngôn ngữ và rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì.
Bởi vậy, từ xưa đến nay, việc rèn luyện chữ viết luôn được đặc biệt chú trọng ở mọi lứa tuổi... Đặc biệt, với những cha mẹ có định hướng con em mình theo đuổi những nghề nghiệp thiên về tính sáng tạo như biên kịch, nhà văn, nhà thơ, marketing, tổ chức sự kiện...việc cho con tập viết cẩn thận từ nhỏ là điều căn bản cần được quan tâm. Do tính chất chủ yếu của các nghề nghiệp sáng tạo, đó là cần một khả năng viết lách tốt, vận dụng linh hoạt các từ ngữ trên từng câu văn.
Ban đầu, khi vừa tập viết, cha mẹ nên cùng con luyện các con chữ đơn giản, sau đó nâng dần thành các cụm từ, câu văn ngắn. Cha mẹ nên chọn các cụm thành ngữ cho con viết, và xen kẽ giải thích ý nghĩa của chúng để giúp trẻ khắc sâu kiến thức hơn.
3. Làm các bài tập rèn luyện tư duy sáng tạo
Tương tự như việc rèn luyện tư duy logic ở trẻ, cha mẹ cũng có thể cho trẻ tiếp xúc và làm các bài tập để giúp trẻ kích thích khả năng sáng tạo trẻ. Thông thường, các dạng bài chính thường được dùng trong trường hợp này là các bài tập tình huống, các bài toán giải đố và các bài tập ghép hình. Khác với tính chất của tư duy logic, tư duy sáng tạo thiên về cảm xúc, sự nhạy bén của giác quan, do đó, các bài tập đơn thuần về phép toán của những con số không thực sự phù hợp với chúng.
Thực tế, ngày nay cũng có nhiều đầu sách được biên soạn và sáng tác với nội dung nhất quán, đồ chơi thiết kế đa dạng giúp phát triển tư duy sáng tạo ở trẻ. Cha mẹ có thể dễ dàng tìm thấy chúng tại các hiệu sách, các cửa hàng bán đồ cho bé, mua hàng dễ dàng trên các nền tảng online. Điều cần quan tâm ở đây, chính là việc chọn lựa sách, đồ chơi học tập sao cho phù hợp với trẻ nhà bạn. Hãy cân nhắc về sở thích và thói quen của trẻ để chọn nội dung sách thích hợp nhất.
KHÁM PHÁ NGAY BỘ ĐỒ CHƠI ĐỘC ĐÁO KÍCH THÍCH SÁNG TẠO CHO BÉ "ĐỒ CHƠI CÂU CÁ GỖ 7 TRONG 1 KÈM HÌNH KHỐI, SỐ, CHỮ VÀ PHƯƠNG", "HỘP LEGO 520" và "ĐỒ CHƠI XẾP HÌNH LẮP RÁP TRANH GHÉP GỖ", giúp bé học mà chơi, chơi mà học, phát triển tư duy sáng tạo.
4.Cho trẻ đi tham quan nhiều nơi
Đừng bao giờ để con không được tương tác với môi trường bên ngoài. Bạn nên cho con tiếp xúc, cọ xát với bên ngoài như sân vườn, công viên hoặc khu vui chơi. Vào những dịp nghỉ lễ hoặc vào dịp hè, bạn có thể tổ chức cho con đi du lịch, tham quan, đi dạo để có thể khám phá thế giới xung quanh.
Tư duy sáng tạo ở mỗi người không chỉ nằm ở khả năng ngôn ngữ. Chúng có thể được kích thích phát triển bởi màu sắc và hình ảnh. Qua chuyến đi chơi, trẻ sẽ học ở cha mẹ một cách vô thức lối cư xử, suy nghĩ. Đây sẽ là dịp bạn dạy dỗ con mình thực tế và hiệu quả hơn cả. Đồng thời, khi đi tham quan nhiều nơi, trẻ sẽ được trải nghiệm rất nhiều nơi, nhiều sự vật, mở mang kiến thức về con người, xã hội, cuộc sống, trẻ sẽ phát triển tư duy, liên kết các vấn đề tốt và có tầm nhìn xa hơn. Nhờ vậy, trẻ cũng hình thành kỹ năng tư duy tốt hơn.
Người lớn thường ngạc nhiên, kỳ vọng trước một hành vi quá thông minh, rất sáng tạo bất ngờ xuất hiện ở trẻ, rồi lại băn khoăn, thất vọng vì chờ mãi không thấy những hành vi tương tự xuất hiện, mà thay vào đó là những hành vi không mong đợi như mè nheo, hờn dỗi, ăn vạ… Thực tế mọi hành vi thông minh, sáng tạo đơn lẻ ở trẻ sẽ nhanh chóng biến mất nếu không được kịp thời khuyến khích, củng cố. Trẻ càng được khuyến khích, tự do chơi với ý tưởng của mình càng có nhiều cơ hội để phát triển. Thật ra sự sáng tạo luôn hiện hữu trong hành vi của trẻ, vấn đề là người lớn có nhìn ra, có cổ vũ, có biết nhiều phương pháp để nuôi dưỡng và kích hoạt kịp thời hay không.
Với yêu cầu gắt gao của thời đại cách mạng công nghệ mới, mỗi đứa trẻ cần chuẩn bị sớm lối tư duy sáng tạo và kỹ năng cần thiết để có thể sẵn sàng chiến đấu. Hãy cho con rèn luyện ngay hôm nay để không bỏ lại phía sau.
Từ khóa » Tính Sáng Tạo Của Trẻ Em
-
Phát Triển Tính Sáng Tạo Cho Trẻ Mầm Non Như Thế Nào
-
Đặc điểm Sáng Tạo Của Trẻ Mẫu Giáo - Trường Mầm Non Sao Mai
-
Dạy Trẻ Tư Duy Sáng Tạo Trước Khi đến Trường - Bí Quyết Hay Ba Mẹ ...
-
7 Cách "dễ ợt" Khơi Dậy Sức Sáng Tạo Của Bé - IQ SCHOOL
-
7 Cách Phát Triển Năng Lực Tư Duy Sáng Tạo Cho Trẻ | ISSP
-
TRÒ CHƠI MANG TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ
-
Cách Giúp Trẻ Trở Thành đứa Trẻ Sáng Tạo - Tiền Phong
-
Những Cách Giúp Con Thành đứa Trẻ Sáng Tạo - VnExpress
-
Phát Triển Tư Duy Sáng Tạo Của Trẻ
-
Làm Sao để Giúp Trẻ Phát Triển Tính Tự Lập Và Sáng Tạo?
-
5 Tuyệt Chiêu Để Thúc Đẩy Sự Sáng Tạo Của Trẻ Em - Teky
-
Những Cách Giúp Con Bạn Phát Triển Khả Năng SÁNG TẠO - Bé Tư Duy
-
5 Tuyệt Chiêu Để Thúc Đẩy Sự Sáng Tạo Của Trẻ Em