Phát Triển Tính Sáng Tạo Cho Trẻ Mầm Non Như Thế Nào
Có thể bạn quan tâm
Phát triển tính sáng tạo cho trẻ mầm non như thế nào
Kích thích sự sáng tạo của trẻ mầm non là một điều rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Trong thế giới ngày càng hiện đại, sự sáng tạo được đánh giá rất cao. Rất nhiều bậc cha mẹ luôn mong muốn khơi dậy tính sáng tạo của con mình.
Trong giai đoạn vàng từ 0 đến 6 tuổi là độ tuổi mầm non, mỗi bé đều là những bí ẩn cần được khơi gợi, khám phá mọi năng lực sẵn có để có thể phát triển bộ não tối đa. Vấn đề là người lớn có biết các phương pháp khuyến khích trẻ, có giành đủ thời gian tương tác tích cực với chúng, có giao cho chúng những nhiệm vụ (trò chơi/tình huống) đòi hỏi phải có hành vi sáng tạo hay không.
>>>Xem thêm: Khóa học kỹ năng sống toàn diện cho trẻ XEM THÊM TẠI ĐÂY.
Biểu hiện của tính sáng tạo ở độ tuổi mầm non
Sự sáng tạo của trẻ em không giống như sự sáng tạo của người lớn. Đặc biệt giữa trẻ mầm non với trẻ tiểu học, trung học…thì lại càng có sự khác biệt rõ rệt. Một người trưởng thành được coi là có trí sáng tạo khi họ tạo ra cái mới, cái độc đáo, gắn với tính chủ đích, có tính bền vững và thường là kết quả của quá trình nỗ lực tìm tòi… Nhưng một em bé được coi là có trí sáng tạo khi trẻ bắt đầu từ sự tái tạo, bắt chước, mô phỏng… và thường không có tính chủ đích. Sự sáng tạo của trẻ em phụ thuộc nhiều vào xúc cảm, vào tình huống và thường kém bền vững.
Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi tràn ngập xúc cảm, phát triển trí tò mò, trí tưởng tượng bay bổng,… khả năng liên tưởng mạnh… vì vậy đây là giai đoạn tối ưu, là “mảnh đất” mầu mỡ nhất để gieo hành vi sáng tạo.
Tại sao chỉ vài mẫu gỗ, vài mẩu vải vụn, những mẩu giấy xé dán, hoặc chỉ là những nét vẽ nguệch ngoạc, bôi/quét màu xanh đỏ trên giấy không rõ hình thù…, vốn rất ít có ý nghĩa, thậm chí hoàn toàn vô bổ với người lớn, nhưng lại thu hút toàn bộ tâm trí trẻ, chúng chơi rất say sưa. Đó là vì trẻ được chơi với những ý tưởng của mình. Chính xúc cảm nảy sinh trong quá trình chơi, chứ không phải sản phẩm cuối cùng (bức vẽ đẹp hay không đẹp theo cách nhận xét thường thấy ở người lớn) nuôi dưỡng trí tưởng tượng sáng tạo. Từ chính những đồ vật đó lại khiến trẻ tưởng tượng thành những câu chuyện thú vị do chính trẻ hóa thân thành đạo diễn kiêm diễn viên thể hiện.
Phát triển tính sáng tạo cho trẻ mầm non như thế nào?
Có rất nhiều cách đơn giản để khơi gợi sự sáng tạo của trẻ, chúng ta cùng tìm hiểu và ứng dụng linh hoạt với trẻ nhà mình nhé.
Tạo cơ hội cho trẻ tham gia các trò chơi giả tưởng
Thực tế cho thấy rằng trò chơi là hình thức bộc lộ cơ bản nhất, rõ nét nhất mọi sự sáng tạo của trẻ. Một trong những trò chơi thu hút trẻ nhất chính là trò chơi giả tưởng: bán hàng và đầu bếp. Trẻ sẽ lấy mọi đồ dùng trong nhà ra và bắt đầu tưởng tượng rằng mình là người bán hàng trao đổi hàng hóa với người mua, mình là người đầu bếp, nấu rất nhiều món ăn khác nhau và bán cho khách…Muôn vàn những câu chuyện và nhân vật xuất hiện trong đầu trẻ mỗi ngày một tình huống khác nhau. Và trẻ tha hồ mô tả người lớn dưới lăng kính chủ quan của mình.
>>>Xem thêm: Rèn luyện tự lập cho trẻ mầm non cha mẹ nên biết XEM THÊM TẠI ĐÂY
Thậm chí chúng còn đóng vai là y tá, bác sĩ, chú cảnh sát giao thông, lính cứu hỏa…rồi hành động như những gì trẻ nhìn thấy trên tivi và từ thực tế. Rồi một loạt những phát minh, sáng tạo cũng từ đó nẩy sinh trong quá trình tham gia hoạt động. Muốn bán hàng thì cần phải có tiền, vậy là trẻ lại nghĩ cách tạo ra tiền bằng các lá cây, tờ giấy ghi mệnh giá tiền…Muốn làm đầu bếp thì phải có nguyên liệu và đồ dùng để nấu nướng, thế là chúng lại thiết kế ra những cái chảo, đôi đũa… bằng những cái lá, cái que khô… Và điều bất ngờ rằng chính trẻ sẽ là người đặt ra qui tắc chơi và tự điều chỉnh cho phù hợp với tình huống của chúng nghĩ ra.
Tất cả chính là sự sáng tạo của trẻ, vì vậy cha mẹ và thầy cô hãy quan sát và khích lệ để trẻ thỏa sức thể hiện sự sáng tạo của mình nhé. Đồng thời chúng ta cũng sẽ nhận ra và hiểu được những suy nghĩ, quan điểm, ước muốn của trẻ được gửi gắm trong đó.
Tạo điều kiện cho trẻ quan sát và đặt thật nhiều câu hỏi
Cha mẹ hướng dẫn con nhận biết các sự vật, hiện tượng xung quanh mà con quan sát được. Đặt ra nhiều câu hỏi để trẻ tìm mối liên quan, liên hệ giữa các sự vật khác nhau để trẻ ghi nhớ. Khi đã ghi nhớ được thì trẻ có thể tưởng tượng để vẽ lại hoặc miêu tả lại bằng ngôn ngữ của mình. Và cũng nhờ việc trẻ quan sát, ghi nhớ và ứng dụng, trẻ sẽ tự sáng tạo ra những gì trẻ cho là phù hợp hơn với mình.
Cả nhà hãy cùng nhau chơi trò chơi như tái chế thủ công, nặn đất, cắt dán giấy trang trí, các mảnh ghép thành bức tranh…để trẻ phát huy tính sáng tạo của mình nhé.
Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ tự đặt câu hỏi với mỗi đồ vật, sự vật mà trẻ quan sát được. Đôi khi bạn cảm thấy trẻ thật phiền phức vì có quá nhiều câu hỏi. Nhiều bậc cha mẹ luôn tự hỏi là tại sao trẻ có nhiều thắc mắc trong đầu như thế. Nếu bạn đã từng cảm thấy thế, thì chúc mừng bạn đã có một đứa trẻ tuyệt vời. Bởi trẻ luôn muốn tìm tòi, thỏa mãn kiến thức và học hỏi liên tục. Trẻ đặt câu hỏi chính là con đang tư duy. Đó là cơ sở của sự sáng tạo.
Đừng gạt các câu hỏi của trẻ sang một bên hoặc trả lời qua loa cho xong. Cha mẹ hãy nghiêm túc tìm hiểu vấn đề để thỏa mãn kiến thức cho trẻ. Việc này có thể làm thường xuyên trong khi trò chuyện hoặc chơi trò chơi. Khi được cha mẹ hưởng ứng những câu hỏi của mình, trẻ sẽ càng mong muốn được học hỏi nhiều hơn. Khi trò chuyện cùng trẻ hãy gợi ý nhiều cách giải quyết khác nhau để trẻ có thể tìm cách giải quyết vấn đề.
Ví dụ như “Con nghĩ thế nào nếu cô bé quàng khăn đỏ nghe lời mẹ dặn”. “Con nghĩ thế nào nếu hôm nay chúng ta đi đường khác tới trường”.,… Với mọi cái mới, trẻ đều cảm thấy hào hứng và muốn khám phá, chinh phục.
Thực tế, có rất nhiều ý tưởng để nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo nơi trẻ. Nhưng trên hết vẫn là cho trẻ được sống trong tình yêu thương tràn ngập, để trẻ cảm nhận được tình yêu của cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè và những người xung quanh. Tình yêu sẽ giúp trẻ bay cao bay xa hơn với khả năng và sự sáng tạo của mình.
ĐĂNG KÝ TEST VÀ TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA
Tên của bạn (bắt buộc)
Địa chỉ Email (bắt buộc)
Số điện thoại (bắt buộc)
Hình thức test: (bắt buộc)- Trực tiếp- Trực tuyến (online)
CÁC KHÓA HỌC KỸ NĂNG SỐNG
[Wedo – Talk] Lập trình tư duy ngôn ngữ và giao tiếp tự tin
[Wedo – Wegood] Hành trang tâm lý cho con vào lớp 1
[Wedo – Wegood] Hành trang tâm lý tuổi dậy thì
BÀI VIẾT MỚI NHẤT- Phương pháp dạy con tính tự lập
- Dấu hiệu nào của trẻ có năng khiếu?
- Kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non
- Kỹ năng giao tiếp
- Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn bạo lực học đường và cách khắc phục
- HOME
- BẢN TIN
- THÔNG BÁO
- BẢN TIN ĐÀO TẠO
- HỆ THỐNG VĂN PHÒNG
- KHÓA HỌC KỸ NĂNG
- KHÓA KỸ NĂNG SỐNG
- KHÓA TƯ DUY HỌC TẬP
- KHÓA TƯ DUY NGÔN NGỮ
- KHÓA HỌC TRẠI HÈ
- TRẠI HÈ VIỆT NAM
- TRẠI HÈ QUỐC TẾ
- KHÓA HỌC CHA MẸ
- TƯ VẤN TÂM LÝ
- THAM VẤN TÂM LÝ
- TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG
- TRỊ LIỆU BỆNH TÂM LÝ
- CHA MẸ – CON
- BÀI VIẾT HOẠT ĐỘNG
- ẢNH HOẠT ĐỘNG
- VIDEO HOẠT ĐỘNG
- KỸ NĂNG
- LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ
- Hotline: 0904 852 731 - 0904 924 786
Từ khóa » Tính Sáng Tạo Của Trẻ Em
-
Sự Sáng Tạo Có đặc Biệt Quan Trọng Với Trẻ? - Góc Cha Mẹ
-
Đặc điểm Sáng Tạo Của Trẻ Mẫu Giáo - Trường Mầm Non Sao Mai
-
Dạy Trẻ Tư Duy Sáng Tạo Trước Khi đến Trường - Bí Quyết Hay Ba Mẹ ...
-
7 Cách "dễ ợt" Khơi Dậy Sức Sáng Tạo Của Bé - IQ SCHOOL
-
7 Cách Phát Triển Năng Lực Tư Duy Sáng Tạo Cho Trẻ | ISSP
-
TRÒ CHƠI MANG TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ
-
Cách Giúp Trẻ Trở Thành đứa Trẻ Sáng Tạo - Tiền Phong
-
Những Cách Giúp Con Thành đứa Trẻ Sáng Tạo - VnExpress
-
Phát Triển Tư Duy Sáng Tạo Của Trẻ
-
Làm Sao để Giúp Trẻ Phát Triển Tính Tự Lập Và Sáng Tạo?
-
5 Tuyệt Chiêu Để Thúc Đẩy Sự Sáng Tạo Của Trẻ Em - Teky
-
Những Cách Giúp Con Bạn Phát Triển Khả Năng SÁNG TẠO - Bé Tư Duy
-
5 Tuyệt Chiêu Để Thúc Đẩy Sự Sáng Tạo Của Trẻ Em