ĐAU BUỒN PHỨC TẠP (COMPLICATED GRIEF)

Tổng quan Mất người thân là một trong những điều đau buồn nhất và, thật không may, là trải nghiệm mà tất cả mọi người phải đối mặt. Hầu hết mọi người trải qua sự đau buồn thường có giai đoạn buồn bã, tê liệt, thậm chí cảm giác tội lỗi và tức giận. Dần dần những cảm giác này sẽ giảm bớt, họ có thể chấp nhận mất mát và tiến về phía trước. Đối với một số người, cảm giác mất mát làm suy nhược và không cải thiện ngay cả sự kiện đã xảy ra từ rất lâu. Hiện tượng này được gọi là Đau buồn Phức tạp (Complicated grief), hoặc đôi khi còn được gọi là Rối loạn đau buồn phức tạp dai dẳng (persistent complex bereavement disorder). Trong cơn đau buồn phức tạp, cảm xúc đau đớn kéo dài và nghiêm trọng đến mức bạn khó phục hồi và tiếp tục cuộc sống của chính mình. Chúng ta trải qua những hành trình khác nhau với trải nghiệm đau buồn. Thứ tự và thời gian của các giai đoạn sau có thể khác nhau ở mỗi người: - Chấp nhận thực tế mất mát- Cho phép bản thân trải qua nỗi đau mất mát- Thích nghi với một thực tế mới, nơi người đã khuất không còn nữa- Có các mối quan hệ khác Những khác biệt này là bình thường. Nhưng nếu bạn không thể vượt qua những giai đoạn này trong hơn một năm sau khi mất người thân, bạn có thể đang trải qua Đau buồn phức tạp. Triệu chứng Trong vài tháng đầu tiên sau khi mất mát, nhiều dấu hiệu và triệu chứng của Đau buồn phức tạp cũng giống như biểu hiện của đau buồn bình thường. Tuy nhiên, trong khi các dấu hiệu của đau buồn bình thường bắt đầu giảm dần theo thời gian, những triệu chứng Đau buồn phức tạp sẽ kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn. Đau buồn phức tạp giống như bạn liên tục ở trong trạng thái tiếc thương, cảm xúc dồn dập khiến bạn không thể chữa lành. Các dấu hiệu và triệu chứng của Đau buồn phức tạp có thể bao gồm: - Nỗi buồn dữ dội, nỗi đau và liên tục nhớ về sự mất mát- Khó tập trung vào điều gì khác ngoài sự ra đi của người đã khuất- Tập trung cao độ vào những gì gợi nhắc về người quá cố; hoặc tuyệt đối tránh né những gì gợi nhớ về họ- Niềm khao khát mãnh liệt và dai dẳng, hay khắc khoải đối với người đã khuất- Gặp vấn đề với chấp nhận cái chết- Cảm xúc tê liệt hoặc tách rời- Cảm giác cay đắng về sự mất mát- Cảm thấy rằng cuộc sống không có ý nghĩa hay mục đích- Thiếu tin tưởng vào người khác- Không có khả năng tận hưởng cuộc sống hoặc nhớ về những trải nghiệm tích cực với người thân yêu của bạn Đau buồn phức tạp cũng có thể được chỉ ra nếu bạn tiếp tục: - Gặp khó khăn khi thực hiện các thói quen bình thường- Tự cô lập với người khác và rút lui khỏi các hoạt động xã hội- Trầm cảm, buồn sâu sắc, cảm giác tội lỗi hoặc tự trách bản thân- Tin rằng bạn đã làm sai điều gì đó hoặc đã có thể ngăn chặn cái chết- Cảm thấy cuộc sống không đáng sống nếu không có người đã khuất- Ước gì bạn đã chết cùng với người thân yêu đó Khi nào bạn nên gặp bác sĩ? Hãy liên hệ với bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý nếu nỗi đau quá sâu sắc và các vấn đề sinh hoạt không cải thiện ít nhất một năm sau khi người thân của bạn qua đời. Nếu bạn có ý định tự tử, hãy nói chuyện với người mà bạn tin tưởng. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể có hành động tự sát, hãy gọi các đường dây nóng về hỗ trợ tâm lý để được nhà tư vấn hỗ trợ kịp thời. Nguyên nhân Cho đến nay, chúng ta chưa thể chắc chắn điều gì gây ra Đau buồn phức tạp. Cũng như nhiều rối loạn sức khỏe tâm thần, hiện tượng này có thể liên quan đến môi trường sống, tính cách, các đặc điểm di truyền và cấu tạo hóa học tự nhiên của cơ thể bạn. Các yếu tố nguy cơ Đau buồn phức tạp xảy ra thường xuyên hơn ở phụ nữ và người lớn tuổi. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hình thành Đau buồn phức tạp bao gồm: - Một cái chết bất ngờ hoặc bạo lực của một người thân yêu, chẳng hạn như tử vong vì tai nạn xe hơi, bị giết hoặc tự sát.- Cái chết của một đứa trẻ- Mối quan hệ gần gũi hoặc phụ thuộc với người đã khuất- Sự cô lập xã hội hoặc mạng lưới hỗ trợ hạn chế- Tiền sử trầm cảm, lo âu chia ly hoặc rối loạn căng thẳng hậu sang chấn tâm lý (PTSD)- Trải nghiệm thời thơ ấu nhiều đau đớn, chẳng hạn như bị lạm dụng hoặc bỏ rơi- Các yếu tố gây căng thẳng lớn khác trong cuộc sống, chẳng hạn như khó khăn về tài chính Các biến chứng Đau buồn phức tạp có thể ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần và khia cạnh xã hội của bạn. Nếu không có phương pháp điều trị thích hợp, các biến chứng có thể bao gồm: - Trầm cảm- Suy nghĩ hoặc hành vi tự sát- Lo âu, bao gồm PTSD- Rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng- Tăng nguy cơ bệnh tật, chẳng hạn như bệnh tim, ung thư hoặc huyết áp cao- Khó khăn lâu dài với cuộc sống hàng ngày, các mối quan hệ hoặc công việc- Sử dụng rượu, nicotin hoặc lạm dụng chất kích thích Phòng ngừa Việc được tư vấn sớm sau khi mất người thân có thể hữu ích, đặc biệt là đối với những người có nhiều nguy cơ với Đau buồn phức tạp. Nói chuyện. Việc nói về nỗi đau của bạn và cho phép bản thân được khóc có thể giúp bạn tránh bị mắc kẹt trong nỗi buồn. Dù đau đến mức nào, hãy tin rằng trong hầu hết các trường hợp, nỗi đau của bạn dần giảm đi nếu bạn cho phép bản thân cảm nhận. Hỗ trợ. Các thành viên trong gia đình, bạn bè, các nhóm hỗ trợ xã hội và cộng đồng tôn giáo của bạn đều là những lựa chọn tốt để giúp bạn vượt qua nỗi đau. Bạn có thể tìm một nhóm hỗ trợ tập trung vào một kiểu mất mát cụ thể, chẳng hạn như mất vợ/ chồng hoặc mất con cái. Hãy hỏi bác sĩ tâm thần của bạn để được giới thiệu với các nguồn lực địa phương. Tham vấn để tang (Bereavement counseling). Thông qua tham vấn sớm sau khi mất mát, bạn có thể khám phá những cảm xúc của mình và học các kỹ năng ứng phó lành mạnh. Điều này có thể giúp ngăn việc hình thành những suy nghĩ và niềm tin tiêu cực – những yếu tố mà càng lâu sẽ càng khó vượt qua. Nguồn: Complicated grief, Mayo Clinic

Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.

Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:

GS. TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc

GS. TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc

GS. Agnes Florin

GS. Agnes Florin

PGS.TS.BSCKII Võ Văn Bản

PGS.TS.BSCKII Võ Văn Bản

TS. Ngô Thanh Huệ

TS. Ngô Thanh Huệ

PGS.TS. Trần Thành Nam

PGS.TS. Trần Thành Nam

PGS. TS. Trần Văn Công

PGS. TS. Trần Văn Công

TS. BS. Cao Văn Tuân

TS. BS. Cao Văn Tuân

TS. BS. Vũ Thy Cầm

TS. BS. Vũ Thy Cầm

PGS. TS. Lê Văn Hảo

PGS. TS. Lê Văn Hảo

PGS. TS. Bùi Thị Thúy Hằng

PGS. TS. Bùi Thị Thúy Hằng

GS. Christelle Maillart

GS. Christelle Maillart

GS. Michelline J. Durand

GS. Michelline J. Durand

TS. Hoàng Thị Vân

TS. Hoàng Thị Vân

TS. Lê Thị Mai Liên

TS. Lê Thị Mai Liên

TS. Lê Nguyên Phương

TS. Lê Nguyên Phương

TS. Đào Thị Diệu Linh

TS. Đào Thị Diệu Linh

ThS.NCS. Trần Văn Dương

ThS.NCS. Trần Văn Dương

ThS. Đoàn Hương

ThS. Đoàn Hương

TS. Nguyễn Thị Diệu Anh

TS. Nguyễn Thị Diệu Anh

ThS. Vũ Văn Thuấn

ThS. Vũ Văn Thuấn

ThS. Trần Cẩm Thùy

ThS. Trần Cẩm Thùy

ThS. Nguyễn Thị Phương

ThS. Nguyễn Thị Phương

ThS. Phan Ngọc Thanh Trà

ThS. Phan Ngọc Thanh Trà

ThS. Nguyễn Đức Hạnh

ThS. Nguyễn Đức Hạnh

NCS. LƯƠNG VÂN ANH

NCS. LƯƠNG VÂN ANH

ThS. Vũ Thùy Vân

ThS. Vũ Thùy Vân

ThS. Hoàng T. Thanh Huệ

ThS. Hoàng T. Thanh Huệ

ThS. Nguyễn T. Hoài Phương

ThS. Nguyễn T. Hoài Phương

-----------------------------

Viện Tâm lý Việt - Pháp

Trụ sở Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Trụ sở TP.HCM: Landmark 81, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0912.012.684  (Zalo, 24/7)

Email: daotao@tamlyvietphap.vn

Facebook: https://www.facebook.com/tamlyvietphap.vn

Từ khóa » Complicated Phức Tạp