Dòng Sản Phẩm Là Gì? Chiến Lược định Giá Theo ... - Luận Văn Việt
Có thể bạn quan tâm
Dòng sản phẩm là gì? Tại sao có dòng sản phẩm? Những chiến lược nào về product line thường dùng trong một doanh nghiệp? Hiểu về chiến lược marketing giúp bạn đạt được những kiến thức nhất định trong ngành cũng như trang bị những kỹ năng tốt nhất cho công việc, và đóng góp vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp sau này nhé. Cùng tìm hiểu về chi tiết dòng sản phẩm qua bài viết sau của Luận Văn Việt nhé.
Mục lục Ẩn- 1. Khái niệm dòng sản phẩm là gì? (Product Line)
- 2. Mở rộng dòng sản phẩm
- 3. Chiến lược định giá theo dòng sản phẩm (Product line pricing)
- Phân khúc giá cả (Price lining)
- Định giá bán kèm (Captive Pricing)
- Định giá theo gói (Bundled Pricing)
- Định giá nhử mồi (Bait Pricing)
- Định giá dẫn dụ (Leader Pricing)
1. Khái niệm dòng sản phẩm là gì? (Product Line)
Dòng sản phẩm là gì hay Product Line là gì? là một nhóm các sản phẩm có liên quan, trên một hoặc nhiều khía cạnh như thỏa mãn cùng bậc nhu cầu được sử dụng cùng nhau, được bán tới cùng nhóm khách, sử dụng cùng loại trung gian, hoặc được bán với cùng nhóm giá nhất định.
Tất cả sản phẩm trong dòng sản phẩm được đặt tên thương hiệu duy nhất và bán trong cùng một công ty. Các công ty bán nhiều dòng sản phẩm dưới các tên thương hiệu khác nhau của họ, tìm cách phân biệt chúng với nhau để mang lại khả năng sử dụng tốt hơn cho người tiêu dùng. Các công ty thường mở rộng dịch vụ của mình bằng cách thêm vào các dòng sản phẩm hiện có vì người tiêu dùng có nhiều khả năng mua sản phẩm từ các thương hiệu mà họ đã quen thuộc.
Ví dụ về dòng sản phẩm: Một công ty mỹ phẩm có thể kinh doanh nhiều dòng sản phẩm khác nhau, đối tượng hướng tới thanh thiếu niên, phụ nữ và cả người lớn tuổi. Khi đó, dòng sản phẩm trang điểm có thể bao gồm: Kem nền, kem che khuyết điểm, má hồng, phấn mắt, bút kẻ mắt, mascara, son môi,…
2. Mở rộng dòng sản phẩm
Mở rộng dòng sản phẩm là gì? là tổng hợp những công việc mở rộng mô hình kinh doanh và bổ sung thêm sản phẩm mới, hoặc đầu tư vào các dòng sản phẩm có sẵn của công ty. Trên thực tế việc mở rộng các dòng sản phẩm mới có thể là giải pháp để tăng doanh số và đưa công ty sang một hướng hoạt động hoàn toàn mới.
Ví dụ về công ty Gillette trong mở rộng dòng sản phẩm mới: Nhãn hiệu này bao gồm nhiều “dòng sản phẩm” như: lưỡi dao và dao cạo, các vật dụng vệ sinh cá nhân, các loại bút viết và bật lửa. Mỗi sản phẩm đều nằm trong một dòng sản phẩm riêng. Nói một cách khác, dòng sản phẩm lưỡi dao và dao cạo Gillette đã mở rộng thành Lady Gillette, Mach 3, Sensor và các sản phẩm khác. Các sản phẩm thuộc dòng vệ sinh cá nhân của công ty bao gồm Gillette Foamy, Dry Idea và Right Guard.
Việc mở rộng dòng sản phẩm giúp một công ty nhỏ có thể giảm thiểu rủi ro và tận dụng được thương hiệu vốn đã xây dựng từ trước để phát triển kinh doanh. Việc tăng thêm các sản phẩm mới cho dòng sản phẩm hiện hành sẽ góp phần thu hút người tiêu dùng có những sở thích khác nhau, nhu cầu khác nhau nhằm tăng khả năng thu lợi nhuận và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Các bước để thực hiện mở rộng công việc kinh doanh:
- Xác định được nhu cầu cụ thể của các khách hàng theo từng thị trường cụ thể.
- Xác định điểm đặc trưng nổi bật của gói dịch vụ/sản phẩm đối với nhóm khách hàng mục tiêu.
- Xây dựng vị thế đặc biệt đối với dòng sản phẩm và xác định vị trí của sản phẩm đó trong các khu vực thị trường mục tiêu.
- Xác định các kênh bán hàng và phân phối sản phẩm để dễ dàng thâm nhập sâu nhất vào các khu vực thị trường đích của doanh nghiệp.
Các nhà Marketing luôn đề cao việc mở rộng dòng sản phẩm của mình. Khi có một nhãn hiệu thành công, họ lại bị thôi thúc để làm sao tạo ra những sản phẩm mới cải tiến hơn, đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của phân khúc thị trường lân cận, mở rộng các dòng sản phẩm từ chiều ngang đến cả chiều dọc.
Mở rộng theo chiều ngang nhằm thu hút thị hiếu của khách hàng như: Pepsi có thêm sản phẩm cho người ăn kiêng Pepsi vị chanh 0 kcal, hay Coca vị cà phê.
Mở rộng chiều dọc nhằm cung cấp một sản phẩm hợp mọi túi tiền hoặc đáp ứng các mức độ nhu cầu khác nhau, ví dụ: Microsoft Office bản dùng cho gia đình và Microsoft Office bản dùng chuyên nghiệp.
Việc doanh nghiệp tập trung vào mở rộng sản phẩm theo hướng có lợi cả chiều ngang lẫn chiều dọc là nền tảng của sản phẩm. Một nền tảng vững chắc sẽ tạo ra cơ hội phát triển những sản phẩm mới, cải tiến, phù hợp với nhu cầu khách hàng, đáp ứng mọi thị hiếu với từng phân khúc thị trường cụ thể với chi phí hợp lý.
3. Chiến lược định giá theo dòng sản phẩm (Product line pricing)
Chiến lược về giá sản phẩm được sử dụng khi công ty có đa dạng sản phẩm được kinh doanh trong một dòng sản phẩm hiện tại. Đó là một quá trình mà người bán sắp xếp các sản phẩm cùng loại vào những nhóm giá khác nhau để tạo ra sự mới mẻ trong mắt khách hàng cùng với sự khác nhau trong chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm.
Các nhà sản xuất xe hơi thường có những mô hình khác nhau như mô hình tiết kiệm, mô hình xa xỉ, mô hình thân thiện với môi trường,… Mỗi mô hình là một đặc trưng riêng về sự hiển thị chi phí và giá cả, thể hiện sự khác biệt riêng.
Phân khúc giá cả (Price lining)
Đây là phương pháp định giá cả sản phẩm khác nhau với các mức giới hạn khác nhau. Chiến lược này khá dễ quản lý và các công ty cũng có thể dự đoán được lợi nhuận dễ dàng.
Dollar Store là một ví dụ tuyệt vời về price lining vì tất cả các sản phẩm bán ra đều có giá là 1$.
Định giá bán kèm (Captive Pricing)
Định giá bán kèm là một trong những chiến lược thu hút lợi ích của người tiêu dùng và khuyến khích việc mua hàng bằng cách cung cấp một sản phẩm cơ bản với mức giá thấp, khách hàng sẽ phải mua thêm các mặt hàng để có được giá trị đầy đủ của sản phẩm mà họ cần. Cách thức này giúp nhà bán lẻ thu lợi nhuận trên các mặt hàng kèm theo, mặt dù đôi khi họ sẽ cảm thấy mất lợi nhuận cho mặt hàng đầu tiên.
Ví dụ, công ty sản xuất dao cạo thường bán dao cạo râu với một mức giá cực rẻ nhưng khi bán thêm hộp lưỡi dao thì mức giá sẽ cao hơn nhiều. Captive Pricing có hiệu quả nhất khi không có các sản phẩm tương tự từ các đối thủ cạnh tranh với cùng một mức giá.
Định giá theo gói (Bundled Pricing)
Bundled Pricing là cách tiếp cận để bán sản phẩm và các sản phẩm kèm theo, các phụ kiện để khách hàng lựa chọn như là một sản phẩm với một mức giá duy nhất. Khách hàng sẽ dễ dàng mua từng sản phẩm với một gói sản phẩm chung, và không cần mua tách từng mặt hàng riêng biệt, khá tiện lợi cho nhu cầu của khách hàng.
Điều này khá hấp dẫn khách hàng bởi thông thường những sản phẩm đó vẫn trưng bày giá trên từng sản phẩm để nhấn mạnh sự chênh lệch của giá cả. Ví dụ, các nhà bán lẻ sẽ đưa ra gói mua một máy tính mới với các phụ kiện của nó, chẳng hạn như bàn phím và chuột.
Định giá nhử mồi (Bait Pricing)
Định giá nhử mồi liên quan đến những sản phẩm khuyến mãi tại mức giá rất thấp để thu hút người tiêu dùng với số lượng có hạn. Khách hàng sẽ tìm đến cửa hàng để tìm kiếm những mặt hàng được quảng cáo và nhận ra chúng đã hết hàng hoặc thậm chí là không tồn tại, đôi khi khách hàng sẽ được khuyên mua một sản phẩm khác tương đương với mức giá cao hơn.
Bait Pricing thường bị coi là hành vi vi phạm đạo đức, đôi khi là phạm pháp bởi có cám dỗ nhất định với người tiêu dùng. Nếu doanh nghiệp quá chú tâm vào sử dụng phương pháp này, cos theer sẽ gây ra tác động ngược lại khi bị khách hàng phản hồi không tốt. Nên cân nhắc và có phương án cụ thể đề phòng để sử dụng phương án phù hợp và có hiệu ứng tích cực nhất.
Định giá dẫn dụ (Leader Pricing)
Phương pháp định giá dẫn dụ được các nhà bán lẻ dùng để thu hút khách hàng bằng những sản phẩm đang quảng cáo. Khi khách hàng đến của hàng với mục đích tìm kiếm những sản phẩm được khuyến mãi nhưng cuối cùng thì thường kết thúc bằng việc mua thêm sản phẩm khác với mức giá gốc.
Việc này giúp cho doanh nghiệp thu hút được lượng khách hàng lớn và là một cách để quảng bá sản phẩm mới mà trước giờ ít nhận được sự chú ý từ khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận từ những sản phẩm nằm ngoài kế hoạch mua sắm của người tiêu dùng bên cạnh các sản phẩm khuyến mãi.
Xem thêm:
- Chiến lược sản phẩm là gì? Vai trò và các yếu tố then chốt
- Mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm
Với những kiến thức về dòng sản phẩm là gì ở trên chắc chắn bạn đã phần nào hiểu được về dòng sản phẩm, chiến lược định giá như thế nào rồi phải không? Còn nhiều kiến thức đa ngành hơn nữa sẽ được chia sẻ đến bạn qua trang Luận Văn Việt của chúng tôi, hãy cùng theo dõi nhé.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì khi tìm hiểu về dòng sản phẩm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0915 686 999 hoặc qua email: luanvanviet.group@gmail.com để được đội ngũ chuyên gia của tư vấn và giải đáp.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại!
Nguồn: Luận Văn Việt Group
5/5 (1 Review) Lưu Hà Chi( Content Leader )CEO Helen Lưu Hà Chi – Nhà sáng lập website luanvanviet.com , nơi cung cấp các dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, tốt nghiệp, tiểu luận, essay, Assignment, cùng với các giải pháp chuyên sâu về xử lý số liệu bao gồm SPSS, STATA, EVIEWS, và SmartPLS.
Post Views: 13.661Từ khóa » Nhược điểm Của Chiến Lược Dòng Sản Phẩm
-
CHIẾN LƯỢC DÒNG SẢN PHẨM VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC Marketing ...
-
Chiến Lược Về Dòng Sản Phẩm (Product Line Strategy) - Quê Hương
-
Chiến Lược Sản Phẩm Là Gì? Tìm Hiểu 5 Loại Chiến Lược ... - Vũ Digital
-
Chiến Lược Dòng Sản Phẩm (Product Lining) Là Gì?
-
Những Chiến Lược Dòng Sản Phẩm được Tin Dùng Nhất Hiện Nay
-
Dòng Sản Phẩm (Product Line) Là Gì? - Khái Niệm- Chiến Lược- Định Giá
-
Tiểu Luận Marketing CHIẾN LƯỢC DÒNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG ...
-
CHƯƠNG 6: CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM - Tài Liệu - 123doc
-
4 Chiến Lược Hiệu Quả Cho Sản Phẩm Của Doanh Nghiệp
-
Tổng Quan Chiến Lược Sản Phẩm (Product Strategy) Trong Marketing
-
Dòng Sản Phẩm Là Gì? Chiến Lược định Giá Theo Dòng ...
-
Ưu Nhược điểm Của Chiến Lược Mở Rộng Dòng Sản Phẩm
-
Ưu Nhược điểm Của Chiến Lược Phát Triển Sản Phẩm - Xây Nhà
-
Tag: Cho Biết ưu Nhược điểm Của Từng Chiến Lược Sản Phẩm Dòng ...