Những Chiến Lược Dòng Sản Phẩm được Tin Dùng Nhất Hiện Nay

Nhu cầu của khách hàng tại thị trường mục tiêu luôn thay đổi, chính vì vậy để kịp thời thích ứng và có thể đáp ứng những nhu cầu này thì doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược phát triển nhiều dòng sản phẩm mới, đảm bảo đa dạng về giá trị sử dụng và có giá cả cạnh tranh. Vậy đâu là những  chiến lược dòng sản phẩm phổ biến nhất hiện nay? Cùng truyền thông TMS tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Mục lục

Toggle
  • Thế nào là chiến lược dòng sản phẩm?  
  • Những chiến lược dòng sản phẩm phổ biến nhất 
    • Chiến lược thiết lập các dòng sản phẩm
    • Chiến lược hạn chế dòng sản phẩm 
    • Chiến lược hiện đại hóa dòng sản phẩm
    • Chiến lược phát triển dòng sản phẩm
      • Kéo dãn dòng sản phẩm (line stretching): 
      • Bổ sung, lấp đầy dòng sản phẩm (line filling) 
    • Chiến lược cải tiến dòng sản phẩm 

Thế nào là chiến lược dòng sản phẩm?  

Chiến lược dòng sản phẩm là tập hợp những hoạt động tiếp thị và phân phối một nhóm các sản phẩm có liên quan chặt chẽ với nhau đến khách hàng. Nhóm sản phẩm này được phân phối tại các cửa hàng hoạt động theo một phương thức giống nhau và có một phạm vi mức giá nhất định dành cho chúng. 

Chiến lược dòng sản phẩm
Chiến lược dòng sản phẩm

Những chiến lược dòng sản phẩm phổ biến nhất 

Một khi doanh nghiệp phát triển nhiều nhóm sản phẩm khác nhau thì sẽ mở rộng được độ phủ sóng cho sản phẩm trên thị trường mục tiêu của mình. Nhờ đó giảm thiểu được đáng kể tỷ lệ rủi ro, vì một  nhóm sản phẩm gặp vấn đề thì sẽ có nhóm sản phẩm khác thay thế và tiếp tục mang về doanh thu cho doanh nghiệp.

Và để làm được điều này thì doanh nghiệp cần lựa chọn chiến lược dòng sản phẩm phù hợp nhất với mình. 

Chiến lược thiết lập các dòng sản phẩm

Doanh nghiệp cần xây dựng một kế hoạch thiết lập và củng cố các dòng sản phẩm chủ lực của mình cả về chất lượng lẫn số lượng, tất cả nhằm tạo dựng một vị thế vững chắc trên thị trường kinh doanh đầy cạnh tranh. 

Chiến lược hạn chế dòng sản phẩm 

Chiến lược dòng sản phẩm này yêu cầu doanh nghiệp cần thường xuyên thực hiện khảo sát các nhóm sản phẩm của mình để kịp thời xác định nhóm nào không còn hiệu quả (Không thu hút được khách hàng, doanh số giảm, độ phủ trên thị trường thấp,…). Từ đó loại bỏ nhóm sản phẩm này và dồn nguồn lực để phát triển các nhóm khác, tránh hao tổn ngân sách và thời gian một cách vô ích.

Chiến lược dòng sản phẩm
Chiến lược dòng sản phẩm

Chiến lược hiện đại hóa dòng sản phẩm

Sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng buộc doanh nghiệp phải luôn biến sản phẩm của mình (thường là thay đổi công nghệ sản xuất) để phục vụ khách tốt hơn. Nhằm tránh gây thiệt hại về mặt tài chính thì doanh nghiệp cần tiến hành cải tiến từng phần của sản phẩm và thực hiện khảo sát để xem ứng của khách với sự thay đổi. Từ đó mới cải tiến toàn bộ dòng sản phẩm. 

Chiến lược phát triển dòng sản phẩm

Chiến lược dòng sản phẩm này có thể thực hiện theo 2 cách sau: 

  • Kéo dãn dòng sản phẩm (line stretching): 

Phát triển chất lượng, giá cả của sản phẩm theo những hướng khác nhau, cụ thể: 

    • Phát triển lên trên: Nếu các dòng sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng thấp, giá thấp thì doanh nghiệp sẽ dần cải tiến về chất lượng và giá cả để leo lên thị trường cao hơn. Đây chính là cách để doanh nghiệp nâng tầm thương hiệu của mình, tuy nhiên nó cũng ẩn chứa không ít rủi ro. 
    • Phát triển xuống dưới: Ngược lại, chiến lược này hướng đến mục tiêu cản trở sự phát triển của đối thủ hoặc tiếp cận khách hàng ở thị trường thấp hơn. 
    • Phát triển theo cả 2 phía: Chiến lược này thường được các doanh nghiệp có tiềm lực lớn ở lĩnh vực công nghệ (Samsung, Xiaomi, Huawei,..) áp dụng nhằm phủ sóng toàn bộ thị trường.
      Chiến lược dòng sản phẩm
      Chiến lược dòng sản phẩm
  • Bổ sung, lấp đầy dòng sản phẩm (line filling) 

Thêm những sản phẩm mới vào dòng sản phẩm hiện có để tạo sự đa dạng. 

Chiến lược cải tiến dòng sản phẩm 

Sự cải tiến về chất lượng, mẫu mã và giá trị của sản phẩm là một vấn đề nên được các doanh nghiệp chú trọng nhằm thỏa mãn các yêu cầu của thị trường, đáp ứng kịp thời và tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng. Chỉ có như vậy thì mới đem lại thành công nhanh chóng cho doanh nghiệp cả về doanh thu lẫn danh tiếng.

Chiến lược dòng sản phẩm
Chiến lược dòng sản phẩm

Vậy chiến lược dòng sản phẩm này có những cách cải tiến sản phẩm nào? 

  • Thay đổi về kiểu dáng, màu sắc của sản phẩm sao cho phù hợp với xu hướng, thời điểm và thị hiếu,…
  • Tăng thêm giá trị cho sản phẩm như cải tiến chất lượng, bao bì đẹp mắt, nâng tầm sự đặc trưng của sản phẩm (độ bóng, mùi thơm, độ bền,…) 
  • Thay đổi nguyên vật liệu chế tạo theo hướng tiết kiệm hơn, có tác dụng hơn.
  • Đảm bảo sản phẩm không bị lạc hậu bằng cách tăng cường tính mới cho dòng sản phẩm. 

Nói cách khác, chiến lược này sẽ cải tiến một phần hoặc toàn bộ đặc tính của sản phẩm (hình dáng, cỡ khổ, vật liệu, màu sắc, bao bì, nhãn hiệu… ) để thu hút sự chú ý của khách hàng hiệu quả hơn. 

Như vậy thông qua bài viết này, truyền thông TMS đã mang đến cho các bạn những chiến lược dòng sản phẩm được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé!

Từ khóa » Nhược điểm Của Chiến Lược Dòng Sản Phẩm