Giáo án Ngữ Văn 6: Bài Nghĩa Của Từ
Có thể bạn quan tâm
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết: NGHĨA CỦA TỪ I MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức: - Biết khái niệm nghĩa của từ . - Hiểu cách giải thích nghĩa của từ 2. Kĩ năng: - Giải thích nghĩa của từ. - Dùng từ đúng nghĩa trong nói và viết. - Tra từ điển để hiểu nghĩa của từ. 3. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận. III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ. 2. Học sinh: SGK, học bài, soạn bài. IV. tæ chøc d¹y vµ häc 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ(3 phút) GV yêu cầu HS đọc câu văn và xác định các từ Hán Việt trong câu : “ Chú bé đứng dậy, vươn vai 1 cái, bỗng biến thành 1 tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt”. Đáp án: Biến thành, tráng sĩ, trượng, oai phong, lẫm liệt. 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 2 phút - GV tổ chức trò chơi “Đoán ý đồng đội”. GV cho từ khoa và yêu cầu 2 bạn HS tham gia, 1 bạn sẽ tìm cách giải thích để bạn còn lại hiểu. Lưu ý: không được nói từ khóa trong lời giải thích. - Các cụm từ: chăm chỉ, hạnh phúc, thất vọng. - GV dẫn dắt : Từ nào trong tiếng việt cũng đều có nghĩa nhất định. Tuy nhiên không phải tất cả chúng ta đều biết cách giải thích nghĩa của từ. Vậy nghĩa của từ là gì? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ, chúng ta sẽ cùng đến với bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Biết khái niệm nghĩa của từ và hiểu cách giải thích nghĩa của từ - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm nghĩa của từ - Bước 1: GV đưa ngữ liệu lên bảng Dưới đây là một số chú thích trong những văn bản các em đã học: - Tập quán: thói quen của một cộng đồng (địa phương, dân tộc…) được hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo. - Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm - Nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa - GV yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: Mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận? Bộ phận nào nêu lên nghĩa của từ? - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức 2bộ phận: Trước và sau dấu (:). Bộ phận sau dấu (:)nêu lên nghĩa của từ - GV đặt tiếp câu hỏi: Nghĩa của từ tương ứng với phần nào trong mô hình dưới đây?
Trước dấu (:) là từ với vỏ hình thức ngữ âm; sau dấu (:) là phần nội dung nghĩa mà từ biểu thị. I. Nghĩa của từ là gì? 1. Phân tích ngữ liệu (SGK/35) - Bước 2: Vậy thế nào là nghĩa của từ? - HS suy nghĩ, trả lời. GV chuẩn kiến thức, HS đọc phần ghi nhớ. 2. Ghi nhớ (SGK/35) Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách giải thích nghĩa của từ - Bước 1: GV yêu cầu HS đọc lại phần chú thích đã dẫn ở mục I - Gv đặt câu hỏi: Từ “tập quán” được giải thích bằng cách nào? - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức: Trình bày khái niệm mà từ biểu thị - Bước 2: GV đưa ví dụ và yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi: H/a Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt đánh tan lũ giặc trông thật lẫm liệt. Câu hỏi: Chúng ta có thể thay từ “hùng dũng, oai nghiêm” cho “lẫm liệt” được không? Vì sao? - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức: Có. Vì nghĩa của chúng giống nhau. - GV đặt tiếp câu hỏi theo phương pháp đàm thoại gợi mở + Như vậy, các từ: Lẫm liệt, hùng dũng, oai nghiêm là những từ như thế nào? Đáp án: 3 từ đồng nghĩa. + Từ nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa được giải thích bằng cách nào? Đáp án: Đưa ra từ trái nghĩa với từ được giải thích. - Bước 3: GV đặt câu hỏi kết luận vấn đề: Từ toàn bộ phần phân tích ở trên hãy rút ra kết luận có mấy cách giải thích nghĩa của từ? - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức.
- Bước 4: GV yêu cầu HS giải thích nghĩa của từ hạnh phúc theo cả hai cách trên. II. Cách giải thích nghĩa của từ 1. Phân tích ngữ liệu
Có 2 cách giải thích nghĩa của từ: - Trình bày khái niệm mà từ biểu thị - Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ được giải thích - Bước 5: GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/35 HS đọc 2. Ghi nhớ (SGK/35) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10p GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân theo tổ - Tổ 1: BT2 - Tổ 2: BT3 - Tổ 3: BT4 HS thực hiện nhiệm vụ, trình bày GV chốt Bài tập 2 (SGK/36) Điền các từ thích hợp vào chỗ trống: a) học tập c) học hỏi b) học lỏm d) học hành Bài tập 3 (SGK/36) Điền các từ thích hợp vào chỗ trống: a) trung bình b) trung gian c) trung niên Bài tập 4 (SGK/36) Giải thích nghĩa của các từ cho trước: - giếng: hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, để lấy nước - rung rinh: chuyển động qua lại, nhẹ nhàng, liên tiếp - hèn nhát: thiếu can đảm (đến mức đáng khinh bỉ) HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 3p - GV đặt câu hỏi: Trong cuộc sống có những tình huống nào mà em không hiểu nghĩa của một nào đó trong câu người nói sử dụng? Hãy ghi lại các trường hợp đó và chia sẻ với tập thể lớp? - HS trả lời. Các HS khác cho ý kiến giải thích nghĩa - GV nhận xét, bổ sung.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Thời gian: 5p - GV phát phiếu học tập cho HS Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: sôi động, náo nhiệt, tốt, kém, cao, thấp Giờ trả bài tập làm văn là giờ /…/ nhất và thầy giáo thường đọc cho cả lớp nghe hai bài, bài được điểm /…/ nhất và bài điểm /…/ nhất. ? Giải thích nghĩa của các từ vừa điền? - Sôi động: nhiều biến động không ngừng. - Cao: Hơn hẳn mức trung bình về số lượng hay chất lượng. - Thấp: Dưới mức trung bình về trình độ, chất lượng. 4. Hướng dẫn về nhà ( ) 1. Hướng dẫn học sinh học bài cũ: Học thuộc phần ghi nhớ; Làm các bài tập còn lại trong SGK. 2. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài tiếp theo. -
Từ khóa » Có Mấy Cách Giải Thích Nghĩa Của Từ Lớp 6
-
Có Mấy Cách Giải Thích Nghĩa Của Từ - Nguyễn Thị An
-
Nghĩa Của Từ Là Gì ? Có Mấy Cách Giải Nghĩa Của Từ ? Thế Nào Là ...
-
Nghĩa Của Từ Là Gì, Cho Ví Dụ Lớp 6 - Daful Bright Teachers
-
Có Mấy Cách Giải Thích Nghĩa Của Từ ? Cho Ví Dụ - Hoc24
-
Bài Soạn Lớp 6: Nghĩa Của Từ - SoanVan.NET
-
Nghĩa Của Từ Là Gì? Các Cách Giải Nghĩa Của Từ Trong Tiếng Việt - VOH
-
Nghĩa Của Từ Là Gìcó Mấy Cách Giải Thích Nghĩa Của Từ - Olm
-
Nghĩa Của Từ - Lý Thuyết Văn 6
-
Soạn Bài Lớp 6: Nghĩa Của Từ
-
Có Mấy Cách Giải Thích Nghĩa Của Từ? - Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6
-
Nghĩa Của Từ - Ngữ Văn Lớp 6
-
Câu 1 Nghĩa Của Từ Là Gì Có Mấy Các... | Xem Lời Giải Tại QANDA
-
Soạn Văn 6: Nghĩa Của Từ - Giải Bài Tập
-
Top 6 Bài Soạn Nghĩa Của Từ Lớp 6 Hay Nhất - Tikibook