Nghĩa Của Từ Là Gì? Các Cách Giải Nghĩa Của Từ Trong Tiếng Việt - VOH
Có thể bạn quan tâm
Table of Contents
- 1. Nghĩa của từ là gì?
- 2. Các cách giải nghĩa của từ
- 2.1. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
- 2.2. Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa
- 2.3. Giải nghĩa từng thành tố
Khi bắt đầu học Ngữ Văn, chúng ta thường được giới thiệu với khái niệm "từ" như một thành phần cơ bản cấu tạo nên một câu hoàn chỉnh. Từ có vai trò quan trọng và cần thiết trong cả văn học và cuộc sống hàng ngày. Vậy nghĩa của từ là gì? Các cách giải nghĩa của từ như thế nào? Hãy tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây nhé:
1. Nghĩa của từ là gì?
Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, hoạt động, tính chất, quan hệ, …) mà từ biểu thị.
Ví dụ:
- Tổ tiên: Các thế hệ đi trước (cụ kị, cha ông...).
- Sính lễ: Lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới.
- Chứng giám: xem xét và làm chứng.
- Hoảng hốt: chỉ tình trạng sợ sệt, vội vã, cuống quýt.
- Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm.
Những nội dung này liên quan đến các loại từ mà ta giải thích như: nội dung về sự vật là danh từ, nội dung về hoạt động là động từ, nội dung về tính chất là tính từ... Những loại từ này học sinh tiểu học đã được học.
Ngoài các nội dung cơ bản trên, nghĩa của từ còn là nội dung về số lượng (một, hai, ba…), lượng ít nhiều (các, những, mỗi…), tình cảm (ái, ối, ư…), chỉ trỏ để xác định (này, kia, đó, nọ…).
Vậy, nghĩa của từ thật là đa dạng, đôi khi xung quanh ta có rất nhiều, ta không thể giải thích được hết.
2. Các cách giải nghĩa của từ
2.1. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
Ví dụ:
- Ấm áp: Cảm giác dễ chịu, không lạnh lẽo.
- Bờm: đám lông dài mọc trên cổ, trên gáy một vài giống thú (ngựa, sư tử...).
- Quần thần: các quan trong triều (xét trong mối quan hệ với vua).
- Học hành: học và luyện tập để có hiểu biết, có kỹ năng.
- Học lỏm: nghe hoặc nhìn rồi làm theo, không có người trực tiếp dạy bảo.
- Học hỏi: tìm tòi, hỏi han để tiếp thu kiến thức.
- Học tập: Học văn hoá có thầy cô, có chương trình, có hướng dẫn.
- Giếng: là cái hố được đào sâu xuống lòng đất để lấy nước từ những mạch ngầm chảy ra. Giếng thường có hình tròn, bờ thành xây bằng gạch.
- Biếu: đem quà đến tặng người có tuổi hoặc có địa vị cao hơn mình.
- Rung rinh: chuyển động qua lại nhẹ nhàng, liên tiếp.
2.2. Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa
Ví dụ:
- Siêng năng: đồng nghĩa với chăm chỉ, cần cù.
- Phu thê: đồng nghĩa với vợ chồng.
- Lạc quan: trái nghĩa với bi quan.
- Tích cực: trái nghĩa với tiêu cực.
2.3. Giải nghĩa từng thành tố
Đối với các từ Hán Việt ta giải nghĩa bằng cách chiết tự nghĩa là phân tích từ thành các thành tố (tiếng) rồi giải nghĩa từng thành tố.
Ví dụ:
- Thảo nguyên: (thảo: cỏ, nguyên: vùng đất bằng phẳng) đồng cỏ.
- Khán giả: (khán: xem, giả: người) người xem.
- Thuỷ cung: (thuỷ: nước, cung: nơi ở của vua chúa) cung điện dưới nước.
Vậy, ta có nhiều cách giải nghĩa từ nhưng tuỳ vào từng trường hợp mà ta đang đối mặt hoặc tuỳ hoàn cảnh, vấn đề mà ta đang giải quyết thì ta chọn một trong những cách giải nghĩa từ nêu trên sao cho phù hợp.
Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích cho bạn trong quá trình học tập và nghiên cứu về nghĩa của từ là gì? Các cách giải nghĩa của từ trong tiếng Việt nói riêng cùng những kiến thức về văn học nói chung.
Từ khóa » Có Mấy Cách Giải Thích Nghĩa Của Từ Lớp 6
-
Có Mấy Cách Giải Thích Nghĩa Của Từ - Nguyễn Thị An
-
Nghĩa Của Từ Là Gì ? Có Mấy Cách Giải Nghĩa Của Từ ? Thế Nào Là ...
-
Nghĩa Của Từ Là Gì, Cho Ví Dụ Lớp 6 - Daful Bright Teachers
-
Có Mấy Cách Giải Thích Nghĩa Của Từ ? Cho Ví Dụ - Hoc24
-
Bài Soạn Lớp 6: Nghĩa Của Từ - SoanVan.NET
-
Nghĩa Của Từ Là Gìcó Mấy Cách Giải Thích Nghĩa Của Từ - Olm
-
Nghĩa Của Từ - Lý Thuyết Văn 6
-
Soạn Bài Lớp 6: Nghĩa Của Từ
-
Có Mấy Cách Giải Thích Nghĩa Của Từ? - Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6
-
Nghĩa Của Từ - Ngữ Văn Lớp 6
-
Câu 1 Nghĩa Của Từ Là Gì Có Mấy Các... | Xem Lời Giải Tại QANDA
-
Giáo án Ngữ Văn 6: Bài Nghĩa Của Từ
-
Soạn Văn 6: Nghĩa Của Từ - Giải Bài Tập
-
Top 6 Bài Soạn Nghĩa Của Từ Lớp 6 Hay Nhất - Tikibook