Giáo án Ngữ Văn Lớp 12 - Tây Tiến
Có thể bạn quan tâm
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Upload
- Liên hệ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên miền Tây của Tổ quốc và hình tượng người lính Tây Tiến.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về ngôn ngữ, hình ảnh và giọng điệu.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu thơ trữ tình.
3. Thái độ:
Cảm thương và tự hào về một thời khó khăn, gia khổ nhưng hào hùng của dân tộc. Để từ đó có ý thức học tập và rèn luyện tốt hơn, tiếp bước truyền thống tốt đẹp của thế hệ cha anh đi trước.
7 trang trung218 65274 1 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 12 - Tây tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênTUẦN 6, 7 Ngày soạn: 21/ 09/ 2015 TIẾT 18, 19 TÂY TIẾN - Quang Dũng- A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức: Giúp học sinh: - Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên miền Tây của Tổ quốc và hình tượng người lính Tây Tiến. - Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về ngôn ngữ, hình ảnh và giọng điệu. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu thơ trữ tình. 3. Thái độ: Cảm thương và tự hào về một thời khó khăn, gia khổ nhưng hào hùng của dân tộc. Để từ đó có ý thức học tập và rèn luyện tốt hơn, tiếp bước truyền thống tốt đẹp của thế hệ cha anh đi trước. B. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Phương pháp: đọc sáng tạo, đối thoại, nêu vấn đề - Phương tiện: SGK, giáo án cá nhân, tranh ảnh về nhà thơ, thiên nhiên Tây Bắc C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ và sự chuẩn bị bài mới * Câu hỏi kiểm tra: Trình bày nhiệm vụ của mỗi quốc gia trong việc đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS được Cô-phi An-nan đưa ra trong bản" Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003"? * Yêu cầu trả lời: - Không vì các mục tiêu trong cạnh tranh mà quên các thảm họa cướp đi sinh mệnh và tuổi thọ của con người. - Phải công khai lên tiếng về AIDS - Không được kì thị và phân biệt đối xử đối với những người sống chung với HIV/AIDS. - Đừng ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ chính mình bằng cách dựng lên các bức tường rào ngăn cách giữa" chúng ta" và" họ" -" Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết". + AIDS không phải là vấn đề của một số người mà là vấn đề của toàn nhân loại. + Không thể im lặng, lảng tránh trách nhiệm hay kì thị với những người nhiễm HIV, bởi nguy cơ nhiễm HIV có thể xảy ra với bất kì ai nếu không biết cách phòng tránh. -> Mỗi người phải có những hành động cụ thể để chống lại đại dịch AIDS đang đe dọa mọi người trên hành tinh này. 3. Bài mới a. Đặt vấn đề: b. Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC TIẾT 18: Hoạt động 1: Tìm hiểu chung - GV yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK và tóm tắt những nội dung cơ bản. (?) Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Quang Dũng? (?) Bài thơ" Tây Tiến" được ra đời trong hoàn cảnh nào? (?) Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn là gì? (?) Cảm xúc chủ đạo, xuyên suốt bài thơ là gì? Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản - GV gọi HS đọc văn bản. - GV nhận xét, hướng dẫn cách đọc và đọc một vài đoạn mẫu. (?) Tác giả dựng bức tranh thiên nhiên Tây Tiến qua những yếu tố nghệ thuật nào?( Không gian? Thời gian?) (?) Nhận xét nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên miền Tây được vẽ ra ở đoạn thơ thứ nhất? (?) Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra trên nền thiên nhiên ấy như thế nào? TIẾT 19: (?) Tâm hồn lãng mạn của Quang Dũng đã bị hấp dẫn trước những vẻ đẹp nào trong đêm liên hoan nơi doanh trại? (?) Đoạn thơ mở ra một thế giới khác ở miền Tây, đó là gì? (?) Tác giả đã vẽ chân dung người lính Tây Tiến bằng bút pháp gì? (?) Trên nền hùng vĩ, hiểm trở của núi rừng và vẻ đẹp thơ mộng duyên dáng của miền Tây, người lính Tây Tiến hiện lên như thế nào( ngoại hình, nội tâm, lý tưởng và cả sự hy sinh của họ)? (?) Em có nhận xét gì về tình cảm cả nhà thơ đối với những người đồng đội của mình? (?) Đoạn cuối đề cập khoảng thời gian nào trong mạch cảm xúc bài thơ? Hoạt động 3: Củng cố (?) Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ? - GV gọi HS đọc phần ghi nhớ, SGK. - GV tổ chức cho HS làm bài tập 1 phần luyện tập. - HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày. - GV nhận xét, bổ sung, chốt. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả: - Quang Dũng( 1921- 1988), Quê: Hà Nội - Sau CMT8; tham gia quân đội - Đa tài: làm thơ, văn, vẽ tranh, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa. - Phong cách thơ: hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. 2. Tác phẩm: * Hoàn cảnh sáng tác: - Đầu 1947 có một đơn vị được thành lập là Tây Tiến, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt - Lào, đánh tiêu hao quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn hoạt động của Tây Tiến khá rộng, bao gồm các tỉnh từ Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền tây Thanh Hóa sang tận Sầm Nưa (Lào) rồi vòng về qua miền tây Thanh Hóa. Những nơi này lúc ấy còn rất hoang vu, hiểm trở, núi cao sông sâu, rừng rậm, thú dữ. - Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, trong đó có cả học sinh, sinh vên, sinh hoạt hết sức gian khổ, ốm đau, không thuốc men, tử vong vì sốt rét nhiều hơn đánh trận. Tuy vậy, họ vẫn rất lạc quan, dũng cảm, vượt lên khắc nghiệt của hoàn cảnh để giữ được cốt cách hào hoa, thanh lịch, yêu đời và lãng mạn. - Cuối mùa xuân 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến. - Nhà thơ Trần Lê Văn, bạn thân từng sống nhiều năm, từng in thơ chung với Quang Dũng đã nói về hoàn cảnh sáng tác bài thơ: "Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian dài hoạt động ở Lào trở về thành lập trung đoàn 52. Đại đội trưởng Quang Dũng ở đó đến cuối năm 48 rồi được chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa được bao lâu, ngồi ở Phù Lưu Chanh (Hà Đông), anh viết bài thơ Tây Tiến" - Ngay sau khi mới ra đời bài thơ đã được lưu truyền rộng rãi trong bộ đội và người yêu thơ. Nhưng sau đó, do quan niệm còn đơn giản, ấu trĩ nên bài thơ bị coi là "mộng rớt" - những rơi rớt của tư tưởng lãng mạn anh hùng kiểu cũ. Trong một thời gian dài bài thơ ít được nhắc đến, mãi đến thời kì đổi mới Tây Tiến mới được khôi phục giá trị. * Bố cục: 4 đoạn - Đoạn 1( 14 dòng đầu): Trong nỗi nhớ da diết của tác giả, đoàn quân Tây Tiến hiện ra trong những cuộc hành quân gian khổ trên cái nền của thiên nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội và thơ mộng. - Đoạn 2( từ dòng 15 đến dòng 22): Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và vẻ đẹp thơ mộng của núi rừng. - Đoạn 3( từ dòng 23 đến dòng 30): Khắc họa chân dung người lính Tây Tiến và sự hi sinh bi tráng của họ. - Đoạn 4( 4 câu cuối): Nhà thơ đã phải xa đơn vị, gửi lòng mình mãi mãi gắn bó với Tây Tiến và miền Tây Bắc. * Mạch cảm xúc của bài thơ: Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ, tiếp theo là những kỉ niệm của nhà thơ về Tây Tiến và kết thúc là lời khẳng định sẽ mãi gắn bó lòng mình với Tây Tiến. II. ĐỌC - HIỂU 1. Đoạn 1: Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, và dữ dội. a. Bức tranh thiên nhiên miền Tây Ở đoạn 1 bức tranh thiên nhiên miền Tây lần lượt hiện ra qua những khung cảnh của địa bàn hoạt động, những chặng đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến. - Không gian: + Địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu ->gợi bao cảm xúc mới lạ, tác giả như đưa người đọc lạc vào những địa hạt heo hút, hoang dại để từ đó dõi theo bước chân quân hành của người lính. + Từ láy tượng hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút + Hình ảnh giàu giá trị: dốc lên, súng ngửi trời, ngàn thước -> diễn tả đắc địa sự hiểm trở, trùng điệp độ cao ngất trời của núi đèo miền Tây. Hai chữ "ngửi trời" được dùng rất hồn nhiên và cũng rất táo bạo, vừa ngộ nghĩnh, tinh nghịch của chất lính. + Thanh điệu: phối hợp B - T -> diễn tả những dốc núi vút lên rồi đổ xuống như thẳng đứng, khi dừng chân phóng tầm mắt lại thấy một không gian mịt mùng sương rừng mưa núi. Ba câu đầu thanh T tạo nét gân guốc, câu 4 toàn thanh B tạo nét mềm mại, làm dịu mát bài thơ. - Thời gian: "chiều chiều" ," đêm đêm"-> chứa đầy bí mật ghê ghớm, luôn luôn là mối đe dọa khủng khiếp với con người. => Qua ngòi bút Quang Dũng, cảnh núi rừng miền Tây hoang sơ hiểm trở hiện lên với đủ núi cao, vực sâu, dốc thẳm, mưa rừng, sương núi, thác gầm, cọp dữ,... Những tên đất lạ, những hình ảnh giàu giá trị tạo hình, những câu thơ nhiều vần T nghe vất vả nhọc nhằn xoa dịu bởi những câu thơ nhiều vần B đã phối hợp ăn ý, làm hiện hình một thế giới khác thường, vừa đa dạng vừa độc đáo. b. Cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến Thiên nhiên càng hiểm trở, heo hút, cuộc hành quân càng gian khổ. - Đường hành quân: sương lấp Lên: thăm thẳm -> nguy hiểm Xuống: ngàn thước Thác gầm - cọp trêu - Hành ảnh người lính: mỏi -> vất vả lạc quan: súng ngửi trời -> tinh nghịch - Giây phút nghỉ ngơi: cơm lên khói thơm nếp xôi => Cảnh tượng đầm ấm xua tan mệt mỏi, tạo cảm giác êm dịu, chuẩn bị cho hành trình tiếp theo 2. Đoạn 2: Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng. a. Kỷ niệm đêm liên hoan - Cảnh: doanh trại bừng... đuốc hoa-> cả doanh trại bừng sáng, tưng bừng, sôi nổi hẳn lên. - Âm thanh: tiếng khèn-> nét văn hóa đặc trưng vùng Tây Bắc. - Con người: "em"," nàng" với xiêm áo lộng lẫy( xiêm áo tự bao giờ) và cử chỉ e thẹn, tình tứ( e ấp) trong vũ điệu mang màu sắc xứ lạ( man điệu) khiến những chàng trai Tây Tiến vừa ngạc nhiên, ngỡ ngàng, vừa say mê, vui sướng( kìa em, xây hồn thơ). => Cảnh một đêm liên hoan văn nghệ tưng bừng, sôi nổi với ánh sáng lung linh của lửa đuốc, với âm thanh réo rắt của tiếng khèn, con người như bốc men say ngây ngất, rạo tực. Nhân vật trữ tình là những cô gái nơi núi rừng miền Tây trong vũ điệu tình tứ đã thu hút cả hồn vía những chàng trai Tây Tiến. b. Bức tranh thiên nhiên - Cảnh núi rừng hiểm trở hoang vu, dữ dội dần lùi xa rồi khuất hẳn, nhường chỗ cho vẻ đẹp mĩ lệ, thơ mộng, duyên dáng của miền Tây - Cảnh đêm liên hoan. - Cảnh sông nước: + Thời gian: chiều + Không gian: giăng mắc một màu sương, lặng tờ + Hình ảnh: dáng người trên độc mộc-> hình dáng mềm mại, uyển chuyển của những cô gái Thái trên chiếc thuyền độc mộc. hồn lau hoa đong đưa -> Gợi hơn tả, thổi hồn vào cảnh gợi cảm giác mênh mang, mờ ảo- tác giả không chỉ diễn tả được sự hòa hợp của thiên nhiên với con người mà còn gợi được cái phần thiêng liêng của cảnh vật. => Đoạn thơ đưa người đọc lạc vào thế giới của cái đẹp, thế giới của cõi mơ, âm nhạc. Ở đây, chất thơ và chất nhạc hòa quyện với nhau đến mức khó tách biệt. Đoạn thơ diễn tả những vẻ đẹp mang màu sắc bí ẩn, lung linh, huyền ảo của con người và cảnh vật nơi xứ lạ, phương xa. 3. Đoạn 3: Chân dung người lính Tây Tiến Bức chân dung người lính Tây Tiến được vẽ bằng những nét khác lạ, phi thường gợi nét đẹp lãng mạn, hào hùng và bi tráng: * Ngoại hình: - Không mọc tóc: + hiện thực: lính Tây Tiến người thì cạo trọc đầu để thuận tiện khi đánh giáp lá cà với địch, người thì bị sốt rét rụng hết tóc. + Lãng mạn: gợi nét ngang tàng - xanh màu lá dữ oai hùm; Mắt trừng... + Hiện thực: xanh xao vì đói khát, vì bị sốt rét + Lãng mạn: cái oai phong lẫm liệt * Nội tâm: - gửi mộng qua biên giới: giấc mộng lập công danh - Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm-> khao khát yêu đương. * Lý tưởng:" chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh" -> lý tưởng quên mình, xả thân vì tổ quốc. => Quang Dũng đã tạc nên bức tượng đài của những người lính Tây Tiến không chỉ bằng dáng vẻ bề ngoài mà còn thể hiện được cả thế giới tâm hồn đầy mộng mơ bên trong cũng như lý tưởng cao đẹp của họ. * Sự hy sinh: - áo bào...về đất-> nói giảm nói tránh làm( sự thật là những chiến sĩ Tây Tiến gục ngã ở bên đường không có cả manh chiếu che thân) vơi đi cái bi thương -> cái chết bi tráng - sông Mã gầm: khúc hát ngợi ca mang âm hưởng hào hùng, dữ dội của thiên nhiên khiến cho cái chết của những người lính Tây Tiến không bi lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. => Khổ thơ sử dụng nhiều từ Hán Việt với giọng điệu trang nghiêm gợi sắc thái cổ kính, trang trọng. Qua đây ta cảm nhận thấy tình cảm đau thương vô hạn và sự trân trọng, kính cẩn của nhà thơ trước sự hy sinh của đồng đội. 4. Đoạn 4: - Trở về hiện tại: đã rời xa Tây Tiến - Khẳng định tâm hồn vẫn thuộc về Tây Tiến => Giọng thơ trầm buồn nhưng linh hồn đoạn thơ thì vẫn toát lên vẻ hào hùng-> Tình cảm gắn bó thiết tha, sâu nặng của nhà thơ với mảnh đất Tây Bắc và đoàn quân Tây Tiến. III. TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP 1. Tổng kết: a. Nội dung: Bài thơ xây dựng thành công hình tượng bi tráng về người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng và hào hoa. - Bài thơ cũng ghi lại một chặng đường anh hùng của một đơn vị anh hùng. b. Nghệ thuật: Bút pháp hiện thực đan xen lãng mạn, trong đó nổi bật là bút pháp lãng mạn. 2. Luyện tập: Bài tập 1: So sánh bút pháp nghệ thuật của 2 bài "Đồng chí" và "Tây Tiến" Giống: miêu tả người lính trong kháng chiến chống Pháp Khác: * Tây Tiến: - Cảnh và người được thể hiện chủ yếu trong cảm hứng lãng mạn - Nhà thơ tập trung tô đậm cái đặc biệt, phi thường, cái đẹp của xứ lạ, phương xa đồng thời lồng vào hình ảnh người anh hùng trong hiện thực theo mẫu hình lý tưởng của người tráng sĩ xưa. * Đồng chí: - Cảnh và người chủ yếu được thể hiện bằng bút pháp hiện thực - Nhà thơ tập trung tô đậm cái bình thường, cái thường thấy, cái có thật. Hình ảnh người dân cày lam lũ, không nghĩ đến cái chết, không có ý định làm anh hùng, họ sung sướng và cảm động khi phát hiện ra sự giống nhau giữa mình và đồng đội, sức mạnh tinh thần là tình đồng chí, tình giai cấp. 4. Dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ, nắm vững các nội dung cơ bản, hoàn thành bài tập 2 phần luyện tập SGK. - Chuẩn bị bài mới: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học E. RÚT KINH NGHIỆM: .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- Tay_Tien.doc
- Giáo án Ngữ văn 8 - Năm học 2015 - 2016 - Tuần 18
1559 1
- Học kỳ I năm học 2015 – 2016 kiểm tra 15 phút số 2
1333 0
- Bài viết số 3 năm học 2015 - 2016 Ngữ văn 12
1546 2
- Giáo án Ngữ văn 8 - Năm học 2015 - 2016 - Tuần 8
2200 0
- Giáo án Ngữ văn 8 - Năm học 2015 - 2016 - Tuần 1
1340 0
- Giáo án Ngữ văn 12 - Việt Bắc - Tố Hữu (tiếp theo)
5016 5
- Nét đẹp của người phụ nữ trong ca dao cổ truyền người Việt
1536 0
- Giáo án: Ngữ Văn 12 (hệ cơ bản) - Cấn Văn Thắm
1909 5
- Ai đã đặt tên cho dòng sông
1937 2
- Giáo án Ngữ văn lớp 12 - Tiết 73 đến tiết 83
2347 2
Copyright © 2024 ThuVienGiaoAn.com - Tổng hợp thủ thuật word, excel hay, Top sáng kiến kinh nghiệm, Thư viện đề thi và kiểm tra
Từ khóa » Bài Thơ Tây Tiến Lớp 12 Giáo án
-
Giáo án Ngữ Văn 12 Tiết 19+ 20: Tây Tiến - Quang Dũng
-
Giáo án Bài Tây Tiến (Quang Dũng) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 12
-
Giáo Án Bài Tây Tiến định Hướng Phát Triển Năng Lực - Hocvan12
-
Giáo án PTNL Bài Tây Tiến | Giáo án Phát Triển Năng Lực Ngữ Văn 12
-
Giáo án Bài TÂY TIẾN Theo 5 Bước Phát Triển Năng Lực
-
Giáo án Ngữ Văn Lớp 12 - Tiết 19+20: Tây Tiến
-
Giáo án Ngữ Văn 12 Tuần 7: Tây Tiến - TaiLieu.VN
-
Giáo án Ngữ Văn 12 – Tây Tiến (Quang Dũng) - TailieuMienPhi
-
Giáo án Tây Tiến
-
Giáo án Tây Tiến (Quang Dũng) - Tài Liệu Text - 123doc
-
Giáo án ôn Tập Ngữ Văn 12 Bài: Tây Tiến
-
Giáo án Bài Tây Tiến Theo định Hướng Phát Triển Năng Lực
-
[PPT] Tây Tiến - Ngữ Văn Lớp 12 - 5pdf
-
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 12 BÀI TÂY TIẾN