Giáo án PTNL Bài Tây Tiến | Giáo án Phát Triển Năng Lực Ngữ Văn 12
Có thể bạn quan tâm
* Thao tác 1 :
- Hướng dẫn Hs đọc hiểu đoạn 3: GV đọc đoạn thơ
- Nêu vấn đề cho HS thảo luận : ( Câu hỏi 4 SGK ).
* Nhóm 1,3: Bốn câu đầu
-Hình ảnh đối lập quân xanh màu lá dữ oai hùm cho người đọc thấy phẩm chất gì của người lính Tây Tiến?
- Hai câu thơ Mắt trừng ……...kiều thơm
cần được hiểu như thế nào?Vì sao có thời người ta phê phán ý thơ này, cho là buồn rớt, mộng rớt hoặc cường điêu thiếu tự nhiên?
- Gọi đại diện 2 nhóm trả lời, các nhóm khác theo dõi góp ý nhận xét
-Hs thảo luận nhóm, ghi lại kết quả vào phiếu học tập, đại diện trả lời.
- Lớp theo dõi, đàm thoại
* Nhóm 2,4:
HS theo dõi đoạn thơ;
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
... Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
- Hình ảnh những nấm mồ lính nằm rải rác nơi biên cương gợi cho em suy nghĩ gì?
- Hai câu thơ:Áo bào … độc hành
mang lại ấn tượng gì cho người đọc?Hình ảnh dòng sông Mã ở đây có gì khác với hình ảnh dòng sông Mã ở câu đầu bài thơ?
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, góp ý.
* Nhóm 1,3:
- Hình ảnh đối lập giữa vật chất và tinh thần, bên ngoài và bên trong cho ta thấy một mặt tình trạng sức khoẻ tồi tệ của lính Tây Tiến vì sốt rét, vì thiếu đói, mặt khác càng cho thấy phẩm chất tinh thần phi thường của họ. Cách nói thậm xưng dữ oai hùm có phần cường điệu nhưng lại rất phù hợp với cảm hứng lãng mạn ngợi ca, phi thường hoá nhân vật trữ tình của tác giả.
-2 câu thơ tiếp theo tả tâm trạng của người lính Tây Tiến trong những đêm xa nhà, xa quê, xa nước trên đất bạn Lào. Trong giấc mơ, trong nỗi nhớ của những chàng trai thủ đô đầy mơ mộng, đa tình thì chuyện gửi mộng qua biên giới, chuyên mơ về một bóng hồng (kiều thơm) Hà Nội quê xa, cũng chẳng có gì lạ.
- Mắt trừng là cách nói cường điệu của bút pháp lãng mạn để chỉ tâm trạng băn khoăn, trằn trọc, khó ngủ vì nhớ quê, nhớ nhà, nhớ Hà Nội, nhớ người thương của họ.
- là tâm trạng chân thật của người lính xa nhà. Họ nghĩ và mông lung, quay quắt nhớ như vậy nhưng không hề nản chí, để rồi sáng ngày mai lại tiếp tục lao vào trận mới, sẵn sàng đón nhận hi sinh, chẳng hề tiếc tuổi thanh xuân (đời xanh) của mình.
* Nhóm 2,4:
-Hình ảnh những nấm mồ lính nằm rải rác dọc biên giới hai nước cho thấy sự hi sinh thầm lặng và to lớn như thế nào của các tình nguyện quân Viêt Nam vì độc lập, tự do của đất nước Lào.
-Hai câu thơ cuối, bằng bút pháp lãng mạn, bằng cảm hứng bi tráng đã dựng lại cái chết, sự hi sinh oanh liệt của các chiến sĩ Tây Tiến. Hình ảnh áo bào thay chiếu cũng gần gũi với hình ảnh điển tích da ngựa bọc thây nhưng lại nói lên sự thật đau lòng. Người lính ra đi trong hoàn cảnh chiến trường khắc nghệt, thiếu thốn đến mức không có nổi một cỗ quan tài, một tấm chăn, manh chiếu bọc thi hài. Lúc sống mặc như thế nào thì lúc anh về đất đành vẹn nguyên quần áo ấy mà chôn.
Từ khóa » Bài Thơ Tây Tiến Lớp 12 Giáo án
-
Giáo án Ngữ Văn 12 Tiết 19+ 20: Tây Tiến - Quang Dũng
-
Giáo án Bài Tây Tiến (Quang Dũng) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 12
-
Giáo án Ngữ Văn Lớp 12 - Tây Tiến
-
Giáo Án Bài Tây Tiến định Hướng Phát Triển Năng Lực - Hocvan12
-
Giáo án Bài TÂY TIẾN Theo 5 Bước Phát Triển Năng Lực
-
Giáo án Ngữ Văn Lớp 12 - Tiết 19+20: Tây Tiến
-
Giáo án Ngữ Văn 12 Tuần 7: Tây Tiến - TaiLieu.VN
-
Giáo án Ngữ Văn 12 – Tây Tiến (Quang Dũng) - TailieuMienPhi
-
Giáo án Tây Tiến
-
Giáo án Tây Tiến (Quang Dũng) - Tài Liệu Text - 123doc
-
Giáo án ôn Tập Ngữ Văn 12 Bài: Tây Tiến
-
Giáo án Bài Tây Tiến Theo định Hướng Phát Triển Năng Lực
-
[PPT] Tây Tiến - Ngữ Văn Lớp 12 - 5pdf
-
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 12 BÀI TÂY TIẾN