Giáo án Tây Tiến (Quang Dũng) - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Ngữ văn
Giáo án Tây Tiến (Quang Dũng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.85 KB, 11 trang )

Giáo án Tây Tiến (Quang Dũng)Giáo án 2 tiết:Tây Tiến - Quang Dũng -I. Mục tiêu bài họcHọc sinh cần đạt những mục tiêu sau:1. Kiến thức:- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của cảnh trí thiênnhiên miền Tây Tổ quốc và vẻ đẹp hào hoa, bi tráng của người chiến sĩ trongbài thơ Tây Tiến.- Phân tích, chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ qua bútpháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn từ và giọng điệu.2. Kĩ năng- Kỹ năng đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.- Rèn kỹ năng cảm thụ thơ.3. Thái độ- Có thái độ trân trọng đối với những hi sinh cao cả và tình cảm lãngmạn của người chiến sĩ.II. Phương pháp, phương tiện dạy học1. Phương phápTrong khi giảng dạy GV sẽ sử dụng các phương pháp: phương phápgiảng bình, đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm…2. Phương tiệnSGK, SGV, giáo án, phấn, bảng, máy chiếu, máy tính và các công cụhỗ trợ đi kèm.III. Yêu cầu học sinh chuẩn bị- Học sinh đọc trước bài ở nhà (đọc kĩ Tiểu dẫn, văn bản tác phẩm), trảlời các câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK.IV. Tiến trình dạy học1. Ổn định lớp học.2. Kiểm tra bài cũ3. Giới thiệu bài mới Nguyễn Thị Tâm – ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà NộiGiáo án Tây Tiến (Quang Dũng)Cùng viết về hình tượng người lính trong kháng chiến nhưng mỗingười lại có một cách thể hiện riêng. Nếu ở chương trình Ngữ văn lớp 9, quabài Đồng chí của Chính Hữu, các em đã được tìm hiểu về một điển hình tiêubiểu của người lính trong kháng chiến chống Pháp chân chất, mộc mạc thì ởbài Tây Tiến hôm nay, cô trò ta sẽ tiếp tục cùng nhau đi tìm hiểu lính về ngườilính nhưng lại ở một phương diện hoàn toàn mới. Tiết 1Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạtGV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả.? Em hãy giới thiệu những nétcơ bản về tác giả QuangDũng?Hoạt động tập thể, HS trả lờitheo hướng dẫn.GV hướng dẫn HS tìm hiểubài thơ.? Yếu tố nào giúp em hiểu rõhơn bài thơ Tây Tiến củaQuang Dũng?HS trả lời theo hướng dẫn.I. Giới thiệu chung1. Tác giả.- Quang Dũng (1921-1988), quê ở huyện ĐanPhượng – Hà Nội.- Ông là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽtranh; nhưng Quang Dũng trước hết là một nhàthơ.- Thơ Quang Dũng vừa hồn nhiên, vừa tinh tếmang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng đậm chấtlãng mạn.2. Tác phẩm- Các tác phẩm chính: Rừng biển quê hương (inchung, 1957), Mùa hoa gạo (truyện ngắn,1950), Mây đầu ô (1986), Thơ văn Quang Dũng(tuyển thơ văn, 1988).- Tây Tiến được in trong tập thơ Mây đầu ô.II. Đọc – hiểu bài thơ1. Hoàn cảnh sáng tác Tây Tiến- Tây Tiến là một đơn vị bộ đội thành lập năm1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảovệ biên giới Việt Lào và đánh tiêu hao sinh lựcđịch ở Thượng Lào và miền Tây Bắc Bộ ViệtNam.- Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiếnkhá rộng: từ Mai Châu, Châu Mộc sang SầmNưa rồi vòng về phía Tây tỉnh Thanh Hóa.- Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên, sinhviên Hà Nội. Họ chiến đấu trong điều kiện thiếuthốn, gian khổ nhưng vẫn lạc quan yêu đời.- Quang Dũng làm đại đội trưởng ở đó một thờigian rồi chuyển đơn vị khác vào năm 1948. Xađơn vị cũ không lâu, tại làng Phù Lưu Chanh vìNguyễn Thị Tâm – ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà NộiGiáo án Tây Tiến (Quang Dũng)? Tại sao bài thơ lúc đầu cótên gọi Nhớ Tây Tiến về sautác giả bỏ chữ “nhớ” chỉ cònhai chữ Tây Tiến?HS suy nghĩ trả lời và bổ sungcho nhau.GV hướng dẫn HS xác địnhkết cấu? Căn cứ vào mạch cảm xúcvà hình ảnh chủ đạo em hãyxác định kết cấu và nội dungtừng phần cho bài thơ?- HS theo dõi SGK và phầnchuẩn bị bài ở nhà để phátbiểu.GV bình giảng mở rộng choHS: Mạch cảm xúc và tâmtrạng là sợi dây liên kết cả bốnđoạn của bài thơ. Bài thơ đượcviết trong nỗi nhớ trào dâng,trong những kỷ niệm đầy ắpvề đoàn quân Tây Tiến cùngvới cảnh trí thiên nhiên miềnTây thơ mộng. Nhà thơ nhưđược sống trong bầu khôngkhí của những kí ức và kỷniệm hào hùng. Tài hoa củahồn thơ Quang Dũng đã làmcho những kí ức và kỷ niệmcủa mình như được sống cũngngười đọc.- HS ghi lời cô giảng.Hướng dẫn học sinh phân tíchbài thơ? Khơi nguồn cho mạch cảmxúc của bài thơ là gì? Câu thơnào thể hiện cảm xúc đó?- HS xác định cảm xúc, tìmcâu thơ.nhớ anh em, đồng đội nên Quang Dũng đã viếtbài thơ này.- Bài thơ lúc đầu có tên gọi Nhớ Tây Tiến. Vềsau tác giả bỏ chữ “nhớ” chỉ còn hai chữ TâyTiến bởi bản thân hai chữ Tây Tiến đã bao hàmnỗi nhớ đoàn quân Tây Tiến.2. Bố cụcBài thơ gồm 4 đoạn:- Đoạn 1: 14 câu đầu: Những cuộc hành quângian khổ của đoàn quân Tây Tiến và cảnh tríhoang sơ, hùng vĩ dữ dội của miền Tây đấtnước.- Đoạn 2: 8 câu thơ tiếp theo: Những kỷ niệmđẹp của tình quân dân và cảnh sông nước miềnTây đầy thơ mộng của Tổ quốc.- Đoạn 3: Từ “Tây Tiến đoàn binh…” đến“Khúc độc hành”: Chân dung của người línhTây Tiến.- Đoạn 4: 4 câu thơ còn lại: Lời thề và lời hẹnước.3. Phân tích3.1 Đoạn 1: Những cuộc hành quân gian khổcủa đoàn quân Tây Tiến và cảnh trí hoang sơ,hùng vĩ, dữ dội của miền Tây đất nước.- Khơi nguồn cho mạch cảm xúc của bài thơ lànỗi nhớ. Nỗi nhớ da diết về đồng đội, về nhữngnăm tháng không thể nào quên phủ khắp bàithơ:Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!Nguyễn Thị Tâm – ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà NộiGiáo án Tây Tiến (Quang Dũng)? Theo dòng hoài niệm củanhà thơ, hình ảnh nào được táihiện?- HS trình bày.? Hình ảnh đó có gì đặc biệt?- HS phân tích.? Theo em, câu thơ nào đượccoi là tuyệt bút của nhà thơ?Vì sao?- HS phân tích, lí giảiNhớ về rừng núi nhớ chơi vơiNỗi nhớ dường như không kìm nén nổi, “chủthể” nhớ phải thốt lên thành tiếng gọi. Và nỗinhớ như được cụ thể hóa, hình tượng hóa bằngtừ láy tượng hình “chơi vơi” rất gợi cảm, tạocảm xúc cho những dòng thơ tiếp nối với nhữngcảnh núi cao, vực thẳm, rừng sâu xuất hiện.a) Thiên nhiên Tây Bắc- Theo dòng hoài niệm của nhà thơ, bức tranhthiên nhiên của núi rừng Tây Bắc hiện lên sốngđộng Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi.+ Sài Khao,Mường Lát là những tên đất, tênlàng mà đoàn quân Tây Tiến đã đi qua.+ Hai chữ “sương lấp” gợi một miền đất hoangsơ, quanh năm mây mù che phủ.+ Ba chữ “đoàn quân mỏi” gợi một cuộc hànhquân dãi dầu đầy gian khổ của người lính TâyTiến (cảm hứng hiện thực).+ Hình ảnh “hoa về trong đêm hơi” là hoa củathiên nhiên hay con người? Chỉ biết rằng nó gợimột cảm giác nhẹ nhàng, êm ả, đẩy lùi nỗi nhọcnhằn của người lính Tây Tiến trong cuộc hànhquân (cảm hứng lãng mạn).- Bốn câu thơ tiếp theo được xem là tuyệt bút, làmột bằng chứng thi trung hữu họa: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơiNgười ta có thể hình dung ra một bức tranh thậtkỳ vĩ với những cung bậc khác nhau qua nhữngcâu thơ trên. Đó là khung cảnh rất hoang vu vàhiểm trở, là nơi hoạt động của đoàn quân TâyTiến. Sự hoang vu và hiểm trở ấy được diễn tảbằng những từ ngữ rất giàu sức tạo hình như:khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, cồn mây, súngngửi trời.+ Từ láy khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút diễn tảsự hiểm trở với những con đường quanh co, gậpghềnh, đứt đoạn của núi rừng Tây Bắc.+ Câu thơ “Ngàn thước lên cao, ngàn thướcNguyễn Thị Tâm – ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà NộiGiáo án Tây Tiến (Quang Dũng)? Câu thơ nào diễn tả cái“nhìn ngang” của người línhTây Tiến?- HS tìm và phân tích.? Hình ảnh nào được dùng rấttáo bạo? Hình ảnh đó gợi choem điều gì?- HS phân tích, liên tưởng.? Em có nhận xét gì về sựphối thanh trong bốn câu thơ?- HS nhận xét.? Phải chăng thiên nhiên miềnTây Bắc chỉ có núi cao, vựcsâu?- HS phản biện.? Yếu tố nào đã chi phối ngòibút của Quang Dũng? Tácxuống” như bị bẻ gẫy làm đôi, rất dứt khoát,mạnh mẽ làm cho người đọc như thấy được rấtrõ chiều cao của núi, độ cao của dốc và con timkhông khỏi hồi hộp vì lo sợ cho những bướcchân của người lính chiến.+ Nếu như câu thơ trước diễn tả cái “nhìn lên”,“nhìn xuống” thì câu thơ “nhà ai Pha Luôngmưa xa khơi” lại diễn tả cái “nhìn ngang”. Cáinhìn này đã mang đến cho người đọc sự tậnhưởng về một cảm giác nhẹ nhàng, bình lặng,giải tỏa được nỗi lo sợ cho những bước châncủa người lính chiến. Câu thơ gồm toàn thanhbằng đã góp phần tích cực vào việc diễn tả cảmgiác này.+ Hình ảnh “súng ngửi trời” là một cách viếtthật sáng tạo, vừa diễn tả được tầm cao của núi,cái hiểm trở mà người lính phải vượt qua, lạivừa bộc lộ được cái hóm hỉnh của người línhngay cả khi gian khổ nhất. Núi cao tưởng chừngnhư ngập trong mây, mây nổi lên thành từngcồn “heo hút”. Câu thơ giúp ta hình dung đượcngười Tây Tiến đang ở một vị trí nào đó rất caotrên đỉnh đèo nên mới có cảm giác “súng ngửitrời”.- Bốn câu thơ có sự phối thanh rất đặc biệt. Bacâu đầu có tới 11 thanh trắc gợi cảm giác nặngnề, trúc trắc nhưng câu thơ thứ tư lại toàn thanhbằng gợi cảm giác nhẹ nhàng. Sự phối thanhtrong đoạn thơ cũng giống như cách phối màutrong hội họa. Giữa những gam màu nóng, tácgiả lại sử dụng một gam màu lạnh làm dịu lại,như xoa mát cả khổ thơ. Tài năng hội họa củaQuang Dũng đã được bộc lộ trong bốn câu thơnày.- Sự giữ dội của thiên nhiên Tây Bắc còn đượctác giả tiếp tục khai thác theo chiều dài của thờigian “đêm đêm” và chiều rộng của không gian“Mường Hịch”. Núi rừng Tây Bắc đâu chỉ cónúi cao, vực thẳm mà còn có thác gầm, cọp dữ: Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người- Ngòi bút lãng mạn, tài hoa của Quang Dũngđã phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụngNguyễn Thị Tâm – ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà NộiGiáo án Tây Tiến (Quang Dũng)dụng của nó?- HS phân tích.? Khung cảnh thiên nhiên làmnền cho hình ảnh nào xuấthiện?? Hình ảnh đó có đặc điểm gì?- HS phân tích.? Đâu là điểm đến của nhữngcuộc hành quân? Ở đó, QuangDũng đã ghi lại tình cảm gì?- HS trình bày, phân tích.? Nhận xét cho đoạn 1.- HS nhận xét.? Đoạn 2 có mấy cảnh? Đó lànhững cảnh nào? Để miêu tảcảnh đó, nhà thơ đã sử dụngbút pháp nghệ thuật gì?- HS xác định cảnh, ý chínhcủa bài thơ.? Đêm liên hoan văn nghệ từkhi nào? Từ nào cho em biếtđiều đó?- HS tìm từ ngữ, hình ảnhtrong mỗi cảnh. rộng rãi những yếu tố cường điệu, phóng đại,những thủ pháp đối lập để tạo nên ấn tượngmạnh mẽ về sự hùng vĩ dữ dội của thiên nhiênTây Bắc.b) Hình ảnh người lính Tây Tiến- Khung cảnh thiên nhiên làm nền cho hình ảnhngười lính Tây Tiến xuất hiện.+ Trong cuộc hành quân gian nan vất vả, ngườilính Tây Tiến không thể tránh được sự mệt mỏi“đoàn quân mỏi”. Quang Dũng đã ghi lại hiệnthực đó. Thậm chí không giấu giếm sự hi sinh: Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời+ Người lính Tây Tiến coi cái chết “nhẹ tựalông hồng”. Cái bi đã được nâng đỡ bằng đôicánh lãng mạn làm cho cái bi trở thành bi tráng.- Trên chặng đường hành quân, người lính TâyTiến nghỉ lại ở một bản làng và bữa cơm đầumùa tỏa hương nếp mới đã xua tan nhọc nhằnđời lính chiến và đưa họ về với cuộc sống đờithường: Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi=> Bằng bút pháp lãng mạn, Quang Dũng đã vẽnên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ của núi rừngTây Bắc và hình ảnh người lính kháng chiếntrong cuộc hành quân gian khổ.3.2 Đoạn 2: Những kỷ niệm đẹp của tình quândân và cảnh sông núi miền Tây đầy thơ mộngcủa Tổ quốcBút pháp lãng mạn của Quang Dũng đã đẩy lùikhung cảnh hùng vĩ núi rừng hoang vu, hiểmtrở, dữ dội mở ra một thế giới khác của TâyBắc. Đó là cảnh một đêm liên hoan văn nghệ,cảnh sông nước mênh mang trong buổi chiềusương.a) Cảnh đêm liên hoan văn nghệ- Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc đêmliên hoan văn nghệ bắt đầu. Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa+ Chữ “bừng”: vừa diễn tả không khí tưngbừng, sôi nổi của đêm văn nghệ, vừa tỏa sángNguyễn Thị Tâm – ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà NộiGiáo án Tây Tiến (Quang Dũng)? Linh hồn của đêm văn nghệlà hình ảnh nào? Hình ảnh đócó đặc điểm gì?- HS xác định, phân tích.- Hai chữ “kìa em” biểu lộ tháiđộ gì? Của ai? Yếu tố nào tạonên hồn thơ cho người nghệsĩ?- HS phân tích.? Cảnh sông nước Tây Bắcgợi cảm giác gì? - HS phân tích.? Ở 4 câu thơ này gợi hay tả?- HS bình luận? Trên dòng sông ấy là hìnhảnh của ai?- HS phân tích.không gian, xua đi màn đêm bóng tối.+ Hai chữ “đuốc hoa”: chỉ ngọn đuốc thắp sángtrong đêm văn nghệ, vừa chỉ ngọn đuốc thắpsáng trong đêm tân hôn. Ý thơ thể hiện sự tinhnghịch của chàng trai Tây Tiến.- Hình ảnh của “em” chính là trung tâm, là linhhồn của đêm văn nghệ: Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ+ Đó là cô gái dân tộc dịu dàng, duyên dáng (eấp), trong trang phục dân tộc (xiêm áo), trongvũ điệu dân tộc “man điệu”. Vẻ đẹp của em đãthu hút sự chú ý của các chàng trai Tây Tiến.+ Hai chữ “kìa em” biểu lộ sự ngõ ngàng đếnngạc nhiên của chàng trai Tây Tiến trước vẻ đẹpcủa cô gái.+ Âm thanh của tiếng khèn, cảnh vật và tìnhquân dân ấm áp đã thăng hoa cảm xúc củangười nghệ sĩ: “Nhạc về Viên Chăn xây hồnthơ”.b) Cảnh sông nước Tây Bắc.Nếu đêm liên hoan văn nghệ đem đến cho ngườiđọc không khí say mê ngây ngất, thì cảnh sôngnước Tây Bắc gợi cảm giác mênh mang huyềnảo: Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.+ Nhà thơ không tả mà chỉ gợi. Vậy mà cảnhvẫn hiện lên thơ mộng.+ Không gian của buổi chiều giăng mắc mộtmàn sương – “chiều sương”.+ Bông hoa lau như có hồn, phảng phất tronggió.+ Bến bờ tĩnh lặng, hoang dại như thời tiền sử.+ Bông hoa rừng không “đung đưa” mà “đongđưa” như làm duyên với cảnh, với người.- Trên dòng sông ấy là hình ảnh một cô gáiduyên dáng, uyển chuyển, khéo léo trên chiếcthuyền độc mộc, giữa dòng nước lũ. Hình ảnhđó tạo nên một vẻ đẹp lãng mạn cho bức tranhNguyễn Thị Tâm – ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà NộiGiáo án Tây Tiến (Quang Dũng)? Ngòi bút miêu tả tinh tế củaQuang Dũng thể hiện ở điểmnào?- HS bình luận.? Nhận xét cho đoạn 2.- HS nhận xét.thơ mộng của núi rừng Tây Bắc.- Ngòi bút tài hoa của Quang Dũng thể hiện tậptrung ở đoạn này, chất nhạc hòa quyện chất thơ.Vì thế, Xuân Diệu có lí khi cho rằng: “Đọc đoạnthơ này như ngâm nhạc trong miệng”.=> Bằng bút pháp lãng mạn, Quang Dũng đã vẽra bức tranh thiên nhiên thơ mộng, duyên dáng,mĩ lệ của núi rừng Tây Bắc.Tiết 2:Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạt- GV ổn định trật tự lớp họcsau giờ ra chơi.- Hướng dẫn học sinh thảoluận nhóm cho đoạn 3.- GV chia lớp thành 4 nhómVấn đề 1: Phân tích bút pháp lãng mạn khắc họa chân dung và thế giới nội tâm người lính Tây Tiến của Quang Dũng (Nhóm 1+2).Vấn đề 2: Bình luận cách nói về sự hi sinh mất mất mà Quang Dũng đề cập trong bài?- GV phát phiếu hỏi yêu cầuthảo luận trong 7 phút. - HS làm theo yêu cầu củaGV.- Sau đó GV gọi nhóm 1 lêntrình bày vấn đề 1, nhóm 2 ởdưới bổ sung những ý mànhóm 1 còn thiếu. Nhóm 3,nhóm 4 cũng tương tự. - GV ghi ý kiến của các emlên bảng nhận xét và chốt lạinội dung của cả đoạn rồi chocác em ghi bài.3.3 Đoạn 3: Chân dung người lính Tây Tiến.Đoạn thơ khắc họa hình ảnh đoàn quân TâyTiến vừa kiêu hùng, vừa lãng mạn, vừa bi tráng.a) Vẻ đẹp kiêu hùng của lính Tây Tiến- Chân dung của người lính Tây Tiến được vẽbằng nét bút khác lạ: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm+ Người lính Tây Tiến chiến đấu trong điềukiện thiếu thốn gian khổ, bệnh sốt rét hoànhhành làm cho mái tóc xanh hôm nào rụng hết(không mọc tóc) và hậu quả của bệnh sốt rétrừng đã để lại làn da xanh xao như “màu lá”.Nhưng dưới ngòi bút của Quang Dũng nhữngmái đầu không mọc tóc, màu nước da xanh nhưmàu lá lại có vẻ đẹp kiêu dũng, oai phong củacon hổ nơi rừng thiêng. Dường như họ xemthường mọi khổ ải, thiếu thốn.- Nét độc đáo trong cách miêu tả của nhà thơ làkhông miêu tả cụ thể một gương mặt nào củangười lính Tây Tiến mà tập trung khắc họa rõnét mặt chung của cả đoàn quân Tây Tiến.+ Hai chữ “đoàn binh” tạo một âm hưởng mạnhmẽ, dứt khoát còn hình ảnh “không mọc tóc” lạigợi lên nét ngang tàng của người lính Tây Tiến.- Thơ ca kháng chiến khi viết về người línhthường nói đến căn bệnh sốt rét hiểm nghèo.Quang Dũng không hề che dấu những gian khổđó nhưng ông không miêu tả một cách trần trụiNguyễn Thị Tâm – ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà NộiGiáo án Tây Tiến (Quang Dũng)mà qua một cái nhìn đậm màu sắc lãng mạn.b) Vẻ đẹp lãng mạn- Những chàng trai Tây Tiến không chỉ có vẻđẹp oai hùng cuả con hổ nơi rừng thiêng mà còncó tâm hồn lãng mạn: Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơmCái nhìn nhiều chiều đã giúp nhà thơ nhìn quacái dằn dữ mắt trừng của họ là những tâm hồn,trái tim rạo rực yêu thương. Họ chiến đấu trongđiều kiện gian khổ nhưng vẫn mơ về Hà Nội. Ởđó có dáng hình của người đẹp “dáng kiềuthơm”. Hình bóng người đẹp ở quê hương làđộng lực tinh thần thúc giục các anh cầm súngtiêu diệt kẻ thù.c) Vẻ đẹp bi tráng- Viết về người lính Tây Tiến, Quang Dũngkhông hề che dấu cái bi, nhưng cái bi lại đượcnâng đỡ bằng đôi cánh lãng mạn làm cho cái bitrở thành bi tráng: Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành.+ Hình ảnh những nấm mồ rái rác nơi biêncương, viễn xứ gợi một cảm xúc bi thương.+ Hình ảnh “đời xanh” là biểu tượng cho tuổitrẻ đặt sau chữ “chẳng tiếc” thể hiện tinh thần tựnguyện, sẵn sàng vượt lên cái chết hiến dâng cảsự sống, tuổi trẻ cho nghĩa lớn của dân tộc.+ Người lính Tây Tiến khi chết chỉ có manhchiếu (thậm chí không có) quấn thân nhưng tácgiả đã thay vào đó tầm áo bào sang trọng. Vàkhúc nhạc tiễn đưa anh là âm thanh gầm réo củadòng sông Mã. Sự thật bi thương vậy mà dướingòi bút của Quang Dũng, người lính Tây Tiếnvẫn chói ngời vẻ đẹp lý tưởng và mang dángdấp của những tráng sĩ thuở xưa.- Tinh thần xả thân của người lính Tây Tiếnđược diễn đạt bằng những từ Hán Việt hết sứctrang trọng: biên cương, viễn xứ, chiến trường,áo bào, độc hành… Cách nói giảm nói tránh “vềđất” làm mờ đi cái bi thương rồi bị át hẳn trongNguyễn Thị Tâm – ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà NộiGiáo án Tây Tiến (Quang Dũng)? Em hãy nhận xét cho đoạn3?- HS nhận xét? Tinh thần chung của mộtthời Tây Tiến được tác giả tôđậm bằng hình ảnh nào?- HS phân tích.? Em có nhận xét gì về nhịpđiệu và giọng điệu của đoạnthơ?? Tác dụng của việc đưa địadanh vào khổ thơ?? Nhận xét đoạn 4.- HS làm theo hướng dẫn.GV hướng dẫn HS tổng kếtbài? Xác định nội dung chính củabài thơ?- HS trả lời theo hướng dẫn(hoạt động tập thể).? Qua bài thơ, em hiểu gì vềtình cảm của tác giả?? Nghệ thuật đặc sắc trong thơQuang Dũng?cái âm thanh của dòng sông Mã. Âm thanh đólàm cho sự hi sinh của người lính Tây Tiếnkhông bi lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng.=> Bằng bút pháp lãng mạn nhà thơ đã khắc họathành công bức chân dung tượng đài bằng ngôntừ về đoàn quân Tây Tiến. 3.4 Đoạn 4: Lời thề và lời hẹn ước- Nhớ đến Tây Tiến, tác giả nhớ đến tháng ngàyđẹp đẽ, hào hùng say mê: Tây Tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một chia phôi+ Hình ảnh “người đi không hẹn ước” thể hiệntinh thần chung của Tây Tiến. Tinh thần ấythấm nhuần trong tư tưởng và tình cảm ngườilính Tây Tiến.- Xa Tây Tiến nhưng tâm hồn, tình cảm nhà thơvẫn gửi lại nơi ấy, những nơi mà đoàn quân TâyTiến đã đi qua. Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi- Nhịp thơ chậm, giọng điệu thơ buồn nhưnglinh hồn của đoạn thơ vẫn toát lên vẻ hào hùng.- Các địa danh được nói tới tạo ấn tượng về tínhcụ thể, xác thực của thiên nhiên, cuộc sống conngười.=> Đoạn kết gợi lại không khí của một thời TâyTiến một đi không trở lại.III. Tổng kết- Tây Tiến là một bài thơ toàn bích. Bài thơ đãtái hiện được vẻ hùng vĩ, thơ mộng của núi rừngTây Bắc, vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần bi trángcủa đoàn quân Tây Tiến.- Qua bài thơ, ta thấy tình yêu thiên nhiên, sựgắn bó với đoàn quân Tây Tiến của tác giả.- Bài thơ kết tinh nhiều sáng tạo nghệ thuật củatác giả: bút pháp tạo hình đa dạng, ngôn ngữvừa quen thuộc, vừa độc đáo, vừa có nét cổ kínhvừa mới lạ; bút pháp lãng mạn và tinh thần bitráng.V. Củng cố và luyện tậpNguyễn Thị Tâm – ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà NộiGiáo án Tây Tiến (Quang Dũng)1. Chọn phương án trả lời đúng nhất1.1 Hình tượng trung tâm trong bài thơ Tây Tiến là:A. Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dộiB. Thiên nhiên Tây Bắc thơ mộng, lãng mạnC. Người lính Tây Tiến hào hoa, lãng mạnD. Cô gái Tây Bắc duyên dáng, dịu dàng1.2 Bút pháp nghệ thuật chủ đạo trong bài thơ Tây Tiến là:A. Lãng mạn và bi trángB. Miêu tả và dựng cảnhC. Tả thực và bao quátD. Đặc tả và gợi tả* Gợi ý trả lời: 1. C 2. A2. Bài tập về nhà Chọn và phân tích một hình ảnh thơ trong bài Tây Tiến của QuangDũng mà em cho là độc đáo nhất.3. Dặn dò HS chuẩn bị bài Việt Bắc cho buổi sau.Nguyễn Thị Tâm – ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội

Tài liệu liên quan

  • Ôn thi: Tây tiến (Quang Dũng) Ôn thi: Tây tiến (Quang Dũng)
    • 5
    • 843
    • 36
  • Tây Tiến (Quang Dũng) Tây Tiến (Quang Dũng)
    • 12
    • 517
    • 4
  • Tây Tiến - Quang Dũng Tây Tiến - Quang Dũng
    • 4
    • 775
    • 2
  • Tây tiến- Quang Dũng Tây tiến- Quang Dũng
    • 20
    • 587
    • 7
  • Tây Tiến ( Quang Dũng) potx Tây Tiến ( Quang Dũng) potx
    • 3
    • 816
    • 5
  • Tây tiến-Quang Dũng Tây tiến-Quang Dũng
    • 2
    • 296
    • 0
  • Giảng văn. TÂY TIẾN ( Quang Dũng) pot Giảng văn. TÂY TIẾN ( Quang Dũng) pot
    • 6
    • 473
    • 1
  • Giao an Tay Tien pdf Giao an Tay Tien pdf
    • 8
    • 300
    • 4
  • TÂY TIẾN (QUANG DUNG) TÂY TIẾN (QUANG DUNG)
    • 25
    • 1
    • 2
  • Giáo án Tây Tiến (Quang Dũng) Giáo án Tây Tiến (Quang Dũng)
    • 11
    • 31
    • 386

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(74.64 KB - 11 trang) - Giáo án Tây Tiến (Quang Dũng) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Bài Thơ Tây Tiến Lớp 12 Giáo án