Giới Thiệu 10 Nhạc Cụ đặc Trưng Cho Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
1. Đàn nhị
Đàn nhị xuất hiện từ khá lâu – khoảng thế kỉ 10, nó là loại nhạc cụ thuộc bộ dây. Sở dĩ cây đàn này gọi là đàn nhỉ bởi cấu tạo đặc trưng chỉ gồm 2 dây kéo. Đàn nhị phổ biến khắp đắt nước và được sử dụng rộng rãi ở các dân tộc khác nhau. Đối với mỗi vùng miền xuất hiện đàn nhị lại có một tên gọi khác nhau, ví dụ đối với dân tộc Kinh ở miền Bắc được gọi là đàn nhị nhưng miền nam được gọi là đàn cò, người dân tộc Mường gọi là Cò Ke…
Dĩ nhiên mỗi vùng lại có cây đàn nhị có nét khác biệt riêng mang bản sắc vùng đó, nhưng nhìn chung cấu tạo của đàn nhị gồm 6 phần: ống nhị, cấn nhị, trực dây, dây nhị – chính là 2 dây đàn, thêm cử nhị và cuối cùng là cung vĩ. Âm thanh của đàn nhị uyển chuyển giống như một chất keo kết nối các loại nhạc cụ hòa quyện với nhau. Không thể phủ nhận chính sự mượt mà này đã làm cho đàn nhị trở thành một nhạc cụ dân tộc được xuất hiện hầu hết ở các buổi nhạc lớn như tuồng chèo, cải lương, phường bát âm…
2. Đàn bầu
Trong tất cả các loại đàn thuộc nhạc cụ dân tộc Việt Nam thì có lẽ đàn bầu là nhạc cụ phổ biến nhất cho đến bây giờ. Không ai biết chính xác thời gian ra đời của đàn bầu nhưng nó đã được rất nhiều thế hệ nghệ sĩ sử dụng và không ngừng cải tiến. Cho đến nay, đàn bầu được chia làm 3 loại: đàn bầu thẳng, đàn bầu gấp (có thể gấp gọn thuận tiện trong việc di chuyển) và đàn bầu tre. Mặc dù cả 3 loại đều có thiết kế khác nhau nhưng cùng chung một đặc điểm đó là chỉ gồm 1 dây đàn duy nhất được làm từ kim khí. Ngoài ra, tùy vào mục đích của người dùng mà các bộ phận khác như thân đàn, cần đàn, bầu cộng hưởng, và bộ phận khuếch đại được tùy chỉnh theo yêu cầu.
Đàn bầu được biết đến với những giai điệu trữ tình sâu lắng và tình cảm, là một nhạc cụ không thể vằng mặt trong các buổi biểu diễn lớn như tuồng chèo, cải lương, ca nhạc cung đình Huế… Nếu như trước đây chỉ xuất hiện với vai trò độc tấu và đệm hát, thì giờ đây nhờ một số thiết bị được tăng âm hiện đại nên đàn bầu có thể hòa tấu cùng trên những sân khấu lớn hơn. Nhờ vậy, đàn bầu ngày càng được nhiều bạn bè quốc tế biết đến, thậm chí còn được trang tin tức uy tín magazinesusa.com nhắc đến trong bài viết về các nhạc cụ độc đáo nhất thế giới, đây cũng là cách quảng bá nét bản sắc dân tộc của quê hương.
3. Đàn tam thập lục
Khác với đàn bầu hay đàn nhị chỉ gồm 1 đến 2 dây đàn thì đàn tam thập lục lại gồm đến 36 dây đàn khác nhau. Chính vì vậy mà nó có tên là tam thập lục. Nhưng chưa dừng lại ở đó, ngày nay, để đáp ứng cho nhu cầu âm nhạc ngày càng phát triển và lớn mạnh nên một số nghệ sĩ đã làm tăng thêm số dây đàn để có thể chơi được nhiều âm độ khác nhau. Mặc dù được du nhập vào Việt Nam từ Trung Hoa nhưng qua thời gian, đàn tam thập lục đã trở thành nhạc khí dây, chi gõ của nhạc dân gian Việt Nam.
Đàn tam thập lục xứng đáng là nhạc cụ dân tộc ta bởi khả năng tham gia bất kì buổi hòa tấu hay độc tấu với các hình thức trình diễn khác nhau. Âm thanh phát ra từ đàn nghe trong trẻo, thanh thoát, không sâu lắng trữ tình như đàn bầu nên rất phù hợp với những buổi hòa tấu ở âm vực cao. Tuy nhiên, đến nay đàn tâm thập lục không còn xuất hiện nhiều ở Việt Nam, chỉ còn có ở một số vùng ở miền Nam nước ta vẫn còn giữ được nét bản sắc riêng này.
4. Sáo trúc/ sáo ngang
Hình ảnh cậu bé chăn trâu ngồi trên lưng trâu thổi cây sáo trúc chắc không còn xa lạ gì với tuổi thơ chúng ta. Sở dĩ chúng được gọi là sáo ngang hay sáo trúc bởi chúng được làm từ cây trúc, rỗng trong, dùng thổi ngang trên thân sáo có khoét những lỗ tròn để khi thổi phát ra âm thành trầm bổng khác nhau. Mỗi loại sáo sẽ có một âm vực riêng và tùy vào giai điệu của bài cần trình diễn mà nghệ sĩ sẽ chọn sáo ngang cho phù hợp. Thông thường, khi muốn những cây sáo có âm trầm hơn người ta sẽ làm sáo từ thân trúc dày hơn.
Loại nhạc cụ dân tộc này có âm vực rộng hai quáng tám. Dù chơi nhạc bằng sáo âm thấp hay cao thì nói chung, âm thanh phát ra cũng rất trong trẻo, ngân nga và bắt tai, gợi nhớ đến những không gian bình yên với khung cảnh đồng quê. Sáo ngang được dùng trong rất nhiều trường hợp như độc tấu, hòa tấu, nhạc trữ tình, giao hưởng hay nhạc thính phòng. Ngoài những giai điệu tươi vui khỏe khoắn thường thấy thì đôi lúc chúng được các nghệ sĩ sử dụng để diễn tả những giai điệu buồn man mác.
5. Trống cơm
Nhắc đến dân ca Bắc Bộ thì không thể không nhắc đến nhạc cụ dân tộc Trống Cơm. Ít ai biết trống cơm xuất hiện từ bao giờ nhưng đằng sau hình ảnh cái trống cơm là một câu chuyện dài về tấm chân tình cao thượng của đôi uyên ương trẻ. Cũng giống như những loại trống thường thấy khác, trống cơm gồm thân trống hình trụ được làm bằng gỗ mít và 2 bên mặt trống được bị bằng tấm da trâu căng với dường kính khoảng 15cm. Sở dĩ nó được gọi là trống cơm bởi trước khi sử dụng trống, các nghệ sĩ thường dùng cơm nóng nghiền nhuyễn quết vào mặt trống để điều chỉnh âm vực cho chúng. Khi cơm dẻo mềm âm thanh sẽ vang hơn khi cơm đã khô cứng. Bởi vậy ngày nay rất nhiều vùng miền đã thôi dùng cơm trước khi chơi nhạc cụ này, thay vào đó là cải tiến cho ra những loại trống cơm có nhiều âm vực khác nhau để có nhiều sự lựa chọn hơn.
Tuy nhiên, khác với những loại trống thường dùng dùi để gõ vào mặt trống phát ra âm thanh thì đối với trống cơm, người chơi phải dùng bằng tay để vỗ lên mặt trống tạo âm thanh. Dĩ nhiên trống cơm có thể sử dụng ở nhiều thể loại khác nhau với giai điệu tơi vui, khỏe khoắn. Trống cơm góp phần tạo nên bản sắc cho văn hóa Việt Nam, khiến người nghe nhớ ngay về cuội nguồn mỗi khi câu hát “tình bằng có cái trống cơm” được vang lên.
6. Tiêu
Cũng giống như sáo ngang hay sáo trúc, tiêu cũng là một nhạc cụ dân tộc được làm từ trúc, nhưng điều khác biệt là chúng được thổi dọc thay vì thổi ngang như sao. Ngoài ra, người ta còn phân biệt tiêu với sáo bằng những đặc điểm như: tiêu thường to và dài hơn sáo, do đó âm thanh cũng trầm hơn, ống đầu thổi của tiêu hình bán nguyệt…Cấu tạo của tiêu gồm 1 thanh trúc dài khoảng 50cm, rộng 2cm, trên thân có 6 lỗ bấm tròn dọc theo lỗ thổi và một lỗ bên dưới được sắp xếp âm vực cao thấp theo 7 cung nhạc.
Tiêu là nhạc cụ dân tộc xuất hiện ở Việt Nam qua hàng ngàn năm nay. Có thể nói tiêu chính là nhạc cụ có tuổi đời lâu nhất, mang nhiều giá trị bản sắc dân tộc nhất so với kho tàng nhạc cụ của dân tộc ta. Tiêu không kén người chơi, bất cứ ai có niềm đam mê thử sức đều có thể chơi loại nhạc cụ này. Âm thanh của chúng trầm hơn so với sáo nên thường được dùng trong những bài có giai điệu trầm buồn.
7. Đàn T’rưng
Mỗi loại nhạc cụ dân tộc lại được xuất xứ từ một cùng miền khác nhau, mang đậm bản sắc văn hóa riêng của từng dân tộc. Đối với đàn T’rưng cũng vậy! Đàn T’rưng là nhạc cụ âm khí thân vang, là nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc núi rừng Tây Nguyên như Ê – đê, Mnông. Gia Rai…Thông thường đàn T’rưng chỉ có t đến 7 ống tre với độ dài và kích thước to nhỏ khác nhau. Ống ngắn nhất khỏng 30 cm và dài nhất lên đến 1.5m được nối với nhau bằng 2 sợi dây chạy song song tạo thành câu đàn. Tuy nhiên, một số nơi lại sử dụng đàn T’rưng gồm 12 đến 18 ống để chơi được nhiều nốt nhạc ở nhiều âm vực khác nhau. Ống tre càng nhỏ và ngắn âm sẽ càng thanh và vang, ngược lại, ống tre càng dài và to âm vực nghe càng trầm.
Đàn T’rưng chủ yếu được dùng ở những lệ hội lớn của vùng miền để mang lại không khí vui tươi cho đám đông. Khi chơi đàn người chơi dùng hai chiếc dùi bọc đầu gõ lên những ống tre khác nhau, có âm vực rộng 3 quãng 8. Sở dĩ đàn T’rưng thường được chơi ở những không gian rộng lớn và đông người bởi âm thanh của đàn nghe hơi độc, xa và vang. Theo quan niệm xa xưa, khi nghe tiếng đàn ở không gian nhỏ dễ làm cho vật nuôi và người nghe cảm thấy không thoải mái, bất an và tâm trạng hỗn loạn.
8. Đàn đá
Một trong những nhạc cụ dân tộc lâu đời nhất ở Việt Nam phải kể đến đàn đá. Có lẽ nó xuất hiện từ thời “đồ đồng, đồ đá” khi mà con người vẫn còn sống trọn vẹn nhờ thiên nhiên. Chỉ cần nghe tên người đọc cũng có thể hình dung ra cách thức chơi của loại nhạc cụ này. Đây là nhạc cụ thô sơ nhất được làm bằng những viên đá với kích thước to nhỏ và độ dày mỏng khác nhau. Khi chơi đàn đá người chơi cùng dùng gùi gõ vào những viên đá để tạo ra âm vực khác nhau. Những viên đá to, dày mang âm vực trầm lắng, những viên đá nhỏ, mỏng cho âm thanh vang và xa.
Đàn đá cũng là một trong những nhạc cụ dân tộc thuộc vùng núi Tây Nguyên. Cũng giống như đàn T’rưng, mỗi dân tộc, bộ lạc lại có một cách chơi sáng tạo khác nhau. Như người M’nông họ buộc dây ở hai đầu đá thành chuỗi dài như đàn T’rưng và dùng gùi gõ như cách chơi đàn T’rưng. Nhưng đối với người Mạ họ lại ngồi chơi đàn đá, hai chân duỗi, một viên đá được đặt lên đùi, mỗi người đánh một âm, họ chơi tập thể giống như chơi cồng chiêng. Nhờ sự trường tồn với thời gian mà vẫn giữ được nét độc đáo của bản sắc văn hóa mà đàn đá được UNESCO công nhận là nhạc cụ trong Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên.
9. Cồng chiêng
Một nhạc cụ dân tộc tiếp theo cũng xuất phát từ núi rừng Tây Nguyên đó là Cồng chiêng. Hình ảnh những chàng trai khỏe khoắn đóng khố vác Cồng đánh Chiêng trong những lễ hội văn hóa không còn xa lạ với chúng ta. Cồng Chiêng là loại nhạc cụ được làm cách đúc đồng thau, mặt tròn và in họa tiết. Đối với đồng bào người M’nông hay Mường, rất dễ dàng để họ phân biệt giữa Cồng với Chiêng, nhưng đối với người Kinh thì họ phân biệt nôm na bằng cách gọi những chiếc có núm là Cồng và chiếc phẳng là Chiêng.
Vậy cồng chiêng ra đời từ bao giờ? Theo nhiều nghiên cứu cho thấy Cồng Chiêng xuất hiện cùng thời gian với Trống Đồng, không rõ là trước hay sau nhưng cách đây khoảng 2700 năm. Không chỉ có ở riêng Việt Nam mà Cồng Chiêng cũng là nhạc cụ phổ biến trên nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Cồng Chiêng có nhiều kích cỡ với độ dày mỏng khác nhau. Khi chơi cần nhiều người, mỗi người dùng một Cồng hoặc Chiêng gõ theo nhịp. Âm vang của chúng nghe khỏe khoắn, âm thanh to, sắc, Cồng Chiêng càng to thì tiếng càng trầm và ngược lại. Nhờ xuất hiện từ lâu đời và mang đậm nét bản sắc dân tộc nên văn hóa Cồng Chiêng được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2015.
10. Trống Đồng
Không hiếm để chiêm ngưỡng những chiếc trống đồng to khổng lồ được trưng bày ở những địa điểm du lịch tâm linh như chùa Bái Đính, chùa Ba Vàng… chỉ cần book ngay tour trên các hệ thống website du lịch uy tín, chuẩn bị hành trang là có thể xuất phát ngay. Là một nhạc cụ dân tộc dường như đã vắng mặt trong cuộc sống ngày thường và ngay cả trong những lễ hội truyền thống. Tuy nhiên, chúng lại được trưng bày rất nhiều ở các bảo tàng hay những di tích lịch sử khác. Sở dĩ trống đồng không được sử dụng nhiều bởi lẽ chúng khá là nặng, khó khăn trong việc di chuyển. Trống Đồng được đúc bằng đồng thau, xuất hiện ngay ở thời kì “đồ đồng” – sau khi đàn đá ra đời. Thời xa xưa chúng được coi là những vật giá trị nhất mà con người sỡ hữu. Hình dạng và kích thước của trống Đồng rất đa dạng, nhưng nhìn chung chúng được đúc sao cho phần trên thân trống phình ra để đỡ lấy mặt trống, dưới chân hình trụ tròn và mặt có khắc hoa văn họa tiết.
Khi sử dụng trống Đồng, người dùng cần dùng gùi có mỏ bọc vải gõ vào để tạo âm thanh hùng vĩ, tuy không to những vang xa. Mặc dù ít được sử dụng, tuy nhiên trong những nghi lễ trọng đại của Phật giáo thì Trống Đồng là thứ không thể vắng mặt. Những trống Đồng lâu đời hay những loại có giá trị thường được chạm hoặc điều khắc rất tỉ mỉ từng chi tiết một. Nếu bạn để ý kỹ thì đa phần trồng Đồng đều được những nghệ nhân có tay nghề cao khắc dấu hình mai vàng xung quanh trống như một cách thể hiện đặc biệt.
Từ khóa » Cây đàn Ca Sáo Nhị Là Gì
-
Đàn Ca Sáo Nhị - Sấu Chua Blog
-
Đàn, Ca, Sáo, Nhị, Có Bao Giờ đi Tách... - Sáo Trúc Bùi Gia | Facebook
-
Những điều Bạn Nên Biết Về Cây đàn Nhị
-
Đàn Nhị – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giới Thiệu Về đàn Nhị - Nhạc Cụ Dân Tộc Việt Nam
-
Nhạc Cụ Cổ Truyền VN – Đàn Nhị/Cò | Đọt Chuối Non
-
Các Loại Nhạc Cụ Dân Tộc Việt Nam
-
[18+] HOW TO EAT A PUSSY LIKE A CHAMP - Nghệ Thuật đàn Ca ...
-
Tục Ngữ Về "đàn Nhị" - Ca Dao Mẹ
-
Vai Trò Cây đờn Cò Trong Cổ Nhạc — Tiếng Việt - Radio Free Asia
-
Cách Làm đàn Nhị độc đáo Từ Thân Tre Khô
-
Người Giữ Gìn Và Bảo Tồn Nhạc Cụ Dân Tộc. - Điện Biên TV
-
''Thức Giấc'' Tiếng Tơ Cho Cây đàn Dân Tộc - Nhịp Sống Hà Nội