Người Giữ Gìn Và Bảo Tồn Nhạc Cụ Dân Tộc. - Điện Biên TV
Có thể bạn quan tâm
(Điện Biên TV)- Sáo, nhị, tính tẩu… là các loại nhạc cụ mang linh hồn văn hoá tinh thần của đồng bào dân tộc Thái. Từ cây tre, cây nứa, sự tâm huyết cùng với đôi tay khéo léo của mình, ông Lò Văn Ơn, ở bản Na Ten, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên đã chế tác ra các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc Thái, góp phần lưu truyền nét tinh hoa văn hoá của một dân tộc.
Một số loại nhạc cụ nghệ nhân Lò Văn Ơn chế tác |
Sinh ra từ bản, lớn lên với núi rừng có những rặng tre trải dài vô tận, tiếng sáo, tiếng đàn của dân tộc đã thấm vào máu thịt của người nghệ nhân Lò Văn Ơn. Sáo, nhị, tính tẩu là những tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo, là biểu trưng văn hoá tinh thần độc đáo, riêng biệt của dân tộc Thái. Tuỳ theo từng loại nhạc cụ mà chúng được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau: làm nhạc đệm cho các làn điệu dân ca, dân vũ dân tộc Thái; được sử dụng trong các ngày lễ, tết, sên bản hay cưới xin. Những cây sáo, đàn nhị, tính tẩu cũng được các chàng trai bản dùng để bày tỏ tình yêu của mình với người con gái mà mình thầm yêu trộm nhớ…
Dòng chảy thời gian cuốn theo bao nhọc nhằn bởi sự mưu sinh đã khiến văn hóa truyền thống đang dần mai một... . Hoài niệm với những tiếng ngân nga, réo rắt của nhạc cụ dân tộc mình, day dứt khi cây sáo, cây đàn tính tẩu, đàn nhị đang dần bị lãng quên. Nghệ nhân Lò Văn Ơn đã mày mò chế tác các loại nhạc cụ như: Sáo, tính tẩu, đàn nhị của dân tộc Thái. Không những thế, ông còn làm cả sáo Mông, đàn môi của dân tộc Mông. Từ những ống nứa bánh tẻ được lựa chọn kỳ công, ông luộc trần qua nước sôi pha thêm một lượng vôi và thuốc cloxít để chống mối mọt, rồi đem hong khô. Để làm nên cây sáo hay, có độ vang phải chọn những ống không quá dày cũng không quá mỏng. Nhưng khó nhất là cách xử lý các lam đồng, từ độ dầy, độ dài, độ cong của lưỡi gà tới độ bóng của bề mặt. Đó là điều kiện thể hiện các cung bậc âm thanh. Kỹ thuật dùi 5 lỗ bấm - tương ứng với 5 nốt nhạc cũng đòi hỏi sự chính xác đến tuyệt đối. Ông cho biết: Khoảng cách các lỗ bấm trên mỗi một cây sáo có sự khác nhau, nó phụ thuộc vào độ to nhỏ của mỗi cây sáo.Công phu như thế, nhưng trung bình mỗi tháng ông có thể làm được gần 80 cây.
Chế tác sáo đòi hỏi rất công phu |
Để làm nên một cây đàn nhị cũng không kém phần kỳ công: Cần đàn thường được làm bằng gỗ, dây đàn làm bằng cước hay lông đuôi ngựa đã được miết kỹ với sáp ong cho mịn, và cái quyết định tạo âm thanh của nhị là bầu đàn. Một mặt của bầu đàn được gắn bằng lá mo lang hay bằng da rắn. Da rắn, lá mo lang phải được phơi khô, sơ chế rồi được gắn cẩn thận bằng nhựa cây trám. Mặt mo lang hay da rắn không bị thủng, không bị rách như vậy mới đảm bảo tạo ra âm thanh hay và ngân vang cho cây đàn.Trong ngôi nhà sàn đơn sơ nằm khép mình dưới chân đồi không lúc nào thiếu vắng tiếng đàn nhị ngân nga, tiếng sáo véo von, tiếng tính tẩu rộn ràng. Có lúc đó là âm thanh của tiếng thử đàn mới, có lúc là những âm thanh các cháu học đàn hay tập hát của các nghệ nhân dân gian trong vùng đến nhờ ông đàn để khớp nhạc.
Có khả năng chế tác cũng như sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ nên ông Lò Văn Ơn thường xuyên được mời tham gia biểu diễn trong các hội thi, các chương trình văn nghệ quần chúng và đoạt nhiều giải thưởng cao trong các hội thi văn hoá, văn nghệ trong và ngoài tỉnh. Mặc dù, thường xuyên bị những cơn đau của bệnh gút hành hạ nhưng ông vẫn nhiệt tình tham gia giảng dạy các lớp học đàn nhạc cụ dân tộc cho các cháu thiếu nhi do Phòng Văn hoá huyện tổ chức; thường xuyên cộng tác với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tham gia thu thanh các tiết mục ca nhạc dân tộc Thái. Ngược dòng thời gian, ông không còn nhớ là mình đã làm ra được bao nhiêu nhạc cụ, mà chỉ nhẩm tính sơ sơ mỗi năm đã làm ra được từ 700 đến 800 nhạc cụ các loại. Làm ra nhiều nhạc cụ nhưng ông không nghĩ mình sẽ dùng chúng để kinh doanh, buôn bán mà với ông chỉ để khoả lấp tình yêu âm nhạc, tình yêu văn hoá tinh thần của dân tộc mình.
Phần lớn những sản phẩm, những nhạc cụ chế tác ra đều được ông cho tặng những người yêu văn nghệ, yêu âm nhạc, có người cảm mến đôi tay khéo léo thì cho ông ít tiền để mua thuốc thang chữa trị bệnh và hầu hết các nhạc cụ mà ông chế tác ra đều được nhiều người ưa chuộng, đánh giá cao, nhiều đội văn nghệ quần chúng đã đến nhờ ông chế tác để phục vụ cho các hội diễn. Nghệ nhân dân gian Hoàng Thím người dày công sưu tầm bảo tồn văn hóa dân tộc Thái nhận xét: "Chỉ có tình yêu âm nhạc dân tộc thiết tha mới có thể tạo nên linh hồn của nhạc cụ. Ông Lò Văn Ơn đã góp phần bảo tồn lưu giữ văn hóa dân tộc Thái.". Còn nhận xét của bà Bạc Thị Luyện ở Bản Tông Khao, xã Thanh Nưa huyện Điện Biên rất mộc mạc: “Anh Ơn là một người khéo tay, làm ra được nhiều loại nhạc cụ, các nhạc cụ mà anh làm ra đều thổi rất hay, tôi và nhiều nghệ nhân khác đều rất ưa thích. Nhờ có anh mà chúng tôi hiểu thêm về các nhạc cụ của dân tộc mình”.
Yêu âm nhạc và mong muốn các nhạc cụ của dân tộc mình không bị mai một, mà hơn nữa ngày càng được phát huy, nên ông thường dạy và truyền đạt cho các con, các cháu cách chế tác cũng như sử dụng các nhạc cụ. Cháu Lò Văn Lưu Bản Tâu, xã Thanh Nưa huyện Điện Biên tâm sự: "Cháu rất thích các nhạc cụ của dân tộc mình, em thường đến nhà bác Ơn để học cách chế tác các nhạc cụ. Cháu sẽ cố gắng học hỏi cách làm từ bác Ơn, để sau này mình cũng biết làm và đàn các nhạc cụ của dân tộc”.
Truyền tình yêu âm nhạc dân tộc cho thế hệ tương lai |
Chế tác nhạc cụ đòi hỏi sự tinh tế, khéo léo, và sự cầu kì trong khi làm cũng như sự tinh tường trong thẩm âm. Và để chế tác ra những loại nhạc cụ này, thì hẳn con người đó phải có một tình yêu đặc biệt với nét đẹp văn hoá tinh thần của dân tộc mình mới khiến người ta đủ kiên nhẫn chế tác ra những cây sáo hay, những cây đàn nhị, đàn tính ngân vang. Trong cuộc sống hiện đại, sự phát triển và giao thoa cũng như sự du nhập của nhiều luồng văn hoá ngoại lai, nhiều lớp trẻ hiện nay không còn mặn mà để tiếp thu học hỏi, cũng như phát huy nét đẹp văn hoá đó. Ông Ơn bày tỏ:“Tôi rất mong muốn các nhạc cụ của dân tộc Thái sẽ được nhiều người, đặc biệt là các thế hệ trẻ giữ gìn và phát huy để chúng không bị mai một, lãng quên”.
Để có được những vật liệu làm nên những cây sáo cũng như các loại nhạc cụ khác, ông Lò Văn Ơn không tự mình đi lên trên đồi lấy về được do bị bệnh gút hành hạ từ hơn 10 năm trở lại đây, cảm phục tình yêu âm nhạc dân tộc của ông Ơn, cũng như ý thức được việc cần phải làm; các con cháu, anh em trong bản, trong xã đã không quản ngại lên rừng lấy vật liệu giúp ông chế tác nhạc cụ. Đó là nguồn động viên, tiếp thêm nghị lực để ông tiếp tục chế tác bảo tồn, nhạc cụ lưu truyền văn hóa truyền thống dân tộc Thái cho thế hệ con cháu mai sau. Minh Tuân – Kim Oanh
Từ khóa » Cây đàn Ca Sáo Nhị Là Gì
-
Đàn Ca Sáo Nhị - Sấu Chua Blog
-
Đàn, Ca, Sáo, Nhị, Có Bao Giờ đi Tách... - Sáo Trúc Bùi Gia | Facebook
-
Những điều Bạn Nên Biết Về Cây đàn Nhị
-
Đàn Nhị – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giới Thiệu Về đàn Nhị - Nhạc Cụ Dân Tộc Việt Nam
-
Nhạc Cụ Cổ Truyền VN – Đàn Nhị/Cò | Đọt Chuối Non
-
Các Loại Nhạc Cụ Dân Tộc Việt Nam
-
[18+] HOW TO EAT A PUSSY LIKE A CHAMP - Nghệ Thuật đàn Ca ...
-
Tục Ngữ Về "đàn Nhị" - Ca Dao Mẹ
-
Vai Trò Cây đờn Cò Trong Cổ Nhạc — Tiếng Việt - Radio Free Asia
-
Giới Thiệu 10 Nhạc Cụ đặc Trưng Cho Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
-
Cách Làm đàn Nhị độc đáo Từ Thân Tre Khô
-
''Thức Giấc'' Tiếng Tơ Cho Cây đàn Dân Tộc - Nhịp Sống Hà Nội