Tục Ngữ Về "đàn Nhị" - Ca Dao Mẹ

Những bài ca dao - tục ngữ về "đàn nhị":
  • Đưa lên ta ví đôi lời

    Đưa lên ta ví đôi lời, Sáo đôi với nhị, nhị đôi với đàn.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Thẻ:
      • thổi sáo
      • đàn nhị
      • đàn cò
      • hát ví
    • Người đăng: Phan An
    • 6 April,2016
  • Tai nghe câu ví chân vân

    Tai nghe câu ví chân vân Tiếng đàn tiếng nhị nghe gần nghe xa

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Nghệ Tĩnh
      • hát ví
      • đàn nhị
      • đàn cò
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 15 January,2015
  • Đờn cò lên trục kêu vang

    Đờn cò lên trục kêu vang Anh còn thương bậu, bậu khoan có chồng Muốn cho nhơn ngãi đạo đồng Anh đây thương bậu như chồng bậu thương Chiều nay anh thượng lộ hồi hương Xin bậu ở lại, đừng vầy dươn nơi nào Ghe anh tới chợ cắm sào Nghe bậu có chốn anh nhào xuống sông.

    Dị bản
    • Chèo ghe tới bến cắm sào Nghe em có chỗ, anh lộn nhào xuống sông

    • Ghe anh vừa tới cắm sào Nghe em có chốn, anh muốn nhào xuống sông.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • ghe thuyền
      • đàn nhị
      • thủy chung
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 14 August,2013
Chú thích
  1. Hát ví Lối hát giao duyên nam nữ phổ biến ở vùng Nghệ Tĩnh, xưa kia thường dùng để trao đổi tình cảm giữa đôi trai gái.
  2. Sáo Nhạc cụ thổi hơi, có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Ở ta sáo thường làm bằng ống trúc, được thổi trong những lúc hội hè.

    Mục đồng thổi sáo (Tranh Đông Hồ)

    Mục đồng thổi sáo (Tranh Đông Hồ)

  3. Đàn cò Còn gọi là đàn nhị, một loại đàn có hai dây, chơi bằng cách kéo vĩ. Xem nhạc sĩ Huỳnh Khải giảng giải thêm về đàn cò tại đây.

    Kéo đàn nhị

    Kéo đàn nhị

  4. Xem chú thích "chân vân" ở đây.
  5. Bậu Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  6. Nhơn ngãi Nhân nghĩa (phương ngữ Nam Bộ).
  7. Chữ đồng Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.

    Đã nguyền hai chữ đồng tâm Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai (Truyện Kiều)

  8. Thượng lộ hồi hương Lên đường về quê.
  9. Dươn Duyên (phương ngữ Nam Bộ).
  10. Ghe Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.

    Chèo ghe

    Chèo ghe

  11. Sào Gậy dài, thường bằng thân tre. Nhân dân ta thường dùng sào để hái trái cây trên cao hoặc đẩy thuyền đi ở vùng nước cạn.

    Cắm sào

    Cắm sào

Từ khóa » Cây đàn Ca Sáo Nhị Là Gì