Hình Tượng Rồng Trong Văn Hóa Truyền Thống Việt Nam - Ngành Báo Chí

Kiến thức
Hình tượng rồng trong văn hóa truyền thống Việt Nam Đăng lúc 26/02/201926/04/2019 Bởi tonthatbinh135

Người Việt vẫn thường suy tôn nguồn gốc của mình là “Con Rồng, cháu Tiên”

Người Việt vẫn thường suy tôn nguồn gốc của mình là “Con Rồng, cháu Tiên”

Từ xưa đến nay, con rồng được xem là biểu tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Chính vì thế, người Việt vẫn thường suy tôn nguồn gốc của mình là “Con Rồng, cháu Tiên” bởi rồng chính là biểu hiện của niềm tự hào về dòng giống, cội nguồn.

Vậy rồng có nguồn gốc từ đâu?

Rồng xuất hiện rất sớm trong huyền thoại, truyền thuyết cũng như nghệ thuật tạo hình của nhiều dân tộc trên thế giới. Giới nghiên cứu lịch sử, mỹ thuật, khảo cổ, văn hóa dân gian… cả trong và ngoài nước đã có nhiều lý giải về xuất xứ của rồng như sau: một là, quan niệm xem rồng là sản phẩm của văn hóa Trung Hoa; hai là, quan niệm xem rồng có nguồn gốc từ văn hóa Ấn Độ; ba là, quan niệm xem rồng có nguồn gốc từ văn hóa Đông Nam Á; bốn là, quan niệm xem rồng có nguồn gốc từ văn hóa Cận đông Ai Cập-Lưỡng Hà; năm là, quan niệm xem rồng xuất phát từ văn hóa Việt Nam.

Quan niệm rồng xuất phát từ Việt Nam

Dựa trên các thư tịch cổ Trung Hoa và Việt Nam như sách Hoài nam tử, sách Hán thư, Địa lý chí hạ, sách Lĩnh Nam chích quái trong truyện Họ Hồng Bàng, sách Khâm định Việt sử tiền biên, sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (chính biên) v.v…  nhiều nhà nghiên cứu từ việc phân tích các văn bản nói trên đã cùng giả đoán rằng, tô – tem của người Việt xưa đầu tiên là cá sấu rồi biến thành loài rồng.

Hình tượng rồng trong văn hóa truyền thống Việt Nam.

Mặc dù có nhiều tranh cãi xung quanh nguồn gốc của hình tượng rồng, Song dù có lý giải thế nào về nguồn gốc rồng thì trong tâm thức của người Việt truyền thống, rồng vẫn là một biểu tượng văn hóa rực rỡ.

Trước hết, vì rồng là linh vật tổng hợp từ nhiều loại vật có thật trong tự nhiên, do vậy rồng mang trong mình hết thảy các ưu thế vượt trội của các loài, trong đó sức mạnh và quyền năng thiên biến vạn hóa là hai đặc tính quan trọng. Rồng được cho là biểu trưng của sự mạnh mẽ, hùng tráng, là uy lực bất bại trước kẻ thù.

Với thuyết Hồng Bàng thị, người Việt Nam còn coi rồng là một biểu trưng của nguồn cội, của ý thức giống nòi và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc. Ý thức “Con rồng cháu tiên” sớm ngấm ngầm vào da thịt từng người con đất Việt từ thuở lọt lòng mẹ.

Ở chức năng tâm linh, rồng được hiểu là thần thánh. Tuy nhiên, chức năng tâm linh này của rồng thường được hiểu là gắn liền với chức năng ổn định tâm lý và giáo dục con người (tu tâm dưỡng tính, gửi gắm niềm mong mỏi một cuộc sống tốt đẹp hơn v.v.) là chính.

Nhìn từ góc độ văn hóa, rồng là nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, nhất là trong nghệ thuật tạo hình của người Việt.

Nhìn từ góc độ văn hóa, rồng là nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, nhất là trong nghệ thuật tạo hình của người Việt.

Nhìn từ góc độ văn hóa, rồng là nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, nhất là trong nghệ thuật tạo hình của người Việt. Ngay từ thời Lý, Trần, rồng đã được đặt ở những vị trí trang trọng nhất ở các công trình nghệ thuật, như trên bệ tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích , ở tháp Chương Sơn, chùa Phổ Minh.

Vậy đó, tổ tiên đã tạo ra biểu tượng rồng như là một biểu hiện của khát vọng vươn lên chinh phục tự nhiên và chinh phục chính mình. Cùng với thời gian, con người đã “thiên biến vạn hóa” biểu tượng rồng và sử dụng chúng theo những mục đích khác nhau, song chính những giá trị tốt đẹp của rồng trong tâm thức con người đã đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nó.

Related Posts

  • BIỂU TƯỢNG CON NGHÊ TRONG VĂN HÓA VIỆT
  • Những lễ hội được người dân miền Bắc đón chờ trong dịp xuân về
  • Những quy tắc trên mâm cơm của người Việt
  • Tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ của Việt Nam vươn đến Ấn Độ

Từ khóa » Tín Ngưỡng Thờ Rồng