Tìm Hiểu Về Văn Hóa Cội Nguồn "con Rồng Cháu Tiên"
Có thể bạn quan tâm
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương bắt nguồn từ thời đại các Vua Hùng với niềm tin cả dân tộc có cùng chung giống nòi “con Rồng cháu Tiên”, cùng chung một nguồn cội (Tổ) “Chim có tổ, người có tông”; đồng thời thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng.
Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân – con trai của Kinh Dương Vương Lộc Tục lấy nàng Âu Cơ – con gái Vua Đế Lai rồi sinh ra một bọc trăm trứng, nở thành trăm người con trai. Sau đó, năm mươi người con theo mẹ lên núi, năm mươi người con theo cha xuống biển lập nghiệp. Người con cả theo mẹ lên vùng đất Phong Châu (nay là Phú Thọ) lập ra nước Văn Lang và được tôn làm Vua Hùng. Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử của người Việt, được cai trị bởi 18 đời vua. Các Vua Hùng đã dạy dân trồng lúa nước và chọn núi Nghĩa Lĩnh, ngọn núi cao nhất vùng để thực hiện những nghi lễ theo tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp như thờ thần lúa, thần mặt trời để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, vạn vật sinh sôi, nảy nở. Để ghi nhớ công lao to lớn của các Vua Hùng, nhân dân đã lập đền thờ tưởng niệm (khu di tích lịch sử đền Hùng) mà trung tâm là núi Nghĩa Lĩnh và lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Tổ.
Từ trung tâm thờ tự đầu tiên này, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương dần lan tỏa, có sức sống lâu bền từ đời này qua đời khác, từ đồng bằng lên miền núi, từ Bắc vào Nam, từ trong nước ra nước ngoài. Đất nước có lúc thịnh lúc suy, có lúc bị giặc ngoại xâm thống trị nhưng Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vẫn được các thế hệ duy trì đến tận ngày nay và còn mãi đến muôn đời sau.
Các sử liệu cho thấy Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã phát triển mạnh từ rất lâu trước khi chính thức được vinh danh vào thời Hậu Lê (1428 – 1788). Những triều đại phong kiến đều rất chú trọng và khuyến khích người dân duy trì Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Nhà Hậu Lê, Tây Sơn và Nguyễn liên tục sắc phong cho các đền thờ Vua Hùng tại Phú Thọ, pháp điển hóa nghi thức thờ cúng, miễn thuế và cấp ruộng đất tại khu vực xung quanh đền để người dân canh tác, thu hoa lợi và coi sóc đền thờ. Cho đến nay, Đảng và Nhà nước đều rất quan tâm tới việc thờ cúng các Vua Hùng, cấp kinh phí để tôn tạo không gian thờ cúng, đưa truyền thuyết Hùng Vương vào chương trình giảng dạy để giáo dục thế hệ trẻ, cho phép nhân dân cả nước nghỉ lễ ngày giỗ Tổ (mùng 10 tháng 3 âm lịch) để tham gia, tổ chức các hoạt động tế lễ hướng về cội nguồn dân tộc. Tổng số trên cả nước có 1.417 đền thờ Vua Hùng.
Từ bao đời nay, trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, các Vua Hùng là Quốc tổ có công dựng nên Nhà nước đầu tiên trong lịch sử, là tổ tiên chung của toàn dân tộc. Mọi người dân Việt Nam đều tự hào mang trong mình dòng máu “Lạc Hồng”, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành bản sắc văn hóa, đạo lý truyền thống của người Việt Nam, thể hiện lòng biết ơn của các thế hệ con cháu với công đức của tổ tiên trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, con cháu Lạc cháu Hồng sinh sống ở khắp nơi trên mọi miền tổ quốc và cả ở nước ngoài đã xây dựng nên 1.417 di tích thờ cúng các Vua Hùng và vợ con, tướng lĩnh thời Hùng Vương; tổ chức giỗ Tổ hàng năm để bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Đây thực sự là một minh chứng khẳng định tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một di sản văn hoá độc đáo, trường tồn cùng lịch sử dân tộc. Đồng thời cũng là dịp quan trọng để chúng ta giới thiệu ra thế giới một di sản đã thấm đẫm vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của mỗi người dân Việt Nam.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, tỉnh Phú Thọ đã xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, bảo tồn và phát huy giá trị to lớn của di sản. Tỉnh đã tập trung, phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết để thực hiện chương trình hành động quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và cam kết với UNESCO về bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể theo Công ước 2003. Để bảo tồn và phát huy những giá trị của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, tỉnh sẽ tập trung tuyên truyền quảng bá tín ngưỡng một cách sâu rộng đến đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế để mọi người hiểu hơn về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; hiểu thêm truyền thống văn hóa của người Việt Nam; tiếp tục đầu tư, tôn tạo, tu bổ các nơi thờ tự Vua Hùng, vợ con các Vua Hùng và tướng lĩnh thời Hùng Vương, đặc biệt là Khu Di tích lịch sử Đền Hùng – nơi hội tụ, đỉnh cao – nơi mà mọi người Việt Nam thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Đặc biệt, tỉnh sẽ tổ chức tốt Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng hàng năm cho người dân được tham gia nhiều hơn vào các hoạt động Giỗ Tổ, vì chính người dân mới là chủ thể, là người giữ gìn và lưu truyền, bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản.Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không chỉ là một hiện tượng văn hóa tâm linh trong hệ thống thờ cúng tổ tiên, thờ những người có công, khai sinh ra quốc gia, dân tộc, mà còn mang ý thức quốc gia về lịch sử và tinh thần đại đoàn kết của cộng đồng người Việt. Đó chính là thông điệp văn hóa vùng Đất Tổ gửi tới cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Biểu tượng vua Hùng và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là điểm hội tụ của tinh thần đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Năm 1946 Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra sắc lệnh đưa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm là ngày lễ chính thức của dân tộc và cho phép viên chức Nhà nước được nghỉ lễ hưởng nguyên lương. Năm 2007, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Bộ Luật Lao động cho phép người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương trong ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm. Và cho đến nay Giỗ Tổ Hùng Vương trở thành giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc Việt.
Từ khóa » Tín Ngưỡng Thờ Rồng
-
Rồng Trong Tín Ngưỡng Văn Hóa Người Việt Xưa – Nay
-
Rồng Và Tín Ngưỡng | Giác Ngộ Online
-
Khái Quát đôi Nét Về Hình Tượng Rồng Trong Văn Hóa Việt Nam
-
Hình Tượng Rồng Trong Văn Hóa Truyền Thống Việt Nam - Ngành Báo Chí
-
Con Rồng Trong Văn Hóa Việt Nam - NTO
-
Hình Tượng Rồng Trong Văn Hoá Việt - Đại Việt Cổ Phong
-
Biểu Tượng Rồng Trong Tín Ngưỡng Việt Nam
-
Tín Ngưỡng Thờ Thần Qua Ba Truyền Thuyết Con Rồng Cháu Tiên ...
-
336. Hình Tượng Rồng Trong Văn Hoá Việt - Lược Sử Tộc Việt
-
Rồng Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Rồng đã ảnh Hưởng Tới Văn Hóa Trung Hoa Như Thế Nào?
-
[PDF] HIỂU ỨNG Hổu Rồng Trong THỔN TỨ PHỦ - VNU
-
Năm Thìn Nói Chuyện Tín Ngưỡng Rồng. Bài 1: Vài Nét Về Hình Tượng ...