Khái Quát đôi Nét Về Hình Tượng Rồng Trong Văn Hóa Việt Nam

Mỗi khi nhắc đến rồng, người ta nghĩ ngay đến một loài linh thiêng, cao quý và có quyền lực. Rồng đi vào tâm thức người Việt với sự tự hào mình là “con Rồng cháu Tiên”. Rồng đại diện cho chân mệnh thiên tử – vua. Rồng xuất hiện ở những nơi thờ tự như chùa chiền, kiến trúc cung đình,… Với người Việt, Rồng có ý nghĩa phong thủy và tâm linh đặc biệt.

Hình tượng rồng qua các thời đại phong kiến Việt Nam

Dân gian xưa gắn liền rồng với cội nguồn nòi giống Việt qua sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng, nở ra trăm con. Sau, năm mươi người con theo mẹ lên non, năm mươi người con theo cha xuống miền biển hình thành dòng giống dân tộc Việt. Lạc Long Quân phong cho con trưởng làm Hùng Vương. Trải qua mười tám đời Vua, nước Văn Lang ngày càng phát triển cho đến khi đất nước bị mất vào tay của Triệu Đà với sự tích “Mỵ Châu – Trọng Thủy”.

Tại Việt Nam và nhiều quốc gia thì Rồng vừa tượng trưng của quyền uy, cho phú quý cát tường

Trong suốt một nghìn năm Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam không khi nào ngừng đấu tranh để giành lại chủ quyền dân tộc. Lịch sử nhớ đến Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng mở đầu kỷ nguyên độc lập. Triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê… mở mang bờ cõi, xây dựng và bảo vệ đất nước. Cùng với đó, hình tượng con rồng luôn tồn tại và biến đổi cùng với đất nước.

Thời Lý, hình tượng rồng được khắc họa với mình thon thon dài, uốn lượn nhiều khúc nhỏ dần về phía đuôi, môi dưới có râu, môi trên có mào, sau gáy có bờm; chân móng sắc như móng chim tung bay giữa mây trời, thể hiện tâm hồn với ước mơ tự do, độc lập.

Tượng Rồng thời Lý mạ vàng được tái hiện bởi các nghệ nhân Golden Gift Việt Nam

Thời Trần, hình tượng rồng được thể hiện đầu có thêm tai, cặp sừng, hình dáng đẫy đà, táo bạo, đầy sức sống với khí phách dân tộc ba lần đánh bại giặc Nguyên – Mông xâm lược.

Thời Hậu Lê, rồng được chọn làm biểu tượng của vua. Mặt vua là long nhan, áo của vua là long bào, giường vua nằm là long sàn , xe vua đi là long xa. Chỉ có vua mới được sử dụng hình tượng rồng. Rồng cũng được xếp đầu bộ tứ linh gồm “Long – Lân – Quy – Phụng”.

Ấn tỷ được gọi là Long Ấn – tượng trưng cho quyền lực tối cao của vua

Thời Nguyễn, rồng được thể hiện qua hình ảnh ẩn hiện trong mây. Đầu rồng to, sừng giống sừng hươu chĩa ngược ra sau, mắt lộ to, mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh. Rồng tượng trưng của uy quyền vua chúa có phần hung hãn, khác với nhận thức trong tâm khảm người dân bình thường.

Hình tượng Rồng trong đời sống hàng ngày và trong phong thủy

Trong văn hóa Việt, rồng không được thờ cúng trong đình chùa, đền, miếu. Thế nhưng, hình ảnh rồng cũng như tượng Rồng phong thủy mạ vàng lại mang một ý nghĩa thiêng liêng đặc biệt.

Tượng Rồng vờn mây do Golden Gift Việt Nam chế tác được mạ vàng thật bằng phương pháp điện phân

Tại đình, chùa, đền hay miếu, rồng mang đến một vẻ đẹp tôn nghiêm, linh thiêng và trang trọng. Rồng gắn liền với hình ảnh thần, Phật trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt qua bao đời. Trong gia đình, hình rồng thể hiện tính trang trọng và uy nghiêm của bàn thờ gia tiên, rồng được chạm trổ trên ngai thờ hay bài vị, vẽ trên bát hương. Tại gia đình, rồng được coi là linh vật phong thủy số 1, mang lại may mắn, quyền uy và thịnh vượng, là cội nguồn của sự sống. Nếu bài trí tượng Rồng mạ vàng đúng phong thủy như đặt tượng Rồng ở nơi gần nguồn nước, hướng bắc,… sẽ hấp thụ được “long khí”, hóa hung thành cát, mọi sự tốt lành.

Như vậy, hình tượng rồng đã đi in đậm dấu ấn trong văn hóa đời sống, tín ngưỡng cũng như tâm linh của người Việt. Mai này khi nhắc lại, mỗi người con đất Việt đều tự hào mình là “con Rồng cháu Tiên” máu đỏ da vàng.

Quốc Trung/SHTT

Từ khóa » Tín Ngưỡng Thờ Rồng