Hình Tượng Rồng Trong Văn Hoá Việt - Đại Việt Cổ Phong
Có thể bạn quan tâm
Trong văn hóa Việt Nam, hình thượng Rồng chiếm một vị trí quan trọng hàng đầu trong số các linh vật mang giá trị biểu tượng. Trong bộ Tứ linh thì rồng chiếm vị trí đầu tiên rồi mới đến lân, qui và phụng. Trong bài viết này, hình tượng rồng sẽ xuất hiện như một linh vật linh thiêng nhất trong tâm thức người Việt, cũng như ý nghĩa và ứng dụng của nó.
Rồng trong tiếng Hán Việt là long (龍), hình ảnh của rồng gắn liền với sự uy quyền của bậc đế vương, với những quyền năng siêu nhiên và những thế lực tâm linh. Vào thời quân chủ, rồng là biểu thượng của hoàng đế, tầng lớp này đôi khi độc chiếm rồng mà không cho các tầng lớp khác được sử dụng. Ngoài hoàng cung ra, rồng còn được thấy ở các không gian tín ngưỡng như chùa chiềng, đền miếu và cả trong nhà dân. Rồng uống lượn trên các mái chùa, rồng chầu bên những bậc thềm đá của cung điện lăng tẩm, rồng được chạm khắc trên các cấu kiện của những ngôi nhà, rồng ẩn hiện trên các đồ ngự dụng, quan dụng và đồ thờ cúng…
Theo truyền thuyết Trung Hoa, rồng “có sừng hươu, đầu lạc đà, mắt quỷ, cổ rắn, bụng cá sấu, vảy cá, móng vuốt chim ưng, lổ tai bò, sừng đóng vai trò như đôi tai”. Hình tượng rồng của người Việt có nhiều đặc điểm khác biệt ở sừng, đôi mắt rực sáng, vảy phủ toàn thân, bờm tua tủa, móng sắc, đuôi xoắn ốc. Rồng được sinh ra từ bốn cách thức: từ trứng (noãn sanh), từ phép thuật, từ sự ẩm ướt, hoặc chuyển hóa từ một sinh vật khác (hóa sanh). Người Việt tin rằng một con rùa sau một ngàn năm sẽ hoá thành rồng. Nhiều loài cá cũng được tin rằng có thể biến thành rồng – cá hóa long, mà điển hình là câu chuyện cá chép vượt vũ môn. Vì vậy để một con cá có thể biến thành rồng, nó phải chạm được vào mây, hay là mây và nước phải chạm vào nhau. Hình ảnh “cá hóa rồng” mang ý nghĩa may mắn với những người học hành và thi cử, ý chúc tụng sự đỗ đạt và vinh hiển.
Rồng có thể biến hóa bất kỳ hình dạng nào nó muốn, ngoại trừ trong năm trường hợp đặc biệt sau đây: sinh ra, chết, giao phối, tức giận, ngủ. Nhưng rồng không phải là sinh vật bất diệt, nó có thể bị phong hỏa và cát nóng làm tổn hại, bão cũng khiến thân thể nó bị thương. Trong thần thoại Ấn Độ, đại bàng Kim Sí Điểu (tiếng Phạn: Garuda) thường tìm bắt rồng ăn thịt.
Rồng là biểu tượng độc quyền của hoàng đế, trong trường hợp này rồng có đủ năm móng. Hoàng đế mặc áo có hình rồng gọi là long bào, trên ngai vàng cũng chạm trỗ hình rồng gọi là long ngai, hay giường ngủ gọi là long sàng…Hình rồng còn xuất hiện trên nhiều vật dụng khác như: bàn, giường tủ, rương hòm, sách vở…Bất kể vật dụng gì có hình rồng năm móng tức là đồ dành cho vua trực tiếp sử dụng. Rồng được thêu trên áo choàng của hoàng tử, hình rồng này luôn có bốn móng vuốt. Hình rồng còn được thêu trên lễ phục của các quan lại.
Rồng ngoài biểu trưng cho quyền lực đế vương, còn mang nhiều ý nghĩa tượng trưng khác. Rồng biểu trưng cho phái mạnh của người đàn ông, còn phụ nữ là hình ảnh con phụng. Nếu người ta đặt long và phụng cạnh nhau tức là muốn ám chỉ một cuộc hôn nhân. Trong đám cưới thường có những bức thêu hình long phụng trên nền vải đỏ. Nghĩa bóng của hình tượng này là chữ “hỉ” dính đôi – song hỉ, có nghĩa là chung vui hạnh phúc lứa đôi. Rồng trong trường hợp này mang ý nghĩa hạnh phúc.
Theo thuật phong thủy, những nơi mà các thầy địa lý cho là có thể đất đẹp, lại hội tụ nhiều linh khí được gọi là “long mạch” hay long huyệt. Người Việt rất mê tín vào truyền thuyết về long mạch. Người ta tin rằng nếu người nào mai tang xương cốt của cha mình vào nơi đất có long mạch thì sẽ được làm vua. Câu chuyện truyền thuyết về thân thế của vua Đinh Tiên Hoàng cũng kể lại tương tự. Khi còn thiếu thời Đinh có tài bơi lặn, một lần trộm biết được trong đầm nơi động Hoa Lư có long mạch, Đinh bèn đem xương cốt của cha mình đặt vào nơi ấy. Nhờ như vậy khi lớn lên ông được lòng dân, có tài thao lược đánh đâu thắng đó và lên ngôi hoàng đế. Hình ảnh con rồng được nhìn từ phía chính diện, chỉ thấy được đầu và hai chân trước mà không thấy đuôi hay thân, ngậm trong miệng một chữ “phúc” đại diện cho niềm tin trên.
Rồng được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau. Khi thì là hình nguyên con rồng nhìn ngang như trên gờ nóc mái nhà, lan can cầu thang, trên vải thêu, trên bức chạm hay bức họa. Khi thì chỉ thấy nguyên mặt nhìn chính diện với đầu và hai chân giạng ra gọi là ‘tàng long’ (rồng trong hang ổ) như ở mặt cổng lớn vườn hoa, đền miếu, dinh thự, … Cũng có khi với đầu rồng và hai cân giạng lại gọi là ‘mặt rồng’ hay ‘mặt nả’ thường thấy ở đầu hồi tam giác ở chùa chiềng và dinh phủ của người Việt và để đối với hình con dơi trên trán bia, ở mặt trước khung chân tủ,… Hình đầu rồng chính diện ở trán có chữ vương (vua) như là vết nhăn trên mặt. Cũng có khi đó là chữ ‘thọ’ cách điệu, trường hợp này thường nằm trong nửa hình chữ nhật có góc dưới bẽ quặp xuống, viền vài đường kỷ hà. Người Việt gọi hình này là ‘rồng ngậm chữ thọ’, một dấu hiệu điềm lành và cũng là sự cầu mong trường thọ.
Trên gờ nóc mái, rồng được thể hiện dạng kỷ hà hai con ở hai đầu gờ. Ở giữa gờ nóc người ta trang trí hình hai con rồng quay đầu vào một hỏa châu. Toàn bộ hình hai con rồng và hỏa châu gọi là ‘lưỡng long triều nguyệt’. Hình tượng trên gờ nóc này thể hiện một sức mạnh thần bí, sự cầu mong mưa thuận gió hòa vì hỏa châu tượng trưng cho sấm sét còn hai con rồng là long vương làm mưa.
Một hình ảnh khác gần gũi với “lưỡng long triều nguyệt” là ‘lưỡng long tranh châu’ theo cách gọi của người Việt. Hai chủ đề này thường bị lẫn vào nhau, hoặc là theo cách vẽ của người nghệ sĩ hoặc là theo lý giải của dân gian. Ở “lưỡng long tranh châu” ta thấy sự đánh nhau hơn là tranh giành quả châu; và quả châu này không có các ngọn lửa bao quanh. Nếu có điều kiện, dù trong chủ đề nào con rồng cũng có mây bao quanh, mây có dạng trãi ra như dãi lụa hay cuộn lại một cách trang nhã. Ẩn trong mây hay kết hợp với mây có những sợi lửa rời rạc. Cũng thường thấy rồng cỡi trên sóng nước ngoài biển. Nhưng sóng, sợi lửa và mây luôn được cách điệu.
Trang trí mây cũng tạo ra một thể dạng rất đặc biệt gọi là “long ẩn vân” (rồng ẩn trong mây); rồng uốn khúc trong các guột mây và lần lượt lộ ra từng phần con rồng. Nhiều chén gốm đời Thiệu Trị có kiểu trang trí này.
Rồng kết hợp với cá cho ra ‘ngư long hí thủy’ nghĩa là rồng và cá đùa nước. Con cá ghếch mõm đón luồng nước từ miệng con rồng ẩn trong mây phun ra. Theo dân gian Việt con cá đó là con cá chép.
Trong văn hóa Việt, rồng không được thờ cúng như hổ – ở các đình thần làng có miếu thờ thần hổ, nhưng hình ảnh rồng lại mang một ý nghĩa thiêng liêng hơn hẳng. Ở các đình, chùa, đền, miếu hình ảnh rồng mang đến một vẻ đẹp tôn nghiêm và trang trọng. Rồng gắn liền với hình ảnh thần, Phật trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt qua bao đời. Trong gia đình, hình rồng thể hiện tính trang trọng và uy nghiêm của ban thờ gia tiên, rồng được chạm trỗ trên ngai thờ hay bài vị, vẽ trên bát hương, chạm lọng trên cơi thờ. Vào thời nhà Nguyễn, nhà nào được vua ban đồ gốm có hình rồng năm móng thì nhà đó đặt trên bàn thờ hoặc cất đi, chỉ dùng vào việc thờ cúng gia tiên.
Tác giả: Mai Duy Linh
Chia sẻ:
Từ khóa » Tín Ngưỡng Thờ Rồng
-
Rồng Trong Tín Ngưỡng Văn Hóa Người Việt Xưa – Nay
-
Rồng Và Tín Ngưỡng | Giác Ngộ Online
-
Khái Quát đôi Nét Về Hình Tượng Rồng Trong Văn Hóa Việt Nam
-
Hình Tượng Rồng Trong Văn Hóa Truyền Thống Việt Nam - Ngành Báo Chí
-
Con Rồng Trong Văn Hóa Việt Nam - NTO
-
Biểu Tượng Rồng Trong Tín Ngưỡng Việt Nam
-
Tín Ngưỡng Thờ Thần Qua Ba Truyền Thuyết Con Rồng Cháu Tiên ...
-
Tìm Hiểu Về Văn Hóa Cội Nguồn "con Rồng Cháu Tiên"
-
336. Hình Tượng Rồng Trong Văn Hoá Việt - Lược Sử Tộc Việt
-
Rồng Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Rồng đã ảnh Hưởng Tới Văn Hóa Trung Hoa Như Thế Nào?
-
[PDF] HIỂU ỨNG Hổu Rồng Trong THỔN TỨ PHỦ - VNU
-
Năm Thìn Nói Chuyện Tín Ngưỡng Rồng. Bài 1: Vài Nét Về Hình Tượng ...